Tinh Trùng Yếu: Dấu Hiệu, Nguyên Nhân, Điều Trị Và Phòng Ngừa
Tình trạng vô sinh – hiếm muộn đang ngày càng gia tăng ở Việt Nam, gây nên mối quan ngại cho nhiều người. Trong đó, tinh trùng yếu là vấn đề sức khỏe nam khoa gây ảnh hưởng lớn đến khả năng sinh sản của các quý ông. Bài viết sau giúp bạn đọc tìm hiểu về dấu hiệu nhận biết, nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa đối với vấn đề này.
Tinh trùng yếu là gì? Dấu hiệu nhận biết ra sao?
Tình trạng tinh trùng yếu là một vấn đề đáng quan ngại và cần sự quan tâm và giải quyết từ phía cả cá nhân và chính phủ để bảo vệ sức khỏe sinh sản và tương lai thế hệ nam giới. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về bệnh lý nam khoa này và dấu hiệu nhận biết.
Tinh trùng yếu là gì?
Tinh trùng yếu là tình trạng chất lượng và khả năng di chuyển, tỷ lệ sống của tinh trùng bị suy giảm, gây khó khăn trong quá trình thụ tinh. Để xác định tinh trùng yếu, các yếu tố quan trọng được đánh giá bao gồm:
- Số lượng tinh trùng ít: Một lượng tinh dịch ít hơn 15 triệu tinh trùng trong mỗi ml tinh dịch được coi là tinh trùng ít. Số lượng tinh trùng thấp có thể ảnh hưởng đến khả năng thụ tinh.
- Khả năng di chuyển kém: Tinh trùng khỏe mạnh cần có khả năng di chuyển và bơi lội tốt để đến trứng và thực hiện quá trình thụ tinh. Tinh trùng yếu thường có tỷ lệ tinh trùng không di động hoặc di động kém.
- Hình dạng và cấu trúc bất thường: Tinh trùng yếu có thể có tỷ lệ tinh trùng dị dạng cao hơn bình thường, ví dụ như tinh trùng có hình dạng bất thường, mất đầu, có đầu nhọn, đuôi cong hoặc đa đuôi.
Tinh trùng yếu có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tình trạng này có thể gây khó khăn trong việc thụ tinh và làm giảm khả năng mang thai. Điều này có thể làm gia tăng tình trạng vô sinh hoặc gây khó khăn trong việc có con.
Làm thế nào nhận biết tinh trùng yếu?
Để xác định chính xác bệnh lý tinh trùng yếu, bệnh nhân cần đến cơ sở y tế để thực hiện các xét nghiệm y tế chuyên sâu. Sau đó bác sĩ chuyên khoa sẽ chẩn đoán chính xác tinh trùng yếu qua kết quả các xét nghiệm tinh dịch đồ, thông qua các chỉ số về số lượng tinh trùng, khả năng di chuyển và hình dạng, cấu trúc của tinh trùng.
Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng có thể nhận biết dấu hiệu nam giới bị tinh trùng yếu hoặc bất thường qua một số triệu chứng cụ thể như sau:
- Tinh dịch loãng: Tinh dịch không có độ sệt, nhớt và độ dính như thông thường, mà trông giống nước vo gạo, lỏng. Điều này thường cho thấy số lượng tinh trùng ít và chất lượng tinh trùng suy giảm.
- Tinh dịch có màu sắc, mùi vị bất thường: Màu sắc tinh dịch không bình thường (màu trắng sữa, đục hoặc vàng nhạt) mà có màu vàng xanh, màu nâu hoặc màu đỏ. Ngoài ra, thông thường tinh dịch không có mùi hoặc chỉ có mùi hăng, hơi tanh nhẹ, có thể hơi đăng hoặc mặn. Nếu có mùi hôi khó chịu cùng màu sắc bất thường thì có thể là dấu hiệu của các vấn đề sức khỏe sinh sản, cho thấy dấu hiệu viêm nhiễm cơ quan sinh dục hoặc có máu trong tinh dịch.
- Tinh dịch đặc, không hóa lỏng: Tinh dịch khỏe mạnh thông thường sẽ hóa lỏng sau một khoảng thời gian từ 10 – 30 phút sau khi xuất tinh. Tuy nhiên, tình trạng tinh dịch không hóa lỏng hoặc chỉ hóa lỏng một phần sau 60 phút có thể cho thấy tinh trùng yếu.
- Tinh trùng vón cục: Tình trạng tinh dịch có các hạt cứng, nhỏ màu trắng khiến tinh dịch cợn, không hóa lỏng dù sau hơn 60 phút là hiện tượng bất thường. Nguyên nhân chính là do tinh trùng dị dạng và có tỷ lệ tỷ vong cao.
