Rối Loạn Cương Dương: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu, Cách Điều Trị
Rối loạn cương dương là bệnh lý xảy ra do nguyên nhân, nhưng đặc điểm chung là gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống tình dục, tâm lý và cả khả năng sinh sản của nam giới. Đặc biệt tỉ lệ mắc phải chứng bệnh này ngày càng, vậy nên việc tìm hiểu về căn nguyên, biểu hiện, phương pháp chẩn đoán, điều trị bệnh giúp nam giới chủ động có phòng tránh và xử lý kịp thời nếu mắc phải.
Bệnh rối loạn cương dương là gì?
Tuy là chứng bệnh thường gặp, nhưng không phải ai cũng nắm rõ rối loạn cương dương là như thế nào. Đây là tình trạng dương vật không đủ độ cứng hoặc không thể duy trì sự cương cứng trong quá trình giao hợp. Đây cũng là một trong những biểu hiện của bệnh yếu sinh lý ở phái mạnh.
Theo nghiên cứu, rối loạn cương dương được chia làm 2 loại:
- Cương dương rối loạn nguyên phát: Nghĩa là dương vật của nam giới chưa từng cương cứng bao giờ, hoặc chưa từng duy trì được sự cương cứng như mong muốn.
- Cương dương rối loạn thứ phát: Là tình trạng dương vật có thể cương cứng như bình thường, nhưng sẽ có 1 vài thời điểm không thể đạt được hoặc không thể duy trì độ cương cứng.
Nguyên nhân gây bệnh rối loạn cương dương
Cương dương là hiện tượng khá phức tạp, cần có sự tham gia của nhiều hệ thống thần kinh, mạch máu, nội tiết và các bộ phận của cấu trúc dương vật nhằm đưa máu lưu thông tới thể hang giúp dương vật có thể cương cứng. Với bất cứ thành phần nào trong chuỗi quá trình này có bất thường cũng sẽ dẫn đến cương dương rối loạn. Cụ thể, dưới đây là thống kê một số nguyên nhân gây bệnh thường gặp.
- Do tuổi tác: Một trong những nguyên nhân hàng đầu gây rối loạn cương dương là do tuổi tác. Đây là yếu tố tác động mạnh đến khả năng cương cứng của dương vật. Ngoài ra, khi tuổi càng cao, quá trình sản xuất nội tiết tố testosterone cũng giảm, khiến nam giới suy giảm ham muốn tình dục và tăng nguy cơ mắc bệnh nam khoa.
- Thiếu hụt hormone testosterone: Như đã chia sẻ, hormone testosterone có vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe sinh lý của phái mạnh. Trong trường hợp nam giới thiếu hụt hormone testosterone không chỉ gây suy giảm ham muốn mà còn ảnh hưởng đến khả năng cương dương, gây rụng tóc và một số bệnh nam khoa khác.
- Do nguyên nhân bệnh lý: Một số bệnh lý làm tăng nguy cơ rối loạn cương dương như tiểu đường, tim mạch, cao huyết áp, xơ vữa động mạch, bệnh về tuyến tiền liệt, Parkinson, bệnh xơ cứng rải rác, bệnh về thần kinh ngoại biên,…
- Di chứng sau phẫu thuật: Các phẫu thuật liên quan đến vùng chậu (đại trực tràng, tuyến tiền liệt, tủy sống,…) có thể làm tổn thương hệ mạch máu, dây thần kinh, tĩnh mạch dẫn đến dương vật gây ra các vấn đề liên quan đến khả năng cương dương của nam giới.
- Tác dụng phụ của thuốc Tây: Các loại thuốc Tây trị bệnh có thể làm rối loạn hormone, ảnh hưởng đến mạch máu và xung thần kinh quanh dương vật bao gồm thuốc giảm đau, thuốc an thần, thuốc trị huyết áp cao, thuốc chẹn beta,… Vậy nên, trong quá trình sử dụng người bệnh cần trao đổi kỹ càng với bác sĩ, không tự ý sử dụng hoặc tăng giảm liều lượng khi chưa được cho phép.
- Ảnh hưởng tâm lý: Nam giới thường xuyên chịu căng thẳng, áp lực từ công việc, cuộc sống hoặc mắc một số bệnh tâm lý khác như trầm cảm, rối loạn lo âu, xung đột với bạn tình trong thời gian dài,…. sẽ dẫn đến tăng khả năng rối loạn chức năng sinh dục.
