Đau Đầu: Nguyên Nhân Khởi Phát, Dấu Hiệu, Cách Điều Trị
Đau đầu là tình trạng có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, ngay cả trẻ nhỏ cũng có nguy cơ gặp phải. Theo đánh giá từ y học, có rất nhiều nguyên do gây ra các biểu hiện đau nhức khó chịu, từ đó phương pháp điều trị cũng có sự khác biệt. Vì vậy, cần tìm hiểu kỹ các nguyên nhân, biểu hiện từng thể đau cũng như những hướng chữa có thể áp dụng và tuân thủ theo sự chỉ dẫn của các bác sĩ.
Đau đầu là bệnh gì?
Đau đầu là trạng thái đau nhức, đau nhói hoặc âm ỉ từng cơn, xảy ra ở mọi lứa tuổi, không có sự phân biệt về giới tính và ai cũng gặp phải ít nhất vài lần trong đời. Thông thường, những cơn đau này sẽ tập trung trên vùng đầu và lan xuống một vài khu vực ở mặt, mức độ đau của từng người sẽ khác biệt do nguyên nhân khởi phát.
Đau nhức đầu có thể là dấu hiệu sinh lý thông thường nhưng cũng có khả năng là cảnh báo cho các bệnh lý nguy hiểm.
Vì sao xảy ra tình trạng đau đầu?
Xác định được chính xác nguyên nhân xảy ra đau nhức đầu sẽ giúp việc điều trị cũng như hạn chế nguy cơ tái phát hiệu quả hơn. Dưới đây là một số yếu tố gây khởi phát đau đầu bạn nên biết.
Thể nguyên phát
Đau đầu thể nguyên phát gần như là nguyên do phổ biến nhất ở các bệnh nhân ghi nhận được từ những cơ sở y tế hiện nay. Do gặp phải các yếu tố tác động tới tuần hoàn máu não, hệ thống dây thần kinh, mô cơ ở đầu, cổ. Trong đó phải kể tới những tác nhân sau:
- Bệnh nhân sử dụng rượu bia cùng các chất kích thích nhiều.
- Giấc ngủ không được sâu, thường mất ngủ, ngủ quá khuya hoặc thậm chí ngủ quá nhiều giờ hàng ngày.
- Thời tiết thay đổi đột ngột giữa trời nóng và lạnh, mưa gió thất thường.
- Không gian sống hoặc làm việc quá ồn ào.
- Ngồi làm việc trước máy tính liên tục nhiều giờ, làm việc sai tư thế, chịu nhiều căng thẳng stress.
- Cơ thể thiếu chất dinh dưỡng, đặc biệt các chất cần thiết cho hoạt động của não bộ.
Khi gặp phải những yếu tố này, cơ thể tự động sản sinh ra rất nhiều gốc tự do. tác động tiêu cực lên hệ thống não bộ. Hệ thống mạch máu, thần kinh đều bị tổn thương, quá trình máu lưu thông xảy ra tắc nghẽn và hình thành các thể đau đầu khác nhau.
Thể thứ phát
Bệnh nhân bị đau đầu thể thứ phát là do một số loại bệnh lý gây ra, bao gồm cả bệnh về não bộ và các chuyên khoa khác, vậy cụ thể đau đầu là triệu chứng của bệnh gì?
- Bệnh nhân bị nhiễm độc, nhiễm trùng, viêm động mạch tế bào khổ lồng hoặc người bị bệnh suy giáp.
- Một số bệnh xảy ra ở hệ tiêu hóa, tim mạch hoặc nội tiết tố bất thường.
- Các chấn thương tai vùng đầu do tai nạn, va đập mạnh, bị bệnh về mạch máu não, màng não, u não, tăng áp lực nội sọ,…
- Bệnh về tai mũi họng như xoang, viêm họng, viêm tai giữa, viêm amidan.
- Ngoài ra còn có bệnh về xương khớp và mắt.
Những ai dễ bị chứng đau đầu nhất?
