Đau Đầu Mệt Mỏi: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Biện Pháp Đẩy Lùi
Đau đầu mệt mỏi không còn là tình trạng xa lạ, đây là dạng đau nhức xảy ra bởi rất nhiều nguyên do khác nhau. Theo đó, nhiều người vẫn chưa thật sự hiểu về bệnh lý này khiến cho quá trình nhận biết và điều trị bị chậm trễ, gặp nhiều khó khăn hơn.
Đau đầu mệt mỏi là bệnh gì?
Đau đầu mệt mỏi là tình trạng xảy ra với các cơn đau nhức đầu kèm theo cảm giác cơ thể mệt mỏi, thiếu sức sống, không có năng lượng để làm việc, học tập. Nếu kéo dài, người bệnh sẽ chịu khá nhiều ảnh hưởng tiêu cực tới chất lượng đời sống hàng ngày, khả năng tập trung trong mọi việc bị giảm đi đáng kể.
Thực tế có rất nhiều nguyên nhân gây ra đau đầu, cơ thể mệt và uể oải kéo dài, theo đó, các bác sĩ cho biết, những yếu tố trực tiếp làm khởi phát cơn đau và mệt mỏi sẽ bao gồm cả bệnh lý và thói quen sinh hoạt, ăn uống. Nếu để lâu dài không chữa trị, bệnh sẽ dễ dàng chuyển thành mãn tính.
Nguyên nhân gây đau đầu và mệt mỏi thường gặp
Đau đầu và mệt mỏi có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng, trong đó những nguyên nhân thường gặp nhất sẽ là:
Bệnh đau nửa đầu
Đau đầu mệt mỏi là triệu chứng của bệnh gì? Chắc chắn không thể bỏ qua bệnh đau nửa đầu. Người bị sẽ thường xuyên bị đau nhức đầu với mức độ khá nặng, các cơn đau nhói xảy ra cả ngày và đêm, cơ thể mệt mỏi, uể oải, đặc biệt khi người bệnh đang gặp phải nhiều áp lực tâm lý sẽ càng rơi vào căng thẳng hơn. Bên cạnh đó, có thể xuất hiện thêm triệu chứng: Nôn, buồn nôn, nhạy cảm với ánh sáng, bị hoa mắt chóng mặt.
Viêm mũi dị ứng
Những người bị viêm mũi dị ứng cũng có khó tránh khỏi tình trạng đau đầu choáng váng mệt mỏi. Bệnh lý này tuy cũng khá thường gặp nhưng nếu xác định được nguyên nhân gây dị ứng sẽ giúp hạn chế tối đa các đợt tái phát.
Trầm cảm gây đau đầu mệt mỏi
Thường xuyên đau đầu mệt mỏi chính là hệ quả của chứng bệnh trầm cảm. Do tinh thần chịu nhiều căng thẳng áp lực, lo lắng, người bệnh rất dễ khởi phát đau đầu, kèm theo đó là sự mệt mỏi, suy yếu về thể chất nhanh chóng.
Thiếu máu lên não
Cơn đau đầu có thể xảy ra khi lượng máu chảy về não không đủ. Bên cạnh đó, các dấu hiệu thường thấy của thiếu máu lên não còn có hoa mắt chóng mặt, cơ thể dễ loạng choạng ngã khi đang ngồi và đứng lên bất ngờ.
Mất cân bằng giấc ngủ
Mất ngủ, ngủ không sâu giấc, thức khuya liên tục hay thậm chí ngủ quá nhiều đều gây ra đau đầu và mệt mỏi. Khi này, sức khỏe tổng thể của bệnh nhân suy yếu khá nhiều, cơ thể thiếu năng lượng, thường uể oải, thiếu tập trung và giảm khả năng ghi nhớ một cách rõ rệt. Các cơn đau đầu có thể là dạng đau đỉnh đầu, đau ở một bên hoặc đau cả đầu vô cùng khó chịu.
Hạ đường huyết
Trong một số trường hợp, bệnh nhân xuất hiện nhức đầu mệt mỏi buồn nôn là bởi lượng đường huyết bị giảm mạnh, cơ thể nhanh chóng đổ mồ hôi lạnh, mất thăng bằng, ngất xỉu, cồn cào ruột gan. Tuy nhiên tình trạng này có thể khắc phục ngay tức thì bằng đồ ăn, nước đường.
Đau đầu mệt mỏi do đau cơ xơ hóa
Y học xác định, đau cơ xơ hóa là tình trạng rối loạn mãn tính do tâm lý căng thẳng stress, cơ thể nhiễm trùng, chấn thương,… Từ đó hình thành những cơn đau đầu, đau ở đầu gối, hông, khuỷu tay, ngực trên,… Đau nhức thường có biểu hiện lan rộng và mức độ tăng dần về sau.
