Ho Mãn Tính Là Bệnh Gì? Có Chữa Khỏi Được Hay Không?
Ho mãn tính là bệnh gì sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, cần người có chuyên môn chuẩn đoán mới có thể xác định được chính xác. Khi cơ thể có những dấu hiệu bất thường như ho lâu ngày không khỏi, đau họng, thở khò khè,… nên đến gặp bác sĩ để được hỗ trợ, khả năng chữa khỏi là rất cao nếu kịp thời và đúng cách.
Ho mãn tính là bệnh gì?
Ho mãn tính (Chronic Cough) là bệnh lý liên quan đến đường hô hấp với những cơn ho kéo dài dai dẳng (trên 8 tuần) chưa được điều trị dứt điểm, nhiều nhất là vào ban đêm. Làm ảnh hưởng khá nhiều đến giấc ngủ, khiến tinh thần mệt mỏi và sức khỏe suy giảm, cơ thể không còn được khỏe mạnh như ban đầu.
Đây cũng có thể là triệu chứng của nhiều bệnh lý hoặc vấn đề sức khỏe nhẹ và nghiệm trọng. Điển hình là bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, hen suyễn, nhiễm trùng đường hô hấp trên, giãn phế quản, xơ nang, ung thư phổi, Sarcoidosis, chảy dịch mũi sau, trào ngược dạ dày thực quản, viêm tiểu phế quản, trào ngược họng thanh quản, viêm phế quản dị ứng, xơ phổi vô căn,….
Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
Bệnh khởi phát khi mô phổi bị tổn thương/tắc nghẽn do thường xuyên hít vào cơ thể những chất kích thích không tốt trong một khoảng thời gian dài. Ví dụ như bụi bặm, khói thuốc lá, khói khí đốt nhiên liệu, khói hóa chất,….
Gây ra những triệu chứng như ho mãn tính, khó thở, sốt nhẹ, đau ngực, nhiễm trùng đường hô hấp trên, ho có đờm, thở khò khè. Nếu không được điều trị kịp thời và dứt điểm sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm như suy tim, tăng áp phổi, viêm phổi nặng, tăng huyết áp,….
Hen suyễn (hen phế quản)
Bệnh có thể gặp ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Khởi phát khi cơ thể phản ứng trước những dị nguyên gây dị ứng (không khí lạnh, mạt nhà, khói thuốc lá, xúc cảm mạnh, bụi bặm,…) hoặc trong nhà có người thân có tiền sử mắc bệnh nên sẽ có liên quan khá nhiều đến những tác nhân bên ngoài môi trường và những yếu tố mang tính di truyền.
Dấu hiệu nhận biết là ho, khạc đàm, rối loạn giấc ngủ, thở nhanh, thở dốc, thở rít hoặc thở khò khè, đau ngực,…. Người bệnh nên đến bệnh viện thăm khám ngay từ giai đoạn đầu để có hiệu quả điều trị cao nhất và có thể bảo vệ bản thân tránh khỏi những biến chứng nguy hiểm một cách tối đa.
Nhiễm trùng đường hô hấp trên
Xảy ra khi một/nhiều cơ quan thuộc đường hô hấp trên như thanh quản, mũi, xoang, hầu,… bị viêm nhiễm. Gây ra những triệu chứng như sốt, sổ mũi, ho khan, rối loạn tiêu hóa, khó thở, chảy nước mũi, ho có đờm, thở khò khè, biếng ăn,…. Khiến cho sức khỏe sa sút, tinh thần uể oải và khó chịu.
Nếu không xử lí đúng cách và kịp thời có thể khiến đường hô hấp dưới bị nhiễm trùng theo, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Nặng nhất cả hai tự làm hại nhau, khiến tình trạng chuyển biến nặng hơn và có nguy cơ tử vong cao. Ngoài ra, còn có thể gặp các biến chứng nguy hiểm khác như viêm cầu thận, viêm não, thấp khớp cấp,….