Bệnh đau đầu chủ yếu xảy ra ở những đối tượng sau đây:
- Người mắc chứng cao huyết áp hoặc huyết áp thấp, huyết áp thường xuyên rơi vào trạng thái mất cân bằng.
- Người làm việc văn phòng, sử dụng máy tính liên tục, đặc biệt khi làm việc ban đêm trong bóng tối.
- Nữ giới đang mất cân bằng nội tiết tố do mang thai hoặc đã đến tuổi mãn kinh.
- Người bị áp lực căng thẳng từ học tập, công việc.
- Các trường hợp lạm dụng bia, rượu, chất kích thích.
Xem thêm: Đau Đầu Giật Dây Thần Kinh: Triệu Chứng Và Các Cách Điều Trị
Triệu chứng đau đầu cụ thể
Đau nhức đầu có rất nhiều biểu hiện khác nhau tùy vào từng thể đau. Cụ thể một số triệu chứng thường gặp nhất là:
Đau nửa đầu sau hoặc hai bên: Bệnh nhân bị tổn thương ở mạch máu và các dây thần kinh, cơn đau chỉ xảy ra ở một bên đầu với các triệu chứng tương đối nặng.
- Cơn đau xuất hiện bất ngờ, đau nhức nghiêm trọng, đôi lúc có cảm giác bỏng rát, da đầu như bị kéo căng.
- Rất nhạy cảm với các âm thanh và ánh sáng cường độ mạnh, một số loại đồ ăn nặng mùi.
- Dễ bị nôn, buồn nôn, hoa mắt chóng mặt, mất thăng bằng, tai ù.
- Cơn đau dễ tái phát liên tục, thậm chí đau kéo dài trong 2 – 3 ngày. Những trường hợp nhẹ hơn sẽ chỉ đau trong khoảng vài tiếng.
Đau đầu căng thẳng: Gặp ở phần lớn bệnh nhân, đặc biệt người trẻ tuổi, các cơn đau sẽ có biểu hiện gồm:
- Cơn đau có thể xuất hiện ở mọi vị trí trên đầu, thường sẽ đau lan khắp đầu và kéo cả xuống cổ, gáy.
- Bệnh nhân cũng có triệu chứng da đầu kéo căng, quanh đầu giống bị bó chặt rất khó chịu.
- Một số trường hợp sẽ có cảm giác tê mỏi ở phần gáy, đau ngay cả khi nằm nghỉ, nhạy cảm hơn với các loại âm thanh.
- Mức độ đau được xác định từ nhẹ tới trung bình, cơn đau cũng có thể kéo dài theo từng tuần và dễ dàng tái phát nhiều lần trong năm theo chu kỳ cố định.
Đau đầu xoang: Đây là trường hợp các bệnh nhân bị đau đầu bởi bệnh viêm xoang, hốc xoang viêm nhiễm gây ra đau nhức lan lên đến đầu và đau sau hốc mắt rất khó chịu.
- Đau nhức xảy ra không có sự tập trung ở một bên đầu, thay vào đó người bệnh có thể bị đau cả 2 bên, đau đổi bên theo từng đợt. Nếu tinh thần càng căng thẳng, cơn đau càng diễn ra nghiêm trọng hơn.
- Đau nhức đầu lan xuống cả vùng mặt, hai bên thái dương, trán, má và làm sưng cả mặt.
- Người bệnh còn có thể bị sốt cao, miệng có mùi hôi.
Đau thể mãn tính: Với các bệnh nhân đau đầu mãn tính, cơn đau đã trở nên nghiêm trọng hơn rất nhiều.
- Mỗi đợt đau thường kéo dài tới 2 tuần, đầu đau nhức dữ dội, cản trở giấc ngủ về đêm.
- Bệnh nhân dễ bị trầm cảm, lo lắng.
- Việc lạm dụng thuốc giảm đau tức thời có thể khiến cơn đau trở nên nặng hơn, xuất hiện biến chứng ở dạ dày, tâm trạng dễ hồi hộp căng thẳng.