Cảm cúm và cảm lạnh
Những người bị cảm cúm, cảm lạnh thông thường đều sẽ bị đau đầu mệt mỏi, cơ thể buồn nôn, chán ăn và sốt cao. Nguyên do bởi các loại virus và thời tiết tấn công hệ miễn dịch và đề kháng, bệnh nhân sau khi dùng thuốc có thể chấm dứt nhanh chóng tình trạng này.
Va chạm chấn thương
Khi bị va đập mạnh, xảy ra các tai nạn, té ngã, bệnh nhân có thể bị chấn thương ở đầu gây đau đầu mệt mỏi khó thở, buồn nôn, xuất huyết não rất nguy hiểm. Bệnh nhân cần phải tới bệnh viện thăm khám, kiểm tra ngay sau khi xảy ra sự cố để bảo vệ sức khỏe tốt nhất.
Chế độ ăn uống
Việc lạm dụng các loại cà phê, bia, rượu, sử dụng nhiều chất kích thích sẽ là nguyện do khiến chúng ta khó tránh khỏi các cơn đau đầu mệt mỏi mất ngủ. Bên cạnh đó, thận, gan và nhiều cơ quan khác đều bị ảnh hưởng, dễ xảy ra không ít bệnh lý gây hại sức khỏe nhanh chóng.
Triệu chứng đau đầu mệt mỏi dễ gặp nhất
Bệnh nhân khi bị các cơn nhức đầu mệt mỏi kéo dài sẽ có các biểu hiện khá rõ rệt xuất hiện cùng lúc như sau:
- Cơn đau đầu xuất hiện theo tần suất tăng dần, đau từ âm ỉ tới dữ dội, có thể bị đau ở một bên đầu, đau đỉnh đầu, đau cả đầu, đau đầu ù tai tùy vào từng trường hợp bệnh nhân.
- Khả năng ghi nhớ và tập trung giảm sút rõ rệt, thường hay quên hoặc nhầm lẫn trong công việc, học tập.
- Giấc ngủ không đều, dễ mất ngủ, ngủ không sâu giấc hoặc thậm chí ngủ gật vào ban ngày.
- Khi làm việc sẽ nhanh chóng thấy mất sức, mệt mỏi khó thở.
- Tâm trạng lo lắng hồi hộp.
Chẩn đoán đau đầu mệt mỏi như thế nào?
Bệnh nhân hay bị đau đầu mệt mỏi khi đi thăm khám sẽ được các bác sĩ tiến hành trao đổi, ghi lại các thông tin về biểu hiện bệnh lý, trong đó sẽ có: Thời gian bắt đầu xuất hiện cơn đau, diễn biến kéo dài trong bao lâu, vị trí đau phổ biến, các yếu tố trong công việc, nghỉ ngơi, ăn uống, có bệnh lý nền nếu có,…
Sau đó sẽ tiến hành các thủ tục kiểm tra thăm khám khác, bao gồm xét nghiệm máu, đo điện não, chụp X-quang, CT, chụp MRI.
Có thể bạn quan tâm: Đau Đầu Giật Dây Thần Kinh: Triệu Chứng Và Các Cách Điều Trị
Các cách điều trị nhức đầu và mệt mỏi tốt nhất
Tình trạng cơ thể mệt mỏi đau đầu có thể điều trị bằng rất nhiều cách khác nhau, trong đó chủ yếu là dùng thuốc kết hợp với các biện pháp chăm sóc cơ thể hàng ngày. Bệnh nhân có thể chữa theo các hướng sau đây:
Thuốc Tây điều trị đau đầu mệt mỏi
Tây y vẫn luôn có rất nhiều loại thuốc điều trị đau đầu và mệt mỏi kéo dài. Bệnh nhân được kê đơn theo liệu trình riêng sau khi đã có kết quả chẩn đoán cuối cùng. Hiện nay, những loại thuốc được sử dụng nhiều nhất gồm:
- Thuốc giảm đau và chống viêm: Cho tác dụng đẩy lùi các cơn đau nhức đầu, bảo vệ sức khỏe của não bộ, dây thần kinh và các mạch máu. Có thể dùng Paracetamol, Aspirin, nhóm thuốc NSAID.
- Thuốc chẹn beta: Dùng trong trường hợp bệnh nhân đau nửa đầu vào có dấu hiệu liên quan tới tim mạch. Thường sẽ sử dụng Atenolol (Tenormin), Nadolol (Corgard), Propranolol (Inderal, Innopran XL) và Metoprolol (Lopressor, Toprol XL).
- Thuốc chống động kinh: Nhằm cản trở các tín hiệu kích thích ở hệ thống thần kinh, qua đó giảm tải áp lực căng thẳng và đẩy lùi cơn đau hiệu quả hơn cho người bệnh. Một số thuốc gồm: Topiramate (Qudexy XR, Topamax, Trokendi XR), Gabapentin (Gralise, Neurontin, Horizant), Axit valproic (Depakene, Stavzor, Depakote).