Khi có các dấu hiệu bất thường ở tinh dịch, nam giới nên đi thăm khám sớm để xác định có bị tinh trùng yếu hoặc các bệnh lý khác hay không. Việc điều trị sớm giúp hạn chế biến chứng, giảm nguy cơ vô sinh.
Xem thêm: Tinh Trùng Loãng: Nguyên Nhân, Biểu Hiện Và Cách Khắc Phục
Tinh trùng của nam giới bị yếu có nguy hiểm không?
Như đã nói, để có khả năng thụ tinh thành công, một tinh dịch khỏe mạnh nên có số lượng tinh trùng đủ. Theo các tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), một tinh dịch được coi là có số lượng tinh trùng bình thường nếu chứa ít nhất 15 triệu tinh trùng trong mỗi milliliter tinh dịch. Nếu số lượng tinh trùng dưới mức này, có thể làm giảm khả năng thụ tinh cho trứng.
Bên cạnh số lượng, chất lượng tinh trùng cũng có vai trò quan trọng. Tinh trùng yếu có thể có chất lượng kém, ví dụ như tinh trùng biến dạng hoặc khả năng di chuyển đến tử cung và tiếp cận trứng kém. Điều này cũng có thể gây trở ngại cho quá trình thụ tinh.
Chính vì vậy, tình trạng tinh trùng yếu có thể đặt nguy cơ về hiếm muộn – vô sinh và ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nam giới. Việc có tinh trùng yếu không đồng nghĩa với vô sinh tuyệt đối, tuy nhiên tình trạng này có thể làm giảm khả năng thụ tinh thành công. Việc điều trị sớm và đúng cách giúp cải thiện sức khỏe tinh trùng, nâng cao khả năng thụ tinh, ngăn chặn nguy cơ vô sinh.
7 nguyên nhân gây tinh trùng yếu
Có nhiều nhóm nguyên nhân dẫn đến bệnh tinh trùng yếu ở nam giới. Dưới đây là một số nhóm nguyên nhân chính được biết đến:
Vấn đề sức khỏe tổng quát
Các bệnh lý liên quan hệ sinh dục và các cơ quan sinh sản của nam hoặc một số vấn đề sức khỏe khác có thể gây nên tình trạng bất thường về tinh dịch, làm suy giảm số lượng cũng như chất lượng tinh trùng như: Bệnh lý tuyến tiền liệt, bệnh lý tinh hoàn, bệnh liên quan niệu đạo, các vấn đề bất thường về xuất tinh, dị tật ở cơ quan sinh dục nam, bệnh lý tuyến hồng cầu, mất cân bằng hormone Testosterone,…có thể gây ra tinh trùng yếu.
Yếu tố di truyền
Một số chứng bệnh di truyền, bất thường về gen như hội chứng Klinefelter, hội chứng Yếu tố Y hay các đột biến di truyền khác có thể là nguyên nhân dẫn đến tinh trùng yếu bẩm sinh sau tuổi dậy thì.
Hóa chất, nhiệt độ và chất kích thích
Một số tác nhân đến từ môi trường như chất độc, hóa chất, nhiệt độ hoặc thuốc, chất kích thích sẽ làm suy giảm chất và lượng, thậm chí làm biến dạng tinh trùng:
- Hóa chất và chất độc: Tiếp xúc thường xuyên với các chất độc như hóa chất công nghiệp, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, kim loại nặng hoặc chất phóng xạ, có thể gây hại cho sự sản xuất và chất lượng tinh trùng.
- Nhiệt độ cao: Tiếp xúc với nhiệt độ cao, chẳng hạn như hồ nước nóng, hoặc làm việc trong môi trường nhiệt độ cao có thể ảnh hưởng đến sự sản xuất tinh trùng.
- Thuốc lá, rượu bia và chất kích thích: Sử dụng thuốc lá, rượu, ma túy, các chất kích thích khác cũng có thể làm giảm số lượng và chất lượng tinh trùng.
- Thuốc điều trị bệnh: Một số thuốc điều trị bệnh được dùng cho bệnh nhân có tác dụng phụ ảnh hưởng đến quá trình sản xuất tinh trùng của người bệnh.
Dinh dưỡng mất cân đối, ăn uống thiếu khoa học
Một chế độ dinh dưỡng không cân đối, thiếu hụt các dưỡng chất cần thiết, quá nhiều chất béo động vật, cholesterol cao, natri cao, ít chất xơ, vitamin và khoáng chất từ các nguồn thực phẩm không tốt, thức ăn nhanh, đóng gói sẵn nhiều chất bảo quản, nhiều gia vị có thể tăng nguy cơ mắc tinh trùng yếu.