Đau theo từng cụm: Những bệnh nhân bị đau đầu từng cụm cũng thuộc vào nhóm cảnh báo khi bệnh thường có xu hướng diễn biến kéo dài.
- Người bệnh đau theo các cụm, cơn đau chủ yếu xảy ra ở nửa đầu và sẽ tràn sang vùng thái dương, hốc mắt và vùng trán.
- Các cơn đau chủ yếu xảy ra vào thời điểm sau khi bệnh nhân ngủ dậy, cơn đau tương đối nặng và có cả triệu chứng sưng phù mắt, ngạt mũi, chảy nước mắt không kiểm soát.
Đau đầu liên tục có nguy hiểm gì không?
Đau nhức đầu nếu do các yếu tố từ môi trường hoặc thói quen sinh hoạt, cơn đau không diễn ra thường xuyên sẽ không đáng lo ngại. Người bệnh thay đổi lối sống, ăn uống và nghỉ ngơi điều độ sẽ giúp hạn chế tối đa đau đầu. Tuy nhiên với những người bị đau liên tục trong vài tháng mỗi năm, cơn đau luôn diễn ra dữ dội và có yếu tố từ bệnh lý, người bệnh không thể chủ quan.
Nếu bệnh nhân đau đầu bởi bệnh, trong thời gian dài không áp dụng các biện pháp chữa trị sẽ dễ xảy ra nhiều biến chứng. Người bệnh xuất hiện tình trạng rối loạn lưỡng cực, suy giảm trí nhớ, trầm cảm lo âu, hạn chế khả năng tập trung trong công việc và học tập. Nặng hơn là đột quỵ não và có nguy cơ tử vong.
Ngay khi phát hiện bản thân có các triệu chứng bất thường dưới đây, bạn nên nhanh chóng tới bệnh viện thăm khám và kiểm tra:
- Cơn đau ngày càng có xu hướng nặng hơn, đau nhức lan xuống cả cổ, gáy làm cứng cổ, khó cử động vùng cổ, kèm theo sốt cao.
- Thi thoảng xuất hiện các cơn đau giật mạnh trong đầu, mắt bị đỏ, đau nhức, cả vùng mặt đều bị đau vô cùng khó chịu.
Cách chẩn đoán bệnh đau đầu
Đau đầu cần được chẩn đoán để biết nguyên do khởi phát thuộc nhóm thứ phát hay nguyên phát. Qua đó sẽ có các biện pháp điều trị phù hợp nhất. Cách thăm khám như sau:
Thăm khám lâm sàng: Bác sĩ trước tiên sẽ hỏi bệnh nhân về các biểu hiện của cơn đau, tần suất xuất hiện, thời điểm đau. Các thói quen ăn uống, nghỉ ngơi, làm việc hàng ngày của người bệnh cũng sẽ được ghi lại. Ngoài ra, nếu bạn có tiền sử các tổn thương ở não bộ, các bệnh lý liên quan cũng cần phải thông báo với bác sĩ. Ngoài ra sẽ cần khám tổng quát toàn thân, khám thần kinh và khám một số chuyên khoa khác nếu bác sĩ nghi ngờ có sự liên quan tới các bệnh khác.
Thăm khám cận lâm sàng: Người bệnh được chỉ định thực hiện một số biện pháp xét nghiệm và chiếu chụp gồm:
- Xét nghiệm nước tiểu và máu.
- Chụp X-quang, MRI, chụp CT.
- Ghi điện đồ não, chụp động mạch não và chọc dò tủy sống.
Biện pháp điều trị đau đầu được áp dụng
Nhắc đến các phương pháp chữa đau nhức đầu, có vô số cách khác nhau để người bệnh lựa chọn. Tuy nhiên, dù áp dụng theo hướng nào, bạn cũng cần có sự tư vấn chỉ định từ bác sĩ.