- Chế độ dinh dưỡng thiếu chất: Một trong những nguyên nhân gây bệnh rối loạn cương dương là do chế độ dinh dưỡng không đủ chất. Điều này sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng của các cơ quan trong cơ thể, trong đó có cơ quan sinh dục.
- Sinh hoạt không lành mạnh: Cương dương bị rối loạn còn do một số nguyên nhân khác như lười vận động, sử dụng các chất kích thích như bia rượu quá nhiều, lạm dụng thủ dâm, quan hệ không lành mạnh, mặc quần quá chật, để laptop lên đùi khi làm việc khiến bộ phận sinh dục bị tác động nhiệt,…
Các biểu hiện rối loạn cương dương dễ nhận biết
Các biểu hiện của chứng bệnh này rất dễ nhận biết. Dưới đây là một số triệu chứng rối loạn cương dương thường gặp:
- Nam giới vẫn có nhu cầu tình dục nhưng dương vật không thể cương cứng hoặc không thể duy trì sự cương cứng, cần dùng nhiều biện pháp kích thích.
- Dương vật khi vừa tiếp xúc với âm đạo hoặc mới quan hệ 1 – 2 phút đã mềm ra, khoái cảm giảm mạnh.
- Dương vật cương dương nhiều lần trong ngày, cương dương không kiểm soát kể cả khi không có tác động kích thích.
- Một số trường hợp nặng hơn, nam giới không còn nhu cầu về tình dục, dương vật không thể cương cứng dù được kích thích bằng nhiều phương pháp khác nhau.
Phương pháp chẩn đoán
Bị rối loạn cương dương phải làm sao? Ngay khi phát hiện dấu hiệu rối loạn cương dương, người bệnh cần đến phòng khám chuyên khoa để được kiểm tra, chẩn đoán và xây dựng phác đồ điều trị sớm nhất. Thông thường, quy trình chẩn đoán bệnh bao gồm các bước sau:
Chẩn đoán lâm sàng, kiểm tra bộ phận sinh dục
Bác sĩ cùng trao đổi với bệnh nhân về các dấu hiệu thường gặp, các thói quen sinh hoạt hằng ngày, tiền sử bệnh lý, đo huyết áp, khám trực tràng, hệ thần kinh, mạch máu ngoại biên, làm các test tâm lý tầm soát trầm cảm,…… nhằm bước đầu xác định nguyên nhân dẫn đến tình trạng bệnh. Đồng thời,
Phương pháp điều trị rối loạn cương dương kiểm tra bộ phận sinh dục của nam giới (bao gồm dương vật và tinh hoàn) nhằm nắm bắt được các vấn đề như:
- Xác định kích thước “cậu nhỏ”.
- Tìm những bất thường của quy đầu và bao quy đầu.
- Kiểm tra số lượng, kích thước tinh hoàn.
Xem thêm: 15+ Cách Chữa Rối Loạn Cương Dương An Toàn Hiệu Quả
Cận lâm sàng
Tiếp theo, người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định tiến hành một số xét nghiệm sau:
- Xét nghiệm chẩn đoán bệnh đái đường, tăng lipid máu, rối loạn nội tiết.
- Xét nghiệm nước tiểu, dịch niệu đạo nhằm tầm soát bệnh lây qua đường tình dục.
- Siêu âm Doppler màu mạch máu xung quanh dương vật.
- Chụp và đo áp lực mạch máu xung quanh vật hang.
- Chụp động mạch dương vật.
Kết quả cuối cùng sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán được nguyên nhân gây bệnh và mức độ bệnh hiện tại. Từ đó xây dựng được phác đồ trị rối loạn cương dương phù hợp nhất.
Hướng dẫn trị bệnh rối loạn cương dương
Trước kia, rối loạn cương dương được đánh giá là bệnh lý khó chữa. Tuy nhiên, với nền y học hiện tại, bệnh lý này hoàn toàn có thể khắc phục nếu áp dụng phương pháp điều trị phù hợp. Như đã chia sẻ, tùy thuộc vào nguyên nhân và tình trạng bệnh hiện tại, người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định phương pháp chữa trị khác nhau, Cụ thể, dưới đây là một số cách phổ biến nhất.
Áp dụng bài thuốc dân gian
Nếu tình trạng rối loạn cương dương ở mức độ nhẹ, nam giới có thể áp dụng các bài thuốc dân gian điều trị bệnh. Với việc sử dụng hoàn toàn dược liệu từ thiên nhiên, phương pháp này có ưu điểm an toàn, đơn giản lại không tốn nhiều chi phí.