Giãn phế quản
Bệnh gặp ở nam nhiều hơn nữ. Độ tuổi mắc phải nhiều nhất là thanh thiếu niên. Dấu hiệu nhất biết là ho kéo dài với nhiều đờm lẫn mũ, sốt cao, mệt mỏi, chán ăn, mất ngủ, đau tức ngực, khó thở,…. Làm ảnh hưởng không nhỏ đến công việc, cuộc sống và đặc biệt là sức khỏe, tinh thần.
Bệnh có thể được điều trị bằng thuốc kháng sinh, áp dụng những biện pháp liên quan đến dẫn lưu đờm (ho, khạc đờm sâu,…). Sau một thời gian, các triệu chứng sẽ dần thuyên giảm và sức khỏe chuyển biến tích cực hơn, không còn cảm thấy khó chịu và lo lắng.
Xơ nang
Bệnh khiến cho cơ thể sản sinh ra những chất nhầy dày làm tắc nghẽn ống dẫn và những đường ống khác của phổi, tuyến tụy, đường tiêu hóa. Gây nhiễm trùng nặng và làm xuất hiện khá nhiều vấn đề tiêu cực có liên quan tới tiêu hóa, thậm chí là đe dọa tới tính mạng hoặc ảnh hưởng xấu tới hệ thống sinh sản cùng tuyến mồ hôi ở nam giới.
Triệu chứng của bệnh xuất hiện nhiều hoặc ít sẽ phụ thuộc theo mức độ nghiêm trọng. Thông thường, có thể nhận biết nếu bị hụt hơi, ho dai dẳng, mệt mỏi, đau bụng, phân có mùi hôi, tắc nghẽn ruột, hay bị nhiễm trùng phổi, thở khò khè, nghẹt mũi, sụt cân bất thường, táo bón,….
Ung thư phổi
Trong giai đoạn đầu, triệu chứng của bệnh còn rất ít nên khó phát hiện. Đa số trường hợp là biết thông qua các phương pháp chuẩn đoán khi đến bệnh viện thăm khám trong giai đoạn đã tiến triển nặng và di căn sang những cơ quan khác ở bên trong cơ thể.
Những triệu chứng thường gặp nhất là đau lưng, thở khò khè, đau đầu, khó thở, mệt mỏi, đau ngực, sụt cân, ho mãn tính, ho ra máu, khàn giọng,…. Ai cũng có thể là đối tượng mắc bệnh nên không được chủ quan, nên quan tâm đến sức khỏe nhiều hơn để nếu gặp phải trường hợp không mong muốn có thể điều trị sớm, tăng khả năng sống.
Bệnh Sarcoidosis (u hạt)
Nguyên nhân gây bệnh là do hệ miễn dịch phản ứng trước một hoặc nhiều chất lạ, chẳng hạn như dị vật ở trong không khí. Khi khởi phát, cơ thể sẽ xuất hiện một số vấn đề bất thường như mệt mỏi, mờ mắt, sụt cân, sốt, ho khan dai dẳng, đau ngực, khó thở, sưng hạch bạch tuyết, thở khò khè, phát ban,….
Trong đa số trường hợp mắc bệnh đều tự thói lui, không gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Nhưng vẫn có một số khác gặp phải các biến chứng, gây ảnh hưởng tiêu cực lên những cơ quan bên trong cơ thể như đục thủy tinh thể, nhịp tim bất thường, tăng nhãn áp, liệt mặt,… nên cần điều trị càng sớm càng tốt.
Chảy dịch mũi sau (Post Nasal Drips)
Là tình trạng dịch chảy lần lượt từ hệ thống xoang đi qua mũi và đến vị trí thành sau của họng. Gây ra những triệu chứng khó chịu như ho nhiều, buồn nôn, vướng/ngứa/đau họng, hơi thở hôi, thường xuyên phải hắng giọng, nuốt/nhổ chất nhầy nhiều hơn mức bình thường,….
Nếu kéo dài trên 10 ngày và đã dùng những cách điều trị tại nhà nhưng vẫn không cải thiện thì người bệnh cần đến bệnh viện để thăm khám, tìm nguyên nhân và có biện pháp tốt hơn để đẩy lùi triệu chứng và phục hồi sức khỏe. Điều này cũng giúp tránh được các biến chứng nguy hiểm về sau.
