Đông Trùng Hạ Thảo Bị Mốc Có Dùng Được Không? Nên Làm Gì?
Đông trùng hạ thảo là một dược liệu quý giá, được biết đến với nhiều lợi ích sức khỏe và công dụng trong y học. Tuy nhiên, do đặc tính nhạy cảm với môi trường, đông trùng hạ thảo rất dễ bị mốc nếu không được bảo quản đúng cách. Tình trạng này không chỉ làm giảm giá trị dinh dưỡng của dược liệu mà còn có thể gây hại cho sức khỏe người dùng. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu các yếu tố dẫn đến nấm mốc và cách bảo quản hiệu quả để giữ cho đông trùng hạ thảo luôn trong tình trạng tốt nhất.
Cách nhận biết đông trùng hạ thảo bị mốc
Để xác định xem đông trùng hạ thảo có bị mốc hay không, bạn có thể dựa vào các dấu hiệu sau:
Đông trùng hạ thảo khô
- Màu sắc của đông trùng hạ thảo bị thay đổi, xuất hiện các vệt đen hoặc xỉn màu, không còn giữ được màu sắc tươi mới như lúc mới mua.
- Trên bề mặt của đông trùng hạ thảo xuất hiện những đốm mốc màu đen hoặc trắng, dấu hiệu sự phát triển của nấm mốc.
- Khi ngửi có thể cảm nhận được mùi ẩm mốc, cho thấy sản phẩm đã bị nhiễm khuẩn hoặc không còn đảm bảo chất lượng.
Đông trùng hạ thảo tươi
Đông trùng hạ thảo tươi dễ bị mốc hơn nhiều so với loại khô, đặc biệt là các sản phẩm nấm đông trùng hạ thảo.
- Dễ bị mốc hơn loại khô nếu không được sơ chế và bảo quản đúng cách.
- Xuất hiện các mốc trắng trên bề mặt, ngọn dược liệu có thể chuyển màu đen và bị thối nhũn.
- Có mùi ẩm mốc khó chịu.
- Trong điều kiện bảo quản tiêu chuẩn, thời gian lưu trữ chỉ khoảng một tháng, do đó cần được sơ chế trước khi lưu trữ lâu dài.
Nhận biết những dấu hiệu này giúp bạn đảm bảo chất lượng và giá trị dinh dưỡng của đông trùng hạ thảo khi sử dụng.
Nguyên nhân khiến đông trùng hạ thảo bị mốc
Đông trùng hạ thảo là dược liệu quý, nhưng dễ bị mốc nếu không được bảo quản đúng cách. Dưới đây là hai nguyên nhân chính:
- Nhiệt độ không cao: Bảo quản đông trùng hạ thảo ở nơi nhiệt độ cao và không gian kín tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm phát triển, dễ gây nấm mốc trên dược liệu.
- Độ ẩm cao: Khi độ ẩm không khí vượt 90%, nấm và vi khuẩn phát triển nhanh chóng, đặc biệt là trên đông trùng hạ thảo tươi. Ngoài ra, nếu sản phẩm không đảm bảo chất lượng, lượng nước trong đông trùng khô còn nhiều, kết hợp với điều kiện môi trường có thể dẫn đến nấm mốc từ bên trong.
Đông trùng hạ thảo nấm mốc có thể sử dụng nữa hay không?
Đây là câu hỏi khá nhiều người đặt ra, vì vốn dĩ giá tiền của dược liệu này không rẻ, nếu bỏ đi sẽ thấy vô cùng tiếc. Thực tế, với các phần đông trùng bị mốc ở mức độ nhẹ, chỉ xuất hiện phấn trắng và không quá khoảng 5% tổng diện tích, chúng ta vẫn có thể dùng được sau khi đã có các biện pháp loại bỏ mốc đúng cách.
Đối với các phần đông trùng đã mốc nặng, nấm lan rộng khắp bề mặt với màu xanh, vàng hay đen, tuyệt đối không sử dụng để tránh xảy ra các tác hại nguy hiểm cho sức khỏe.
Làm gì khi đông trùng hạ thảo bị ẩm mốc?
Như chúng tôi vừa chia sẻ ở trên, với nguồn đông trùng bị mốc trắng nhẹ, chúng ta vẫn có thể xử lý để tiếp tục sử dụng, cách thức cụ thể như sau:
Bước 1:
- Khi thấy phần mốc trắng tương đối ít, chúng ta cần tách riêng ra khỏi phần dược liệu vẫn còn tốt.
- Với những phần đã mốc nặng cần bỏ đi.