Thuốc Tây chữa đau đầu
Thuốc Tây là giải pháp đông đảo bệnh nhân lựa chọn trước tiên khi bị đau đầu. Thuốc đau đầu giúp giải quyết nhiều biểu hiện đau nhức khác nhau, khắc phục nhanh các triệu chứng khó chịu, kích thích tuần hoàn máu lưu thông và giảm áp lực lên hệ thống thần kinh.
Một số nhóm thuốc được kê đơn nhiều nhất cho người đau đầu gồm:
- Thuốc kháng viêm không Steroid trị đau đầu: Cho tác dụng đẩy lùi các cơn đau nhanh chóng, hạn chế những biểu hiện đau giật, đau nhói từng cơn. Bệnh nhân có thể dùng Naproxen, Ibuprofen, Diclofenac.
- Thuốc Paracetamol: Giảm đau nhanh, có thể dễ dàng tìm mua tại các hiệu thuốc nhưng bác sĩ khuyến cáo bệnh nhân không nên tự ý kê đơn sử dụng.
- Nhóm thuốc Triptans: Được đánh giá có khả năng cắt cơn đau nhức dữ dội rất hiệu quả, hạn chế sự xuất hiện của các đợt đau mới.
- Thuốc Lidocaine: Dùng cho những bệnh nhân bị đau đầu từng cơn, thuốc sử dụng theo dạng xịt là chủ yếu.
- Các thuốc khác: Ngoài ra, người bệnh còn có thể được chỉ định các loại thuốc an thần, thuốc trị rối loạn lưỡng cực, chống động kinh, giảm cảm thụ dây thần kinh,…
Mẹo dân gian giảm đau đầu nhẹ
Với những người bị đau đầu thể nguyên phát, có thể áp dụng các mẹo dân gian để hạn chế việc dùng thuốc. Dưới đây là một vài mẹo nhỏ giảm cơn đau dành cho bạn:
- Ăn gừng tươi: Gừng từ lâu đã nổi bật với công dụng giảm đau đầu, hạn chế tình trạng buồn nôn, hoa mắt, chóng mặt. Bạn có thể ngậm trực tiếp 1 lát gừng tươi ngay khi xuất hiện cơn đau, ngoài ra dùng trà gừng cũng sẽ có hiệu quả tương tự.
- Lá bạc hà: Bạc hà có công dụng làm tinh thần thư giãn, thoải mái, giảm các cơn đau và căng thẳng thần kinh, hạn chế cảm giác hoa mắt, buồn nôn khó chịu. Hãy dùng một vài lá bạc hà ngâm rửa sạch và nhai trực tiếp. Bên cạnh đó, có thể pha trà lá bạc hà tươi cũng là gợi ý rất tốt cho người bị đau đầu.
- Lá húng quế: Húng quế có chứa lượng lớn tinh dầu giúp giảm đau, giảm căng thẳng, mùi thơm tạo sự thoải mái hơn cho người dùng, cảm giác đau đầu mệt mỏi khó chịu theo đó cũng dịu đi đáng kể. Bệnh nhân hãy lấy lá húng quế rửa sạch để pha trà uống.
Thuốc Đông y
Đông y cũng có khá nhiều bài thuốc nổi bật giúp trị đau đầu, cải thiện khí huyết, bồi bổ cơ thể, giảm các căng thẳng thần kinh. Trong đó những bài thuốc được bệnh nhân cho ghi nhận hiệu quả cao gồm:
Bài thuốc số 1:
- Vị thuốc: Thiên ma, tang ký sinh, hoàng cầm, phục thần, ngưu tất, đỗ trọng, sơn chi, dạ giao đằng.
- Cách dùng: Thuốc sắc 1 thang/ngày với 1 lít nước. Uống đều đặn vào các buổi sáng, trưa và tối hàng ngày.
Bài thuốc số 2:
- Vị thuốc: Bạch chỉ, trần bì, bán hạ, hậu phác, thổ phục linh.
- Cách dùng: Cho thuốc vào ấm sắc cùng 5 -6 bát nước đến khi thu về 1 bát con. Thuốc uống khi còn ấm và dùng hết trong ngày.