Trào ngược dạ dày thực quản
Nguyên nhân có thể đến từ tác dụng phụ của thuốc tây, bệnh nhiễm trùng hoặc tổn thương thực quản, thừa cân béo phì, hút nhiều thuốc lá, thường xuyên uống rượu bia, căng thẳng kéo dài,…. Nếu không chủ động chữa trị sớm với những biện pháp phù hợp sẽ có nguy cơ bị barrett/sưng viêm/bó hẹp/ung thư thực quản hoặc gây hại đến đường hô hấp (khó thở, viêm họng,…).
Triệu chứng để nhận biết bệnh là ho, tiết nhiều nước bọt một cách đột ngột, liên tục buồn nôn và nôn, tức ngực, thường xuyên bị ợ nóng/ợ chua hoặc ợ hơi, khó thở, đắng miệng,…. Riêng ở trẻ nhỏ có thể lười ăn, thở khò khè và người lớn là khó nuốt thức ăn. Nhưng để xác định chính xác nhất vẫn cần khám lâm sàng, chụp X-quang, nội soi, xem xét độ pH ở trong thực quản,….
Viêm tiểu phế quản
Gây ra bởi virus. Khi virus đi vào cơ thể và tác động tới tiểu phế quản khiến chứng bị tổn thương/nhiễm trùng, trở nên sưng viêm hoặc tắc nghẽn làm chặn đứng quá trình lưu thông oxy, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Bệnh có thể xảy ra ở mọi đối tượng, bao gồm người lớn và trẻ nhỏ.
Khi bệnh khởi phát, cơ thể sẽ xuất hiện các dấu hiệu cảnh báo như ho, thở nhanh, mệt mỏi, sốt nhẹ, da tái xanh, thở hụt hơi,…. Tuy nhiên, chúng lại rất dễ nhầm lẫn với những bệnh lý liên quan đến đường hô hấp khác, khiến người bệnh chủ quan và không điều trị kịp thời làm tăng nguy cơ gặp biến chứng.
Trào ngược họng thanh quản
Khởi phát khi dịch vị ở trong dạ dày bị trào ngược lên trên thực quản rồi lần lượt đi đến cổ họng và những vị trí khác như dây thanh quản, đường mũi. Nếu mắc phải, người bệnh có thể gặp phải những triệu chứng mơ hồ như ho kéo dài, đắng trong cổ họng, khó thở, khàn tiếng, nhai nuốt khó khăn, đau rát cổ họng,….
Nếu bệnh xảy ra ở trẻ, triệu chứng có thể giống và khác một chút như khàn giọng, ho, hay quấy khóc, không/chậm tăng cân, chán ăn, viêm tai, buồn nôn,…. Nguyên nhân gây bệnh có thể đến từ việc cơ vòng thực quản suy yếu. Đồng thời, nguy cơ mắc phải sẽ tăng cao hơn bình thường nếu thuộc những đối tượng như thừa cân béo phì, đang mang thai,….
Viêm phế quản dị ứng (hen suyễn dị ứng)
Biểu hiện của bệnh dễ nhầm lẫn với bệnh viêm phế quản và cảm cúm như ho dai dẳng (nhất là vào ban đêm), tiết nhiều dịch nhầy ở miệng hoặc mũi, sốt, thở khò khè,…. Nhưng vẫn có thể phân biệt được, bởi khi tiếp xúc trực tiếp với những tác nhân gây ra dị ứng (bụi bẩn, phấn hoa, khói thuốc lá hoặc hơi hóa chất) sẽ làm cho mức độ bệnh trở nên trầm trọng hơn.
Bệnh thường xảy ra nhẹ hoặc trung bình, không ảnh hưởng quá tiêu cực đến sức khỏe. Nhưng nếu chủ quan không điều trị sớm và đúng cách, đặc biệt là ở trẻ em thì có thể sẽ làm cho ống phế quản bị sưng viêm nặng, chặn đường hô hấp gây ngạt thở và đe dọa tới tính mạng (tử vong).