- Dùng củ gừng
Trong Y học cổ truyền, gừng có tính ấm, vị cay, mang tác dụng cải thiện tích cực các bệnh nam khoa. Đồng thời, sử dụng đúng cách còn giúp bổ thận, tráng dương, phòng ngừa các bệnh viêm nhiễm cơ quan sinh dục hiệu quả.
Cách thực hiện: Rửa sạch 1 củ gừng, cạo vỏ và thái thành lát mỏng. Sau đó đun với 500ml nước đến khi sôi thì rót ra cốc, đợi nguội rồi cho thêm 1 thìa mật ong vào khuấy đều và uống trong ngày.
- Rau diếp cá
Hiệu quả điều trị cương dương rối loạn của rau diếp cá được cả Y học cổ truyền và Y học hiện đại công nhận. Theo Y học cổ truyền, loại rau này có vị đắng, tính mát, giúp bồi bổ gan thận, cải thiện chức năng sinh lý, hỗ trợ điều trị rối loạn cương dương. Trong khi đó, chuyên gia Y học hiện đại đã nghiên cứu và phát hiện trong diếp cá có chứa các hoạt chất như steroid, alkaloid, myrcene, methylnonylketon giúp thúc đẩy lưu thông máu tới dương vật, nhờ đó tăng cường ham muốn và kéo dài thời gian dương vật cương cứng.
Cách thực hiện: Chuẩn bị 1 nắm rau diếp cá, đem rửa sạch rồi cho vào máy xay nhuyễn. Sau đó dùng vải mỏng hoặc rây lọc lấy nước cốt. Mỗi ngày uống 1 cốc nước diếp cá, duy trì trong khoảng 10 – 14 ngày sẽ thấy cải thiện tình trạng bệnh hiệu quả.
- Sử dụng đông trùng hạ thảo
Tương tự như các dược liệu khác, hiệu quả điều trị rối loạn cương dương của đông trùng hạ thảo cũng được cả Y học cổ truyền và Y học hiện đại chứng minh. Trong Y học cổ truyền, đông trùng hạ thảo có công dụng bổ thận, ích tinh, chữa các bệnh như rối loạn cương dương, di tinh, mộng tinh, liệt dương,… Y học hiện đại đã phân tích thành phần đông trùng hạ thảo, phát hiện trong dược liệu có chứa hàm lượng lớn vitamin (vitamin A, vitamin B1, vitamin B2, vitamin B12, vitamin C,…), khoáng chất (Na, Ca, K, Mg, Zn, Fe,…) và một số hoạt chất như aspartic acid, lysine, glutamic acid, serine, histidine, threonine, arginine, tyrosine giúp bồi bổ cơ thể, cải thiện bệnh lý liên quan đến sinh lý nam giới.
Cách sử dụng: Đông trùng hạ thảo có nhiều cách sử dụng như ngâm rượu, ngâm mật ong, trà đông dùng hạ thảo hoặc chế biến thành các món ăn như cháo đông trùng hạ thảo, canh đông trùng hạ thảo,…
Sử dụng thuốc Tây y
Thuốc trị rối loạn cương dương có ưu điểm tốc độ điều trị nhanh chóng, hiệu quả nên được bác sĩ ưu tiên lựa chọn. Các loại thuốc thường được kê trong đơn bao gồm:
- Nhóm thuốc ức chế PDE5
Các loại thuốc trong nhóm như vardenafil, tadalafil, sildenafil có tác dụng ức chế men phosphodiesterases 5 (PDE-5), kích thích tăng lượng máu đến dương vật, giúp kéo dài thời gian cương cứng và tăng cường ham muốn cho phái mạnh.
Để hiệu quả thuốc đạt cao nhất, nam giới nên uống trước khi quan hệ từ 30 – 60 phút. Tuy được đánh giá có ít tác dụng phụ, nhưng đôi khi người dùng cũng gặp một số biểu hiện như đau đầu, thay đổi thị giác, ngạt mũi, đỏ bừng mặt, khó tiêu, đau lưng,…
- Nhóm thuốc giãn mạch
Nhóm thuốc này thường được kê đơn cho trường hợp rối loạn cương dương do các vấn đề bất thường về mạch máu, thần kinh, tâm lý. Cũng giống như các loại thuốc Tây khác, thuốc giãn mạch có thể gây một số tác dụng phụ như dương vật cương đau, xuất hiện bầm tím, đau đầu, chóng mặt,….