Bước 2:
- Đem phần đông trùng bị mốc đi rửa nhẹ nhàng với nước muối loãng, nồng độ muối chỉ nên nằm trong khoảng 20 – 30% để không làm mất hết dưỡng chất của dược liệu.
- Sau khi đã rửa qua một lần nước muối, bạn rửa thêm lần nữa với nước muối ấm, đông trùng khô nên dùng nước có nhiệt độ đảm bảo từ 65 – 70 độ sẽ tốt nhất. Với đông trùng tươi, nước khoảng 100 độ và không ngâm quá lâu trong nước. Chỉ rửa 1 – 2 lần và vớt ra để tiếp tục xử lý mốc.
Bước 3:
- Khử khuẩn cho đông trùng bằng cách sấy khô hoặc phơi ở những khu vực râm mát, tránh đem dược liệu ra ngoài trời nắng gắt sẽ làm mất chất.
- Khi đông trùng đã khô hoàn toàn, để cho nguội hẳn và bỏ vào bình thủy tinh đậy kín nắp hoặc dùng túi hút chân không.
Mặc dù đã xử lý hết các phần nấm mốc nhưng bạn vẫn nên kiểm tra trạng thái của dược liệu đều đặn để kịp thời phát hiện các vết mốc mới. Sau khi đã loại bỏ nấm, chúng ta chỉ dùng trong vòng 15 ngày đối với đông trùng tươi, loại khô có thể để được lâu hơn trong khoảng vài tháng nếu bảo quản tốt.
Trên đây là các bước xử lý đông trùng hạ thảo khi không may bị mốc bạn có thể tham khảo và làm theo. Tuy nhiên để đảm bảo chất lượng tốt nhất cho dược liệu phục vụ sức khỏe con người bạn nên chú ý bảo quản đúng cách ngay từ đầu, tránh để tiền mất, tật mang nhé.
Có nên dùng đông trùng hạ thảo đã hết hạn?
Ngoài việc quan tâm các loại đông trùng hạ thảo bị mốc có dùng được không, có nhiều khách hàng cũng rất thắc mắc rằng liệu dược liệu khi đã quá hạn sử dụng còn có thể tiếp tục dùng. Đối với vấn đề này, còn phải xét vào yếu tố đông trùng của bạn là nguyên bản hay đã trải qua quá trình bào chế thành các dạng chế phẩm khác nhau.
Với dạng nguyên bản, thông thường sẽ dùng trong thời hạn 1 năm để đảm bảo lượng dưỡng chất ở mức tốt nhất, phát huy được hết công dụng đối với sức khỏe. Nếu người dùng áp dụng các biện pháp bảo quản tốt hơn, có thể giữ đông trùng trong khoảng 6 tháng hoặc tối đa là thêm 1 năm nữa cho tới khi dược liệu bắt đầu nhạt màu dần.
Với chế phẩm của đông trùng, khi đã đến thời gian, bạn không nên sử dụng nữa, lúc này các chất đều đã bị biến đổi, không thể cho hiệu quả, thậm chí còn gây ra các tác hại nếu tiếp tục dùng.
Các cách bảo quản đông trùng hạ thảo lâu nhất
Có khá nhiều phương pháp để chúng ta bảo quản đông trùng hạ thảo được lâu dài và không xảy ra nấm mốc. Bạn có thể tham khảo dưới đây:
Sấy hoặc phơi khô
Với cách làm này, chúng ta có thể giữ đông trùng hạ thảo được lâu hơn so với việc bảo quản trong tủ lạnh. Việc sấy hay phơi khô sẽ không làm mất đi các dưỡng chất vốn có trong dược liệu, thậm chí các trường hợp lưu trữ tốt có thể để tới 24 tháng.
Cách bảo quản:
- Mang đông trùng hạ thảo ra sấy hoặc phơi khô ở những nơi có bóng râm, tránh để tiếp xúc với nguồn nắng mạnh sẽ làm mất dưỡng chất.
- Sau khi đã sấy khô, đợi cho đông trùng đã thoát hết nhiệt nóng sẽ cho vào hũ thủy tinh hoặc túi nilon kín, ngoài ra có thể nghiền thành bột mịn.
Ngâm với mật ong
Đông trùng hạ thảo có thể ngâm mật ong giúp bảo quản lâu dài, hơn nữa đây còn là cách gia tăng công dụng cho dược liệu, giúp người dùng đạt được nhiều hiệu quả hơn trong việc chăm sóc sức khỏe.
Cách bảo quản:
- Sử dụng đông trùng hạ thảo tươi, rửa sạch rồi để cho ráo nước.
- Xếp đông trùng vào hũ thủy tinh đã khử trùng, bình cần khô sạch và đổ mật ong sao cho ngập hết dược liệu.