Xơ phổi vô căn (xơ phổi nguyên phát)
Không có nguyên nhân gây bệnh rõ ràng. Theo các chuyên gia thì có thể do những yếu tố nguy cơ như hút thuốc lá, bị trào ngược dạ dày thực quản, tác dụng phụ của thuốc (Cyclophosphamide, Azathioprine, Methotrexate,…), nhiễm virus, môi trường làm việc hoặc sinh sống bị ô nhiễm,….
Dấu hiệu nhận biết là ho dai dẳng kéo dài, khó chịu ở ngực, hít thở khó khăn, mệt mỏi, sụt cân,…. Lúc này, người bệnh nên đến gặp bác sĩ để thăm khám và có phương pháp chữa trị phù hợp, hiệu quả nhất như dùng thuốc tây theo chỉ định (Nintedanib, Pirfenidone,…), vật lí trị liệu hoặc phục hồi chức năng cho hệ hô hấp, ghép phổi,….
Bên cạnh đó, có những yếu tố nguy cơ có thể khiến các cơn ho dễ khởi phát hơn bình thường. Theo nghiên cứu, hút nhiều thuốc lá khiến phổi tổn thương, làm tăng khả năng bị ho mãn tính; làm việc trong môi trường ô nhiễm, nhiều hóa chất, dùng than nấu ăn/sưởi ấm tạo ra khói/hơi độc hoặc không tốt cho sức khỏe, khi hít vào liên tục trong thời gian dài cơ thể sẽ có thể phản ứng lại bằng những cơn ho dai dẳng.
Giữa hai giới tính khác nhau cũng có tỉ lệ bị ho chênh lệch, trong đó nữ giới chiếm phần cao hơn. Đặc biệt, nếu là người có cơ địa dị ứng thì chỉ cần tiếp xúc trực tiếp với những dị nguyên có khả năng gây dị ứng như bụi bặm, phấn hoa, lông thú cưng,… thì gần như sẽ thấy xuất hiện rất nhiều cơn ho, hắt xì khó chịu.
Việc bị ho khan hoặc ho có đờm liên tục liên tục trong thời gian dài không được can thiệp bằng biện pháp y tế phù hợp khiến cho cơ thể người bệnh xuất hiện khá nhiều vấn đề như đau đầu, nôn mửa, mất ngủ, đổ nhiều mồ hôi, tiểu không kiểm soát, chóng mặt,… Nguy hiểm hơn là ngất xỉu, xuất huyết dưới mắt hoặc/và gãy xương sườn.
Triệu chứng đi kèm khi bị ho mãn tính
Ngoài những cơn ho dai dẳng, có kèm đờm hoặc không thì tùy mức độ và loại bệnh mắc phải mà người bệnh có thể gặp thêm một số triệu chứng khác. Chúng diễn ra trong thời gian dài và ngày càng chuyển biến nặng, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tinh thần và sức khỏe nếu không được chữa trị kịp thời.
Cụ thể, người bệnh có thể bị chảy nước mũi, đau rát cổ họng mỗi khi hắng giọng, ợ chua hoặc cảm nhận trong miệng có một vị chua rất khó chịu, ho ra máu, nghẹt mũi, khàn tiếng, khó thở. Trong trường hợp bị chảy dịch mũi sau còn có cảm giác như đang có một dòng chất lỏng chảy về phía mặt sau cổ họng.
Lời khuyên từ VietFarm là ngay từ khi thấy cơ thể xuất hiện các dấu hiệu bất thường, dù là nhẹ thì vẫn nên đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế thăm khám. Bởi tại đó có những bác sĩ chuyên khoa, với chuyên môn, kinh nghiệm cùng công nghệ khoa học đang có sẽ đưa ra chuẩn đoán chính xác, lời khuyên hữu ích và phương pháp cải thiện sức khỏe hiệu quả, an toàn, phù hợp.