Vấn đề tâm lý và căng thẳng
Các tình trạng căng thẳng, lo lắng lâu ngày và stress liên tục có thể gây ra sự suy giảm về sản xuất tinh trùng, ảnh hưởng đến số lượng tinh binh. Các bệnh tâm lý như trầm cảm, rối loạn tâm lý khác cũng có thể ảnh hưởng đến sự sản xuất và chất lượng tinh trùng.
Tần suất hoạt động tình dục
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc quan hệ tình dục quá thường xuyên trong một khoảng thời gian ngắn có thể ảnh hưởng đến số lượng tinh trùng và chất lượng tinh trùng. Không nên quan hệ tình dục hàng ngày hoặc quá tần suất thông thường để đảm bảo số lượng tinh trùng và nồng độ tinh trùng tối ưu cho thụ tinh.
Sự lão hóa
Tinh trùng có thể suy giảm về số lượng và chất lượng khi nam giới lão hóa. Đây là một dấu hiệu bình thường sau khi nam giới bước sang độ tuổi trung niên, cao tuổi.
Tinh trùng yếu phải làm sao? Các cách cải thiện và điều trị
Nhiều người lo lắng về tình trạng tinh trùng yếu, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và tăng nguy cơ vô sinh – hiếm muộn. Do đó, các bệnh nhân đều mong muốn cải thiện sớm khi có dấu hiệu và điều trị dứt điểm bệnh. Hiện nay có nhiều phương pháp cải thiện và chữa tình trạng nam khoa này, chủ yếu phân loại thành 2 nhóm: Pháp trị Y học cổ truyền và các biện pháp Tây y.
Dùng pháp trị Y học cổ truyền
Theo quan điểm Đông y, các vấn đề về sinh lý nam, bao gồm tinh trùng yếu, được coi là do sự mất cân bằng và suy yếu chức năng các tạng quan trọng trong cơ thể như tâm, can và thận. Vì vậy, các phương pháp điều trị trong Đông y nhằm mục đích tác động vào thận, bổ khí huyết và tăng cường sức khỏe của các cơ quan này.
Tuy nhiên, chứng bệnh yếu tinh trùng yếu được Y học cổ truyền chia thành nhiều thể bệnh khác nhau, mỗi thể bệnh có các triệu chứng và phương pháp chữa trị khác nhau. Dưới đây là một số phương pháp và bài thuốc thường được sử dụng trong Đông y để điều trị tinh trùng yếu:
- Bài thuốc chữa tinh trùng yếu thể thận âm khuy hư: Phúc bồn tử, kỷ tử, thục địa, sơn thù, thỏ ty tử, hoài sơn, bạch linh, ngũ vị tử, xa tiền tử, cam thảo.
- Trị tinh dịch yếu thể thận dương bất húc: Tiên mao, nhục quế, nhục thung dung, ngũ vị tử, hoài sơn, phúc bồn tử, phụ tử chế, sơn thù, dâm dương hoắc, kỷ tử, thỏ ty tử.
- Phép trị tinh trùng yếu thể khí huyết khuy hư: Bạch truật, đương quy, đẳng sâm, bạch linh, thục địa, a giao, hoàng kỳ, bạch thược, hoàng tinh, cam thảo, thỏ ty tử, kỷ tử, tử hà xa.
- Chữa tinh trùng yếu thể thấp nhiệt hạ chú: Long đởm thảo, trạch tả, thông thảo, hoàng bá, tỳ giải, hoàng cầm, đan bì, ý dĩ, chi tử, bạch linh, đương quy, xa tiền tử, sinh địa.
- Chữa bệnh do thể hàn trệ can mạch: Nhục quế, đương quy, tiểu hồi hương, bạch linh, kỷ tử, ô dược, sinh khương.
Mỗi bài thuốc trên đều gồm những vị thuốc khác nhau để tạo thành 1 thang, sắc uống trong ngày. Mỗi vị cần được bốc với lượng chính xác theo đơn kê của bác sĩ Y học cổ truyền. Liệu trình uống được điều chỉnh theo cơ địa, tình trạng và thể bệnh của từng bệnh nhân. Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc, thay đổi lượng và liệu trình dùng mà không có chỉ định của bác sĩ.
Điều trị bằng Tây y
Các phương pháp điều trị bệnh tinh trùng yếu bằng Tây y được chia thành hai nhóm chính là nội khoa (sử dụng thuốc) và ngoại khoa (phẫu thuật) tùy thuộc nguyên nhân gây bệnh và tình trạng cụ thể của từng bệnh nhân.
Phương pháp nội khoa là kê đơn sử dụng thuốc. Một số loại thuốc thường dùng trong điều trị cho bệnh nhân tình trùng yếu gây suy giảm khả năng sinh sản gồm:
- Thuốc kháng sinh: Dùng cho các tình trạng bệnh lý viêm nhiễm nam khoa.