- Đậy kín nắp bình và để ở nơi khô ráo, tránh nơi quá nóng hoặc ẩm ướt.
Bảo quản lạnh
Bảo quản trong tủ lạnh là cách thức phổ biến nhất đối với nguồn đông trùng hạ thảo tươi nhằm giữ được lượng dưỡng chất như ban đầu. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, dù trong môi trường nhiệt lạnh nhưng tốt nhất vẫn nên sử dụng trong vòng 2 tuần để có được hiệu quả cao nhất.
Cách bảo quản:
- Cho đông trùng hạ thảo vào các túi hoặc hộp đựng kín, bảo quản trong môi trường tủ lạnh có nhiệt độ 3 – 4 độ C.
- Cần chắc chắn miệng túi hoặc hộp đã đóng kín để tránh ám mùi thực phẩm khác cũng như ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập.
Ngâm rượu đông trùng hạ thảo
Cách bảo quản này rất thích hợp với phái mạnh để có thể sử dụng trong thời gian dài giúp cải thiện nhiều vấn đề sức khỏe, sinh lý.
Cách bảo quản:
- Dùng đông trùng hạ thảo tươi, rửa sạch và cũng để cho khô nước hoàn toàn.
- Chuẩn bị bình thủy tinh sạch cùng lượng rượu vừa đủ.
- Cho đông trùng vào bình, thêm rượu và bọc kín nắp bình.
- Ngâm rượu đông trùng hạ thảo sau khoảng 1 tháng sẽ có thể bắt đầu sử dụng.
Hút chân không
Để tránh đông trùng hạ thảo bị mốc, bạn có thể bảo quản bằng cách hút chân không sẽ giữ được khá lâu, áp dụng được cho cả loại tươi và loại khô.
Cách bảo quản:
- Đối với loại tươi, sau khi đã sơ chế sạch, chúng ta cho vào túi hút chân không rồi bảo quản trong tủ lạnh tương tự cách làm đã được chia sẻ ở trên.
- Với loại khô, bạn có thể để nguyên sợi hoặc nghiền bột mịn và cho vào túi, sau đó cất đông trùng ở những nơi khô ráo, thoáng mát.
Lưu ý khi bảo quản đông trùng hạ thảo
Bảo quản đúng cách đông trùng hạ thảo giúp tránh nấm mốc, duy trì giá trị dinh dưỡng và đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Dưới đây là những lưu ý quan trọng:
- Bạn nên dùng đồ thủy tinh hoặc sứ để bảo quản và chế biến đông trùng hạ thảo, tránh dùng vật dụng kim loại để không gây phản ứng hóa học có hại.
- Khi lấy đông trùng hạ thảo ra sử dụng, cần đậy kín ngay sau khi lấy để tránh tiếp xúc lâu với không khí.
- Chỉ nên mua đông trùng hạ thảo với số lượng vừa đủ để sử dụng trong thời gian ngắn, tránh dư thừa gây ra nấm mốc.
- Khi mua đông trùng hạ thảo, cần kiểm tra kỹ để tránh sản phẩm đã bị mốc.
- Kiểm tra định kỳ để phát hiện sớm dấu hiệu nấm mốc và xử lý kịp thời nhằm giảm thiểu thiệt hại.
- Bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ánh nắng trực tiếp và những nơi có nhiệt độ quá cao, như gần bếp hoặc lò sưởi.
- Đông trùng hạ thảo có thể bị mốc do bảo quản sai cách hoặc do nhà cung cấp không đảm bảo chất lượng. Sản phẩm chưa được sấy khô hoàn toàn, còn dư nước dễ bị mốc khi tiếp xúc với môi trường.
Bằng cách tuân thủ những lưu ý trên, bạn có thể giữ đông trùng hạ thảo trong điều kiện tốt nhất, đảm bảo sản phẩm luôn an toàn và hiệu quả khi sử dụng.
Đông trùng hạ thảo bị mốc nên xử lý thế nào, tiếp tục bảo quản ra sao đã được giải đáp chi tiết. Người dùng khi chọn mua cũng cần tìm đến những địa chỉ uy tín để đảm bảo chất lượng của sản phẩm, từ đó có được các tác dụng tốt nhất trong quá trình sử dụng.
XEM THÊM:
- Đông trùng hạ thảo dùng cho đối tượng nào? Những ai không nên sử dụng? Lưu ý gì?
- 7 cách sử dụng đông trùng hạ thảo khô cho hiệu quả tốt nhất
Nhận tư vấn từ hội động chuyên môn của Đông Trùng Hạ Thảo VietFarm
- Đặt lịch nhanh chóng
- Tư vấn miễn phí
- Nhận quà tặng hấp dẫn
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!