Các phương pháp chuẩn đoán ho mãn tính
Hiện nay, muốn chuẩn đoán ho mãn tính chính xác thì đầu tiên, bác sĩ sẽ dựa vào những triệu chứng lâm sàng ở người bệnh. Sau đó sẽ hỏi những câu hỏi liên quan đến bệnh sử và một số vấn đề khác để xác định mức độ bệnh và nguyên nhân nhằm tìm hướng điều trị có thể mang đến kết quả tốt nhất.
Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể yêu cầu làm những xét nghiệm liên quan như chụp X-quang, chụp CT, đo phế dung, xét nghiệm máu, xét nghiệm mẫu đàm, nội soi phế quản, lau họng, thử nghiệm gắng sức Methacholine,…. Mục đích như sau:
- Chụp X-quang: Kiểm tra những bệnh lý liên quan đến phổi và có thêm bằng chứng trong trường hợp nghi ngờ người bệnh bị nhiễm trùng xoang.
- Chụp CT: Kiểm tra phổi tìm nguyên nhân có khả năng cao gây ho kéo dài dai dẳng không hết hoặc xem xét những hốc xoang để tìm những túi nhiễm trùng nếu có.
- Đo phế dung: Kiểm tra người bệnh có đang thở tốt hay không. Theo đó, bác sĩ sẽ yêu cầu thở ra nhanh, mạnh vào trong thiết bị chuyên dụng có kích thước nhỏ và được làm bằng chất liệu nhựa để có thể thực hiện đo lường.
- Xét nghiệm máu: Kiểm tra máu có bị nhiễm trùng hay không để nghiên cứu, tìm hướng điều trị phù hợp.
- Xét nghiệm mẫu đàm: Yêu cầu người bệnh ho mạnh để có thể thu thập và làm phân tích.
- Nội soi phế quản: Quan sát phổi, đường dẫn khí bằng cách dùng thiết bị nội soi phế quản hình ống, mỏng và có trang bị máy ảnh, đèn chiếu sáng.
- Lau họng: Dùng tăm bông dài (loại chuyên dụng) để thực hiện và thao tác phải cẩn thận, hạn chế làm cho người bệnh cảm thấy khó chịu một cách tối đa.
- Thử nghiệm gắng sức Methacholine: Đánh giá khả năng có thể bị ho mãn tính do bệnh hen suyễn.
Ho mãn tính có chữa khỏi được hay không?
Xác định được ho mãn tính là bệnh gì thì có thể chữa khỏi nếu người bệnh chịu điều trị sớm và áp dụng đúng cách. Để càng lâu việc điều trị càng trở nên khó khăn, tỉ lệ hết dứt điểm càng thấp và tăng khả năng tái phát trở lại. Do đó, không phải ngẫu nhiên mà luôn được khuyên nên đến bác sĩ thăm khám ngay từ khi cơ thể có những dấu hiệu bất thường.
Sau khi khám sâm sàng và làm những xét nghiệm liên quan, người bệnh có thể được kê đơn cho dùng thuốc tây để điều trị triệu chứng, cải thiện và phục hồi sức khỏe. Phổ biến nhất là thuốc ức chế ho, corticosteroid, kháng histamin, thông mũi, chẹn axit, kháng sinh hoặc/và thuốc hen dạng hít.
- Thuốc ức chế ho: Được chỉ định trong trường hợp không tìm được nguyên nhân gây bệnh nhưng những vấn đề đang gặp phải (ho) lại ngày càng trở nên nghiêm trọng. Khiến cho giấc ngủ bị ảnh hưởng không nhỏ, tinh thần và cơ thể cảm thấy mệt mỏi, khó chịu.
- Thuốc corticosteroid, kháng histamin, thông mũi: Thường được cho sử dụng khi chuẩn đoán người bệnh bị ho mãn tính do bệnh Post Nasal Drips hoặc dị ứng.
- Thuốc chẹn axit: Chỉ được kê đơn khi người bệnh bị ho dai dẳng kéo dài chưa điều trị khỏi do bị bệnh liên quan đến đường tiêu hóa – trào ngược dạ dày thực quản.
