Đau Đầu Vùng Chẩm: Dấu Hiệu, Cách Điều Trị Hiệu Quả Nhất
Đau đầu vùng chẩm thuộc một trong những thể đau đầu gây ra các biểu hiện dữ dội và có xu hướng tăng dần theo thời gian. Việc nắm bắt được nguyên nhân cụ thể sẽ giúp quá trình điều trị diễn ra thuận lợi và có kết quả tốt hơn. Chi tiết các thông tin về bệnh sẽ được chia sẻ chi tiết ngay dưới đây.
Bệnh đau đầu vùng chẩm là gì?
Đau đầu là vấn đề bất cứ ai cũng có thể gặp phải, theo đó tình trạng này còn xảy ra với nhiều thể khác nhau, mức độ nặng nhẹ cũng có sự khác biệt. Trong đó, đau đầu vùng chẩm là loại đau đầu có mức độ tương đối nặng, diễn biến phức tạp.
Khoa học gọi đau đầu vùng chẩm là bệnh đau đầu Arnold, xảy ra khi các dây thần kinh chẩm bị tổn thương bởi một yếu tố tác động nào đó. Dây thần kinh chẩm thường sẽ chạy từ đốt sống cổ C2, C3, tạo ra các cơn đau ở sau đầu, lan sang cả hai bên và đôi khi còn gây ra cảm giác đau nhói ở hốc mắt.
Đau nhức đầu vùng chẩm do đâu?
Để có thể đưa ra các phác đồ chữa trị phù hợp, các bác sĩ cần biết được nguyên nhân khởi phát của những cơn đau này là gì. Hiện nay, y học đã nghiên cứu và tìm ra được các yếu tố dẫn tới đau đầu vùng chẩm gồm:
- Vùng cổ của bệnh nhân bị bệnh gai đốt sống, viêm khớp cổ, cổ thường cúi gập hoặc ngửa cổ quá lâu trong thời gian dài.
- Bị nhiễm trùng, xuất huyết, mắc bệnh tiểu đường hoặc các khối u.
- Bệnh nhân bị va đập mạnh dẫn tới chấn thương ở khu vực chẩm.
- Ngoài ra, đau đầu vùng chẩm cũng có thể là hệ quả của phương pháp trị liệu Chiropractic.
Triệu chứng bệnh thường gặp
Đau thần kinh chẩm thường bị nhiều người nhầm lẫn với chứng đau nửa đầu Migraine, các dấu hiệu không có quá nhiều sự khác biệt với các thể đau đầu khác. Thông thường, để biết chính xác bản thân đang có đang bị đau đầu vùng chẩm hay không, bệnh nhân sẽ cần tới bệnh viện làm chẩn đoán.
Dưới đây là một số triệu chứng thường gặp của đau đầu vùng chẩm:
- Đau đầu vùng cổ và sau gáy, bệnh nhân bị các cơn đau nhói, đau giật mạnh khá đột ngột.
- Càng về sau, cơn đau càng dễ lan sang hai bên, khu vực nền hộp sọ cũng có cảm giác đau nhức.
- Khi bệnh nhân có các cử động dù ở mức độ nhẹ tại đầu và cổ đều sẽ thấy đau tăng mạnh, ngay cả khi nằm ngủ cũng khó chịu vô cùng.
- Vùng hốc mắt bị đau hơn và dễ bị tác động bởi các nguồn sáng.
- Vùng da đầu nhạy cảm hơn với mọi tác động, bệnh nhân dù chải đầu hay vuốt nhẹ chân tóc đều có cảm giác khó chịu lan rộng.
Đau nhức đầu vùng chẩm có tác hại gì không?
Đau đầu vùng chẩm có thể gây ra ảnh hưởng gì nguy hại cho sức khỏe tổng thể không? Với bệnh lý này, các bác sĩ chuyên khoa cho biết, đau nhức đầu luôn gây ra các tác động tiêu cực tới công việc, các hoạt động nghỉ ngơi cũng như sinh hoạt mỗi ngày của bệnh nhân.
Đặc biệt, với các bệnh nhân bị đau dây thần kinh chẩm lớn sẽ có thể gây kéo theo đau dây thần kinh sinh ba, từ đó gây ra các cơn đau bất ngờ, thậm chí xảy ra tai nạn vì cơ thể bệnh nhân không kịp thời chống đỡ.