- Bổ sung testosterone
Trong trường hợp bệnh xuất phát do thiếu hụt hoặc rối loạn testosterone, người bệnh sẽ được kê đơn bổ sung, điều hòa hormone này. Không chỉ cải thiện bệnh mà còn giúp tăng cường ham muốn, gia tăng sức bền trong quá trình quan hệ cho phái mạnh.
Các thông tin về liều lượng, cách sử dụng, liệu trình,… nam giới cần tham khảo hướng dẫn bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý sử dụng hoặc tự ý tăng giảm liều lượng sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro ảnh hưởng đến sức khỏe.
Phương pháp bơm hút chân không
Những trường hợp không muốn sử dụng thuốc hoặc không đáp ứng thuốc sẽ được chỉ định áp dụng phương pháp bơm hút chân không. Đây là phương pháp điều trị không can thiệp xâm lấn, bác sĩ sẽ dùng dụng cụ hút tạo áp dụng lực âm, nhằm kéo mài vào dương vật. Tiếp theo, lượng máu này sẽ được giữ lại thông qua 1 vòng thắt ở gốc của dương vật. Khảo sát hiệu quả từ phương pháp này rất tích cực, cương dương có thể đạt tới 90%.
Nhưng một số tác dụng phụ người bệnh có thể phải đối mặt như đau dương vật, phù nề dương vật, xuất tinh chậm,…
Phẫu thuật ngoại khoa
Nếu các phương pháp điều trị nội khoa thất bại, các bác sĩ sẽ xem xét chỉ định thực hiện phẫu thuật ngoại khoa, gồm 2 hình thức như sau:
- Cấy vật hang nhân tạo: Vật hang là hai thể hình trụ nằm ở hai bên lưng của dương vật chứa đầy hồng cầu khi dương vật cương cứng. Bộ phận làm giả sẽ gồm thanh silicone bán cứng và thiết bị giúp bơm phồng.
- Phẫu thuật nối động mạch: Phương pháp này được pháp dụng trong trường hợp các động mạch cấp máu cho dương vật bị tổn thương. Việc nối thông lại động mạch sẽ giúp cải thiện tích cực tình trạng bệnh.
Hướng dẫn phòng ngừa rối loạn cương dương
Để phòng ngừa tình trạng cương dương bất thường, nam giới cần xây dựng một chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học, lành mạnh, cụ thể như sau:
- Chế độ ăn uống: Để tăng cường sức khỏe sinh lý nam giới nên bổ sung các dưỡng chất cần thiết như kẽm, sắt, magie… từ rau củ trái cây, các hoạt hải sản, hạt ngũ cốc. Đồng thời tránh nạp các món ăn chứa nhiều dầu mỡ, chất béo.
- Chế độ thể dục, thể thao: Hoạt động thể chất thường xuyên không chỉ bảo vệ sức khỏe mà còn giảm tỷ lệ mắc bệnh phụ khoa. Trung bình, nam giới nên dành khoảng 40 phút mỗi ngày cho các hoạt động như chạy bộ, bơi lội, đạp xe hoặc tập gym.
- Tránh sử dụng chất kích thích: Các chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá làm gia tăng nguy cơ bị rối loạn cương dương và một số bệnh lý khác. Vậy nên, các bác sĩ khuyến cáo nam giới nên hạn chế tối đa sử dụng để đảm bảo an toàn sức khỏe và khả năng sinh lý.
- Đảm bảo ngủ đủ giấc: Thiếu ngủ làm suy giảm lượng nội tiết tố testosterone trong cơ thể nam giới, đồng thời khiến tâm lý trở nên căng thẳng, stress,… Đây đều là những tác nhân khiến dương vật khó cương cứng.
- Sinh hoạt tình dục lành mạnh: Chuyên gia sức khỏe khuyến nghị, tần suất quan hệ hợp lý nhất là 3 – 4 lần, nếu quan hệ quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe sinh lý của cả nam và nữ. Bên cạnh đó, tuyệt đối không lạm dụng thủ dâm hoặc sử dụng nhiều biện pháp kích thích dương vật.
Bài viết chia sẻ chi tiết rối loạn cương dương là bệnh gì và các dấu hiệu nhận biết, phương pháp chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa. Từ đó giúp nam giới chủ động quan sát sức khỏe sinh lý của bản thân, có biện pháp phòng ngừa và điều trị kịp thời nếu không may mắc phải.
Xem thêm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!