Bài thuốc số 3:
- Vị thuốc: Đương quy, cam thảo, sài hồ, bạch chỉ, trần bì, bạch truật, tế tân, hoàng kỳ.
- Cách dùng: Bệnh nhân dùng thuốc mỗi ngày 1 thang, sắc với lượng nước vừa đủ và uống hết thuốc trong ngày.
Phòng ngừa đau đầu như thế nào để hiệu quả?
Đau đầu có thể xảy ra ở mọi đối tượng, tuy nhiên vẫn có những biện pháp phòng ngừa hiệu quả như sau:
- Cần giữ cho tinh thần luôn được vui vẻ thoải mái, hạn chế tình trạng căng thẳng stress. Để giải tỏa áp lực, bạn có thể tập ngồi thiền, yoga, chơi thể thao,… đây là những biện pháp vừa giúp tinh thần thư giãn, vừa tốt cho sức khỏe tổng thể.
- Uống 2 lít nước mỗi ngày để cơ thể luôn có đủ nước, đào thải hết độc tố, thanh lọc các yếu tố hại, hạn chế tình trạng mất nước dẫn tới đau đầu, khó chịu. Có thể kết hợp nước lọc với các loại trà thảo mộc càng cho tác dụng tốt.
- Có giấc ngủ điều độ, ngủ đủ 7 – 8 tiếng mỗi ngày, đi ngủ trước 11h và nên nghỉ trưa khoảng 30 phút để não bộ và cơ thể có thời gian nghỉ ngơi, hồi phục sau một ngày lao động vất vả.
- Hạn chế thức khuya làm việc hoặc chơi game thường xuyên, ngủ quá giấc hoặc tiếp xúc với các thiết bị điện tử liên tục trước lúc đi ngủ sẽ cản trở quá trình cơ thể nghỉ ngơi.
- Ăn uống đầy đủ dưỡng chất, cung cấp các chất dinh dưỡng xen kẽ và cân đối trong mỗi bữa ăn. Nên ăn nhiều rau xanh, cá hồi, ngũ cốc nguyên hạt, trứng, sữa, thịt gà,…
- Hạn chế uống cà phê, bia, rượu, các đồ uống có cồn khác và các chất kích thích. Đây đều là những yếu tố gia tăng sự xuất hiện của các cơn đau đầu.
- Nếu có bệnh lý liên quan tới não bộ hay bất cứ chứng bệnh nào khác, cần nhanh chóng tiến hành thăm khám và điều trị triệt để.
- Thăm khám sức khỏe mỗi năm 2 lần để kịp thời nắm bắt những triệu chứng bất thường của cơ thể ngay từ giai đoạn mới khởi phát.
- Có thể dùng đông trùng hạ thảo để cải thiện tình trạng đau đầu, mất ngủ. Đây là nguồn dược liệu tự nhiên rất quý, giúp bồi bổ cơ thể, giúp ngủ ngon, hạn chế mệt mỏi căng thẳng đầu óc, tăng cường sức khỏe tổng thể. Cũng bởi vậy nên ngày càng có nhiều người lựa chọn dùng đông trùng theo nhiều phương pháp khác nhau.
Các nguyên nhân, triệu chứng đau nhức đầu và biện pháp điều trị đều đã được chia sẻ chi tiết trong bài viết này. Bạn đọc hãy lưu lại cho mình các kiến thức để có cách chăm sóc và bảo vệ bản thân thật tốt. Nếu thấy đầu bị đau nhức liên tục, kéo dài, nên tới bệnh viện kiểm tra và điều trị sớm, tránh tự ý mua thuốc về chữa tại nhà sẽ dễ để lại nhiều biến chứng nguy hiểm.
Tham khảo:
- Đau Đầu Ù Tai Là Gì? Biểu Hiện, Cách Chữa Và Phòng Ngừa
- Hướng Dẫn Cách Bấm Huyệt Chữa Đau Đầu Chỉ Trong 5 Phút
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!