Hiện nay, theo số liệu từ các cơ sở y tế đưa ra, đau thần kinh chẩm còn có thể là lời cảnh báo cho những căn bệnh ung thư, gai đốt sống hoặc các bệnh lý nhiễm trùng và có nguy cơ xảy ra khá cao.
Cách chẩn đoán bệnh chi tiết
Chẩn đoán bệnh giúp nhận biết được các nguyên nhân khởi phát đau đầu vùng chẩm cũng như mức độ tổn thương và tìm ra hướng giải quyết phù hợp. Bệnh nhân cần tới cơ sở y tế chất lượng để tiến hành kiểm tra chi tiết.
Quy trình thường sẽ bao gồm thăm khám lâm sàng và cả cận lâm sàng. Bác sĩ sẽ hỏi bệnh nhân một số vấn đề sau:
- Bắt đầu có các cơn đau bất thường từ thời điểm nào.
- Tần suất xuất hiện đau đầu.
- Mức độ của các biểu hiện.
- Có bệnh lý nền hay sức khỏe đang gặp vấn đề gì không,…
Sau đó, bệnh nhân sẽ tiếp tục được hướng dẫn làm một số kiểm tra khác để cho kết quả đánh giá bệnh cuối cùng với các kỹ thuật gồm:
- Chụp CT: Thực hiện chụp CT cho cả não bộ cũng như vùng cổ vai gáy, nếu có bệnh lý liên quan tới cột sống hoặc não sẽ phát hiện được.
- Chụp MRI: Nhằm thực hiện kiểm tra hiện trạng của những vị trí không thể quan sát được bằng CT.
- Xét nghiệm máu: Bao gồm việc đánh giá công thức máu, tốc độ lắng máu và sinh hóa máu.
- Phong bế thần kinh: Bệnh nhân bị đau đầu vùng chẩm có thể cần thực hiện phong bế thần kinh thông qua tiêm thuốc để các bác sĩ đánh giá chi tiết các biểu hiện đau.
Tham khảo thông tin: Đau Đầu Mệt Mỏi: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Biện Pháp Đẩy Lùi
Giải pháp điều trị đau đầu vùng chẩm hiệu quả
Nhức đầu vùng chẩm nếu điều trị từ sớm sẽ giúp rút ngắn thời gian phục hồi cho bệnh nhân, hạn chế được nhiều biến chứng nguy hiểm. Đối với bệnh lý này, phương pháp chữa trị có thể là thuốc Tây, Đông y, mẹo dân gian hoặc phẫu thuật trong một số trường hợp cần thiết.
Thuốc Tây chữa đau đầu vùng chẩm
Các loại thuốc của Tây y đều cho tác dụng tương đối nhanh trong việc kiểm soát các cơn đau, hạn chế các áp lực tại dây thần kinh. Theo đó, bệnh nhân thường sẽ được bác sĩ kê đơn thuốc với những loại như:
- Nhóm thuốc chống động kinh: Có thể dùng Carbamazepine, Gabapentin tùy theo hướng dẫn từ các bác sĩ.
- Thuốc giãn cơ: Phổ biến nhất là 3 loại Notrixum, Rocuronium, Acrium với tác dụng cực nhanh chóng, giảm căng đau da đầu, đau mỏi vùng cơ quanh đầu.
- Thuốc chống trầm cảm: Citalopram, Escitalopram (Lexapro), Fluvoxamine,… sử dụng trong một thời gian ngắn.
Ngoài ra, tùy vào từng bệnh nhân sẽ có sự thay đổi đơn thuốc riêng, cũng có trường hợp sẽ cần dùng tới thuốc tiêm để cho kết quả giảm đau đầu tốt nhất.
Phẫu thuật: Với những ca bệnh dùng thuốc nhưng không cho tác dụng như mong muốn hoặc bệnh không thể điều trị bằng thuốc thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật. Những kỹ thuật được ứng dụng hiện nay gồm có: Kích thích tủy sống, dây thần kinh chẩm, cắt bỏ hạch tủy sống,…
Chữa đau đầu vùng chẩm với thuốc Đông y
Thuốc Đông y cũng được sử dụng để điều trị đau đầu vùng chẩm khá phổ biến hiện nay. Thuốc dùng các loại dược liệu quen thuộc trong thiên nhiên, đảm bảo an toàn, có tác dụng tốt và lâu dài. Việc bệnh nhân sử dụng liên tục trong một thời gian cũng sẽ không gây hại cho cơ thể.