- Thuốc kháng sinh: Ho khan hoặc ho có đờm liên tục trong nhiều ngày do nhiễm trùng bị gây ra bởi nấm, mycobacteria hoặc vi khuẩn sẽ được bác sĩ cho dùng loại thuốc này điều trị. Sau một thời gian sẽ thấy sức khỏe cải thiện rất khả quan.
- Thuốc hen dạng hít: Dùng khi có lí do bị ho là do bệnh hen suyễn. Công dụng là giúp giảm viêm, làm thông thoáng đường hô hấp giúp thở dễ dàng hơn.
Lưu ý, thuốc tây có thể gây ra một số tác dụng phụ trong thời gian sử dụng đối với một số trường hợp. Do đó, chỉ được dùng sau khi đã được bác sĩ hướng dẫn rõ ràng, chi tiết về liều lượng, tần suất,…. Tuyệt đối không uống/tiêm/hít khi chưa tham khảo hoặc được sự đồng ý từ người có chuyên môn.
Trường hợp đã dùng thuốc tây nhưng không có hiệu quả, người bệnh có thể cân nhắc uống thuốc đông y. Ưu điểm là giải quyết được căn nguyên gây bệnh, giảm ho chậm nhưng duy trì được lâu dài, ít bị tái phát trở lại. Hơn hết là thành phần lành tính, an toàn đối với sức khỏe và không có tác dụng phụ.
- Bài thuốc 1: Cho 12 gram trần bì, 12 gram xương bồ, 16 gram tía tô, 12 gram kim ngân hoa, 12 gram liên kiều, 16 gram tang diệp, 12 gram mạch môn, 16 gram thiên môn và 16 gram cỏ mực đã rửa sạch và phơi khô vào ấm nấu cùng với 500ml nước trên lửa nhỏ. Sau 30 phút, kiểm tra hỗn hợp đã sắc lại còn khoảng 250ml thì tắt bếp, lọc lấy nước cốt và chia làm 2 phần uống vào 2 buổi trong ngày.
- Bài thuốc 2: Rửa sạch 10 gram kim ngân hoa, 10 gram trần bì, 12 gram cam thảo, 16 gram tía tô, 10 gram phòng phong, 12 gram liên kiều, 16 gram lá húng chanh, 20 gram bồ công anh, 10 gram bạn hạ, 12 gram huyền sâm và 16 gram kinh giới rồi đem đi phơi khô. Sau đó cho vào ấm sắc với 500ml nước đến khi còn 1/2 thì uống hết phần nước trong 3 lần và bỏ phần bã để đạt được hiệu quả tốt nhất. Lưu ý không để qua đêm.
- Bài thuốc 3: Loại bỏ bụi bẩn bám trên các dược liệu (5 gram sinh khương, 10 gram thổ bối mẫu, 12 gram sa sâm, 16 gram dương cửu, 8 gram thảo khương, 10 gram trần bì, 12 gram cam thảo, 16 gram bạch dược, 10 gram phục linh, 12 gram huyền sâm, 16 gram nam dương sâm và 20 gram tang diệp) bằng cách rửa sạch. Sau đó đem đi sắc với 500 đến 750ml nước. Khoảng 60 phút thì tắt bếp, gạn lấy nước cốt và chia làm 3 phần bằng nhau uống khi còn ấm, nếu đã nguội thì nên hâm nóng lại trước khi dùng.
Nếu chỉ mới ở giai đoạn đầu, mức độ bệnh chưa nghiêm trọng, triệu chứng ho còn nhẹ thì có thể cân nhắc áp dụng các mẹo dân gian, vừa hiệu quả, vừa tiết kiệm. Nguyên liệu chủ yếu có sẵn trong nhà hoặc dễ tìm mua, cách thực hiện đơn giản và không mất nhiều thời gian, công sức.
- Mẹo dân gian 1: Rửa sạch 1 củ nghệ tươi rồi cạo vỏ và đập dập. Cho vào chén cùng với một ít đường phèn và nước. Đem đi chưng cách thủy khoảng 15 đến 20 phút. Tắt bếp và chia làm 2 – 3 lần dùng trong ngày.