- Nhóm thuốc chống trầm cảm: Giúp loại bỏ các cơn đau nửa đầu, giúp người bệnh có thể giải phóng tư tưởng, tâm lý, hệ thần kinh trung ương không còn chịu các sức ép gây quá tải chức năng. Có thể sử dụng Amitriptyline, Venlafaxine.
Mẹo chữa trị trong dân gian
Với tình trạng đau nhức đầu kèm theo cảm giác mệt mỏi, dân gian ta từ lâu đã có khá nhiều cách chữa khá đơn giản nhưng cho hiệu quả tốt và an toàn với cơ thể. Trong đó, những mẹo được dùng nhiều nhất là:
- Dầu bạc hà: Cho công dụng giảm đau đầu chóng mặt mệt mỏi, giúp tinh thần thư thái và dễ đi vào giấc ngủ hơn. Bạn hãy dùng một chút tinh dầu cho vào khăn nhúng nước đá, sau đó đắp lên trán 10 – 15 phút.
- Xông lá: Hơi nóng từ các loại thảo dược được kết hợp với nhau cho công dụng rất tốt trong việc giảm đau đầu, giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn, giảm lo lắng stress. Hãy lấy lá bưởi, lá chanh, sả, hương nhu, rửa sạch và đem đi nấu nước để xông mỗi khi cơn đau tái phát.
- Trà gừng: Đau đầu mệt mỏi buồn nôn sẽ dịu đi đáng kể khi uống trà gừng. Tinh dầu và nhiều hoạt chất trong gừng giúp tăng cường lưu thông máu, giảm tắc nghẽn mạch máu cũng như hạn chế sự căng thẳng thần kinh. Bạn hãy thái một vài lát gừng và hãm với nước nóng trong 10 phút, sau đó uống ngay khi còn ấm để giảm đau nhanh hơn.
Thuốc Đông y
Đông y luôn có nhiều bài thuốc điều trị đau đầu từ các dược liệu quý hiếm, cho tác dụng lâu dài, an toàn và sử dụng được với mọi đối tượng. Cũng bởi vậy nên ngày càng có nhiều người chọn dùng các bài thuốc của Y học cổ truyền.
Một số bài thuốc bệnh nhân bị đau đầu mệt mỏi căng thẳng có thể tham khảo gồm:
- Bài thuốc số 1: Chuẩn bị chích thảo, khương hoạt, độc hoạt, xuyên khung, phòng phong, mạnh kinh tử. Đem sắc thuốc uống 1 thang/ngày và nên uống khi thuốc ấm.
- Bài thuốc số 2: Lấy cam thảo, bạch truật, thiên ma, phục linh, bán hạ, rửa sạch rồi cho vào ấm sắc lấy 1 bát con nước cốt để uống hết trong ngày.
- Bài thuốc số 3: Dùng các vị thuốc hồng hoa, đương quy, táo nhân, sinh địa, xuyên khung, xích thược để sắc với 5 bát nước. Lượng nước thuốc thu về khoảng 300ml, chia các bữa nhỏ và sử dụng vào sáng, trưa, tối.
Ngoài những bài thuốc trên, bệnh nhân có thể dùng đông trùng hạ thảo để làm giảm cơn đau đầu mệt mỏi. Nguồn dược liệu cực quý hiếm này có tác dụng bồi bổ cơ thể, tăng cường khí huyết, giảm suy nhược thần kinh và mất ngủ. Vì vậy, tình trạng đau nhức, cơ thể uể oải thiếu sức sống có thể cải thiện một cách rõ rệt. Tuy nhiên, cần tìm mua ở những nơi uy tín để đảm bảo chất lượng một cách tốt nhất.
Đau đầu mệt mỏi nên ăn gì và kiêng gì?
Đau đầu mệt mỏi có thể thuyên giảm tốt hay không cũng phụ thuộc không ít vào chế độ ăn uống hàng ngày của mỗi người bệnh. Theo đó, các chuyên gia cho biết, nên chú ý tới những thực phẩm sau đây:
Bệnh nhân nên ăn:
- Cá hồi: Là nguồn thực phẩm cung cấp rất nhiều omega 3 cùng các chất béo và vitamin có lợi cho cơ thể, đặc biệt là hệ thần kinh. Cá hồi giúp giảm viêm, ngăn chặn ngưng tụ tiểu cầu nên cơn đau đầu mệt mỏi sẽ hạn chế xuất hiện.