- Thuốc kích thích sản sinh Testosterone: Các thuốc này được sử dụng để kích thích sự sản xuất Testosterone trong cơ thể. Testosterone đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất tinh trùng. Việc tăng cường sự tiết Testosterone có thể cải thiện số lượng và chất lượng tinh trùng.
- Thuốc hỗ trợ quá trình sinh tinh dịch: Một trong những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nam giới là quá trình sinh tinh dịch. Các thuốc điều trị tinh trùng yếu theo cơ chế này tăng tiết dịch lỏng và kích thích sản xuất tinh trùng.
- Thuốc tăng cường lưu thông máu: Một cơ chế khác của thuốc điều trị tinh trùng yếu là tăng lưu lượng máu đến cơ quan sinh dục. Điều này giúp cải thiện khả năng xuất tinh và tăng chất lượng tinh trùng.
Đối với một số bệnh lý, dị tật cơ quan sinh dục ở nam dẫn đến chất lượng, số lượng tinh binh yếu, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp ngoại khoa – phẫu thuật. Một số phẫu thuật có thể được chỉ định cho bệnh nhân gồm:
- Phẫu thuật giãn tĩnh mạch thừng tinh: Nếu tinh trùng yếu do tắc nghẽn hoặc giãn tĩnh mạch thừng tinh, phẫu thuật có thể được thực hiện để loại bỏ tắc nghẽn hoặc sửa chữa giãn tĩnh mạch. Điều này giúp cải thiện dòng chảy máu đến tinh hoàn và tăng khả năng sản xuất tinh trùng.
- Phẫu thuật tắc xuất tinh: Đôi khi tinh trùng không thể được đẩy ra ngoài cơ quan sinh dục do tắc nghẽn ở ống dẫn tinh. Trong trường hợp này, phẫu thuật có thể được thực hiện để loại bỏ tắc nghẽn và khôi phục khả năng xuất tinh.
- Phẫu thuật cắt ống dẫn tinh: Khi không có tinh trùng có trong tinh dịch, phẫu thuật có thể được thực hiện để cắt ống dẫn tinh và loại bỏ tinh trùng từ tinh hoàn. Quá trình này được gọi là tạo ra một kênh dẫn tinh để thu thập tinh trùng cho các kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) hoặc thụ tinh tự nhiên.
Các phương pháp điều trị cho nam giới có tinh trùng yếu, hỗ trợ tăng khả năng sinh sản để chữa vô sinh – hiếm muộn trong Tây y chỉ được áp dụng sau chẩn đoán và chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Lưu ý cách phòng ngừa tinh trùng yếu cho nam giới
Để phòng ngừa tinh trùng yếu, nam giới cần chú ý đến các yếu tố sau:
- Duy trì một lối sống lành mạnh: Bao gồm việc ăn uống cân đối, tập thể dục đều đặn và đủ giấc ngủ. Các thói quen lành mạnh giúp cải thiện sức khỏe tổng thể và hỗ trợ sự sản xuất tinh trùng.
- Bổ sung các dược liệu tốt: Các loại sâm, đông trùng hạ thảo hay các dược liệu tốt cho sinh lý nam giới có tác dụng hiệu quả, lại an toàn lành tính. Nam giới có thể tham khảo ý kiến của chuyên gia để bổ sung dược liệu này hằng ngày.
- Tránh căng thẳng: Hãy tìm các phương pháp giảm căng thẳng như tập yoga, thể thao đúng cách, thiền, thực hiện kỹ năng quản lý stress và dành thời gian cho các hoạt động thư giãn giải trí bên bạn bè, người thân khác.
- Điều chỉnh tần suất hoạt động tình dục: Hạn chế việc thực hiện hoạt động tình dục quá mức, đặc biệt là trong khoảng thời gian ngắn, để cho cơ thể có thời gian phục hồi và sản xuất tinh trùng mới.
- Khám sức khỏe định kỳ: Việc khám sức khỏe định kỳ là cần thiết cho mỗi người để phát hiện bệnh lý và vấn đề sức khỏe sớm, điều trị tránh biến chứng nặng. Nam giới cần khám sức khỏe tổng thể và nam khoa ít nhất 6 tháng/lần.
Mỗi nam giới đều nên nắm rõ triệu chứng, nguyên nhân, cách phòng ngừa và điều trị bệnh tinh trùng yếu. Việc đảm bảo sức khỏe của các tinh binh giúp đảm bảo khả năng sinh sản và phong độ của các quý ông, mang đến kết quả trọn vẹn cho tình cảm đôi lứa, gia đình.
Xem thêm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!