Bệnh nhân có thể tham khảo các bài thuốc Đông y chữa đau đầu vùng chẩm sau đây:
Bài thuốc số 1:
- Dược liệu: Sài hồ, cát cánh, chỉ xác, đào nhân, đương quy, xuyên khung, cam thảo, xích thược, ngưu tất, hồng hoa, sinh địa, hồng hoa.
- Cách dùng: Bệnh nhân đem thuốc sắc cùng 1 lít nước để thu về 1 bát con. Nước thuốc uống vào buổi sáng, trưa và tối đều đặn hàng ngày.
Bài thuốc số 2:
- Dược liệu: Đương quy, chi tử, hoàng cầm, bạch chỉ, xuyên khung, thạch cao, trích thảo, cúc hoa, trần bì, đại hoàng, đan bì.
- Cách dùng: Cho thuốc vào ấm, thêm 5 – 6 bát nước để sắc sôi cạn còn 1 bát. Uống thuốc đều đặn hàng ngày theo liệu trình đã được hướng dẫn.
Bài thuốc số 3:
- Dược liệu: Tế tân, cam thảo, thạch cao, cúc hoa, phòng phong, hương phụ, xuyên khung, khương hoạt, bạc hà, kinh giới, cát căn.
- Cách dùng: Cho thuốc vào ấm sắc cùng 700ml nước, khi phần nước sôi cạn còn khoảng 300ml sẽ dừng sắc và lấy thuốc uống khi còn ấm.
Mẹo giảm cơn đau tại nhà
Đối với những người bị đau đầu vùng chẩm thể nhẹ, có thể tham khảo áp dụng một số cách giảm đau đơn giản tại nhà như sau:
- Massage: Thực hiện massage cho vùng cổ, vai gáy và sau đầu là cách thức không phức tạp nhưng cho hiệu quả khá tốt. Từ đó người bệnh có thể giải tỏa căng thẳng tinh thần, giảm căng tức da đầu, không bị các cơn đau gây gián đoạn giấc ngủ.
- Chườm nhiệt: Biện pháp này có thể áp dụng cho nhiều thể đau đầu khác nhau. Nguồn nhiệt giúp máu dễ dàng lưu thông hơn, giảm áp lực chèn ép lên các dây thần kinh và tạo sự thư giãn cho bó cơ.
- Lựa chọn nơi yên tĩnh để nghỉ ngơi: Khi bị đau đầu, bạn không nên cố gắng làm việc hay suy nghĩ căng thẳng gì đó vì chỉ khiến tình trạng nặng hơn. Lúc này, nên tìm một chỗ đảm bảo yên tĩnh để nghỉ ngơi khoảng 30 phút, các dây thần kinh sẽ tranh thủ điều tiết hoạt động, máu vận chuyển lên não bộ ổn định hơn.
Chia sẻ biện pháp phòng ngừa đau đầu vùng chẩm
Khi thực hiện các biện pháp chăm sóc, bảo vệ sức khỏe phù hợp, chúng ta có thể hạn chế nguy cơ xảy ra đau đầu vùng chẩm cùng nhiều bệnh khác. Cụ thể các phòng ngừa gồm:
- Có thời gian làm việc và nghỉ ngơi phù hợp, không để tinh thần căng thẳng quá mức.
- Ngủ sớm và ngủ đủ giấc.
- Nên tập thể dục thể thao hàng ngày, ăn uống đủ chất, hạn chế dùng các loại chất kích thích, thức uống có cồn.
- Ngồi làm việc đúng tư thế và nên đứng dậy thư giãn thường xuyên, không nên ngồi một chỗ quá lâu.
- Thăm khám sức khỏe định kỳ hàng năm nhằm phát hiện sớm các yếu tố nguy cơ gây đau đầu.
Đau đầu vùng chẩm không còn là bệnh lý xa lạ hiện nay, việc điều trị như thế nào sẽ cần phải có sự tư vấn chi tiết từ các bác sĩ. Vì vậy bệnh nhân cần tới bệnh viện kịp thời, thực hiện nghiêm túc những hướng dẫn để chấm dứt bệnh và ngăn chặn các biến chứng một cách hiệu quả nhất.
Tham khảo:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!