- Bơ chín: Từ lâu khoa học đã ghi nhận bơ rất có lợi trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe tim mạch, vóc dáng, cân nặng và cả làn da. Bơ giúp bổ sung thêm zeaxanthin cùng lutein để hạn chế tình trạng oxy hóa cũng như hoạt động của các gốc tự do. Vì vậy, bệnh nhân nên ăn bơ thường xuyên.
- Hạnh nhân: Trong hạnh nhân, các nhà khoa học tìm thấy lượng lớn magie có công dụng cân bằng các chất ở não bộ, hạn chế tắc nghẽn mạch máu cũng như làm dịu cơn đau.
- Dưa hấu: Loại quả này có chứa lượng nước dồi dào, kem theo đó là nguồn magie tự nhiên khá cao giúp bù đắp lượng nước đã mất trong cơ thể, giảm sự căng thẳng mệt mỏi và đẩy lùi cảm giác buồn nôn.
- Khoai lang: Có thể bạn chưa biết, khoai lang có chứa không ít kali, vitamin B1 và C giúp đẩy lùi triệu chứng đau đầu, đau nửa đầu và căng thẳng tâm lý. Cũng bởi vậy nên các bác sĩ vẫn thường khuyến khích bệnh nhân nên ăn khoai lang thường xuyên mỗi tuần.
- Chuối chín: Để hạn chế căng thẳng áp lực thần kinh, nên ăn chuối thường xuyên. Vì loại quả này có chứa lượng lớn tryptophan, vitamin B6, alkaloid rất hữu ích trong việc tăng cường sự hưng phấn, giảm truyền dẫn tín hiệu đau tới trung tâm não bộ.
Bệnh nhân nên kiêng:
- Các loại đồ uống gây hại: Như đồ có cồn như rượu, bia hay cà phê đều gây ra những kích thích quá mức đối với hệ thần kinh, làm cơ thể mất nước, rối loạn giấc ngủ, từ đó sinh ra tình trạng đau đầu mệt mỏi thường xuyên.
- Đồ ăn nhanh: Các món ăn nhanh tuy có hương vị hấp dẫn nhưng lại chứa nhiều axit glutamic. Đây là chất được các chuyên gia xác định gây kích thích các cơn đau đầu, làm lượng máu dồn lên não quá nhanh và quá nhiều, về lâu dài gây hại cho cả hệ tiêu hóa và bài tiết.
- Đường hóa học: Các thức ăn có chứa đường hóa học đều không tốt cho người bị đau đầu mệt mỏi cũng như người có sức khỏe bình thường. Sử dụng chúng thường xuyên sẽ gây ra đau nửa đầu, gia tăng áp lực lên hệ thần kinh, thận và gan phải hoạt động nhiều hơn để có thể đào thải hết lượng đường này ra khỏi cơ thể.
Làm sao để phòng ngừa mệt mỏi nhức đầu?
Đau nhức đầu và cảm giác mệt mỏi gây suy giảm chất lượng cuộc sống rất nhiều, do đó, ngay bây giờ, chúng ta nên có những biện pháp phòng ngừa phù hợp như sau:
- Có chế độ ăn uống lành mạnh, hạn chế các thức ăn gây hại, đồ uống có cồn và chất kích thích. Tích cực sử dụng rau củ quả tươi, các loại thịt cá cung cấp nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.
- Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày, đặc biệt sau khi hoạt động mạnh, cơ thể đổ nhiều mồ hôi.
- Nên tập thể dục đều đặn mỗi ngày với các bài tập vừa sức, cách làm này giúp giải tỏa áp lực tinh thần, cải thiện sức khỏe tổng thể, giúp các cơ quan có thể duy trì tốt hoạt động chức năng.
- Nên nghe nhạc nhẹ, ngồi thiền hoặc tập yoga để thư giãn tinh thần sau những giờ làm việc căng thẳng mệt mỏi.
- Ngủ đủ 7 – 8 tiếng mỗi ngày, đi ngủ trước 11h và không ngủ quá nhiều vào ban ngày, chỉ nên dành khoảng 30p để nghỉ trưa.
- Không lạm dụng các loại thuốc giảm đau, nếu có bệnh lý liên quan tới chứng đau đầu mệt mỏi cần điều trị từ sớm.
Đau đầu mệt mỏi uống thuốc gì, chăm sóc ra sao còn cần dựa vào nguyên nhân khởi phát cũng như mức độ bệnh lý. Vì vậy, bệnh nhân nên sớm tới bệnh viện, thăm khám tổng quát và lắng nghe sự tư vấn, hướng dẫn từ các bác sĩ để có cách cải thiện sức khỏe hiệu quả nhất.
Đừng bỏ lỡ:
Nhận tư vấn từ hội động chuyên môn của Đông Trùng Hạ Thảo VietFarm
- Đặt lịch nhanh chóng
- Tư vấn miễn phí
- Nhận quà tặng hấp dẫn
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!