- Mẹo dân gian 2: Trộn đều hỗn hợp gồm 2 muỗng dầu dừa, 2 muỗng nước cốt chanh và 2 muỗng mật ong nguyên chất. Sau đó đem nấu cho dầu dừa chảy 100% rồi tắt bếp và để nguội. Cho vào lọ thủy tinh kín và bảo quản trong điều kiện thích hợp để dùng dần (2 lần/ngày).
- Mẹo dân gian 3: Cắt nhỏ 1 đến 2 quả lê và bẻ đôi khoảng 300 gram hạt sen. Cho vào nồi nấu cùng với nước và đường (một lượng vừa đủ) đến khi cả hai mềm nhuyễn. Cho ra chén và ăn khi còn ấm nóng (cả nước và cái) sẽ giảm ho rất hiệu quả.
Trong quá trình điều trị, dù bằng thuốc tây, thuốc đông y hay áp dụng mẹo dân gian, người bệnh đều nên kết hợp nhiều nước (nước lọc, trà ấm, nước ép trái cây,…) để chất nhầy ở bên trong cổ họng được làm loãng, giúp bản thân cảm thấy dễ chịu hơn. Không hút thuốc lá và tránh khói thuốc lá, nếu không tình trạng ho sẽ trở nên trầm trọng hơn.
Đồng thời, luôn giữ cho không khí có đủ độ ẩm cần thiết. Tránh tiếp xúc với môi trường ô nhiễm hoặc có khí độc. Súc miệng với nước muối pha loãng tối thiểu 3 lần/ngày và vệ sinh răng miệng, giữ cho cổ họng luôn sạch sẽ. Tránh xa những món ăn quá lạnh/nóng nếu không muốn tăng tổn hương ở niêm mạc họng. Không uống rượu bia, nước ngọt có gas,…. Ngậm kẹo giảm ho và làm dịu cổ họng.
Biện pháp phòng ngừa ho mãn tính
Điều trị ho mãn tính có thể hết dứt điểm hoặc không, phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau, như xác định được chính xác là bệnh gì. Tốt nhất là vẫn nên phòng ngừa trước để bảo vệ sức khỏe của bản thân, tránh để cơ thể gặp phải những vấn đề không mong muốn bằng những biện pháp đơn giản tại nhà như sau:
- Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với những người mắc bệnh truyền nhiễm có liên quan đến đường hô hấp. Trường hợp bắt buộc, nên có cách để không cho vi khuẩn gây bệnh xâm nhập vào cơ thể.
- Rửa tay thường xuyên, nhất là trước khi đưa lên mũi, miệng,…. Ngoài ra, không sử dụng chung những vật dụng cá nhân (khăn, gối, bàn chải, ly tách,…) với người khác.
- Không hút thuốc lá. Nếu đang hút, nên từ bỏ dần thói quen không tốt này để phòng ngừa trước việc mắc phải những cơn ho dai dẳng và rất có lợi cho sức khỏe tổng thể.
- Xây dựng cho mình chế độ dinh dưỡng khoa học. Nếu không am hiểu, có thể nhờ đến sự tư vấn của chuyên gia hoặc bác sĩ để có một cơ thể khỏe mạnh và hạn chế mắc phải nhiều bệnh lý khác nhau.
- Uống nhiều nước, ngủ đủ giấc và thường xuyên tập luyện thể dục thể thao (đi bộ, yoga, đạp xe, chạy bộ, aerobic,…). Điều này sẽ giúp có sức khỏe tốt và nâng cao được sức đề kháng miễn dịch.
Ho mãn tính là bệnh gì đã được giải đáp chi tiết và đầy đủ trong bài viết, hi vọng có thể giúp bạn tham khảo khi cần tìm kiếm thông tin. Tuy nhiên, không nên sử dụng để thay thế cho lời khuyên và chỉ định của bác sĩ. Trong mọi trường hợp đều nên đến bệnh viện/cơ sở y tế để thăm khám, điều trị để đảm bảo an toàn và đạt được hiệu quả cao nhất.
BÀI VIẾT CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!