Ho Ra Máu Là Bệnh Gì? Dấu Hiệu, Cách Chữa Trị Hiệu Quả
Ho ra máu là triệu chứng của một số bệnh lý liên quan đến đường hô hấp và một số cơ quan khác. Cảnh báo cơ thể đang không được khoẻ, cần phải can thiệp y tế kịp thời để tránh gặp phải những biến chứng nghiêm trọng. Trường hợp chần chừ, để kéo dài lâu sẽ có thể ảnh hưởng đến tính mạng.
Ho ra máu là bệnh gì?
Ho ra máu là tình trạng khi ho có kèm theo máu tươi hoặc hỗn hợp chất nhầy có máu tươi đi từ phổi theo cổ họng ra ngoài. Đây là dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang gặp những vấn đề nghiêm trọng như mắc bệnh viêm phế quản, ung thư phổi, lao, giãn phế quản, phổi tắc nghẽn mãn tính,….
Viêm phế quản
Là tình trạng ống phế quản làm nhiệm vụ dẫn không khí đi vào sâu bên trong phổi bị viêm, khiến cho lớp niêm mạc bị sưng lên, phát triển dày hơn khiến đường thở hẹp đi. Đồng thời, các lớp màng khi gặp phải kích thích bắt đầu tiết ra thêm nhiều chất nhầy và lần lượt bao bọc lấy đường thở nên đôi khi gây tắc nghẽn.
Lúc này, các cơn ho sẽ xuất hiện giúp cơ thể đào thải chất vừa tiết ra đi ra bên ngoài để quá trình thở trở nên dễ dàng hơn. Thông thường, sẽ kèm theo một số triệu chứng khác như mệt mỏi, hụt hơi, thở khò khè, đau ngực âm ỉ, đầu óc căng thẳng,…. Ở mức độ nặng, sẽ gây ra tình trạng ho ra máu, sốt cao trên 38 độ C,….
Ung thư phổi
Trong giai đoạn đầu, bệnh ung thư phổi không xuất hiện các triệu chứng đặc trưng nên rất khó nhận biết. Chỉ đến khi đã chuyển biến nặng mới xuất hiện những dấu hiệu như ho khan kéo dài và thỉnh thoảng có xuất hiện chất nhầy có máu tươi, thở khò khè, sưng cổ và mặt, viêm phế quản/viêm phổi, đau ngực kéo dài, mệt mỏi,….
Trong trường hợp này, bạn nên đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế uy tín để thăm khám càng sớm càng tốt. Với những phương pháp tiên tiến hiện nay thì chỉ cần điều trị kịp thời và đúng cách thì sẽ cải thiện được bệnh tình, phục hồi dần sức khoẻ và tránh được những biến chứng nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến tính mạng.
Bệnh lao
Do vi khuẩn Mycobacterium Tuberculosis gây ra. Triệu chứng khi khởi phát là ho ra máu, sốt, sụt cân, đau ngực, ho kéo dài trên 3 tuần, đổ mồ hôi đêm, sốt, mệt mỏi, ăn không ngon miệng, ớn lạnh,…. Tuy nhiên, cũng có một vài trường hợp không biểu hiện ra bên ngoài nhưng vẫn mắc bệnh, được gọi là dạng tiềm ẩn bên trong.
Bệnh được xếp vào nhóm bệnh truyền nhiễm, nghĩa là có thể lây từ người này sang người khác thông qua những tiếp xúc thông thường. Ngoài ra, cần điều trị sớm để tránh gặp phải những biến chứng như tổn thương khớp/phổi, gặp những vấn đề liên quan đến thận/gan, nhiễm trùng/tổn thương tủy sống/não/xương,….
Giãn phế quản
Nguyên nhân là do bị xơ nang, nhiễm trùng tái phát hoặc thiếu hụt miễn dịch khiến cho phế quản bị nhiễm trùng hoặc viêm mãn tính, dẫn đến tình trạng là giãn đường kính và bị phá hủy. Gây ra những triệu chứng nhẹ và nặng như ho mãn tính có đờm mủ, thở khò khè, ho ra máu, khó thở, sốt nhẹ, mệt mỏi, khó chịu, hơi thở hôi,….
Bệnh có thể được chuẩn đoán thông qua khám lâm sàng, CT ngực, X-quang ngực,….. Sau khi có kết quả chính xác, bác sĩ có thể chỉ định làm những biện pháp giúp sạch dịch tiết ở đường thở; sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc corticosteroid dạng hít, thuốc giãn phế quản,…; phẫu thuật. Mục tiêu cuối cùng là kiểm soát được bệnh hiệu quả.
Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
Viết tắt là COPD, xảy ra khi có một trong những điều kiện là khí phổi thủng, hen suyễn khó chữa hoặc viêm phế quản mãn tính. Nguyên nhân chủ yếu là do tiếp xúc với các tác nhân gây kích ứng phổi trong một thời gian dài, chẳng hạn như khói thuốc lá, ô nhiễm không khí, hóa chất độc hại, bụi bẩn,….
Khi khởi phát, bệnh không biểu hiện ra bên ngoài. Nhưng khi tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn, sẽ bắt đầu xuất hiện một hoặc nhiều triệu chứng khác nhau ở cơ thể như ho lâu ngày không khỏi, tức ngực, ho ra chất nhầy (có thể lẫn máu bên trong), móng tay màu xanh, khó thở, thở khò khè, thường xuyên cảm cúm/cảm lạnh,….
Ngoài ra, ho ra máu còn là triệu chứng của nhiều bệnh lý và vấn đề sức khỏe khác như viêm phổi, suy tim sung huyết, có dị vật xuất hiện ở trong đường thở, áp xe phổi, nhiễm ký sinh trùng, Sarcoidosis, thuyên tắc phổi, lạc nội mạc tử cung, dị dạng động mạch phổi, hội chứng Hughes-Stovin, chấn thương, Telangiectasia xuất huyết di truyền,….
Ho ra máu được chia thành 3 mức độ dựa theo lượng máu ho ra khỏi cơ thể trong vòng 24 giờ. Tuy nhiên, vẫn sẽ có những trường hợp ngoại lệ nên cần đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế để thăm khám giúp có kết luận chính xác nhất, cũng như có cách xử lí phù hợp để cải thiện, phục hồi được sức khỏe.
- Nhẹ: Ho ra máu ít hơn 1 muỗng canh (tương đương 20ml) máu trong 1 ngày.
- Không nặng, không đe dọa tới tính mạng (mức độ vừa): Máu đi kèm với những cơn ho đi ra ngoài dao động khoảng 20 – 200ml (tương đương 1 cốc).
- Nguy hiểm tới tính mạng, có khả năng tử vong cao: Ho ra máu tươi nhiều và liên tục, dung tích trong 1 ngày có thể lên đến 600ml và thấp nhất là 100ml.
Dấu hiệu nhận biết ho ra máu
Dấu hiện nhận biết đầu tiên là ho ra máu ít hoặc nhiều trong một hoặc nhiều ngày. Kèm theo đó là những triệu chứng bất thường khác của cơ thể như đau ngực, đổ mồ hôi nhiều vào ban đêm, hụt hơi, sụt cân, sốt cao,….
Lúc này, người bệnh cần ngay lập tức đến gặp bác sĩ. Nếu chậm trễ, không chỉ khiến bệnh tình nặng hơn mà còn phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm hoặc thậm chí là tử vong.
Phương pháp chuẩn đoán
Khi bị ho ra máu và nghi ngờ bản thân mắc bệnh viêm phế quản, viêm phổi, ung thư phổi, lao, giãn phế quản,… thì bạn cần đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế để thăm khám. Tại đây, bác sĩ sẽ dựa vào những triệu chứng lâm sàng và hỏi một số câu hỏi liên quan đến bệnh sử, sức khỏe để thu thập manh mối, giúp xác định nguyên nhân và đưa ra chuẩn đoán sơ bộ ban đầu.
Tiếp theo, sẽ cho người bệnh làm một hoặc nhiều phương pháp, xét nghiệm có liên quan khác để xác định được chính xác bệnh tình và đưa ra phác đồ điều trị toàn diện phù hợp, đúng đắn nhất. Đó là chụp cắt lớp, xét nghiệm CBC, xét nghiệm đông máu, chụp X-quang phổi, nội soi phế quản, xét nghiệm nước tiểu,….
- Chụp cắt lớp: Giúp có được hình ảnh chi tiết ở bên trong ngực. Từ đó, tiết lộ được một vài nguyên nhân gây ra tình trạng ho ra máu.
- Xét nghiệm CBC: Kiểm tra được số lượng tế bào hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu ở trong máu.
- Xét nghiệm đông máu: Đánh giá được các thay đổi liên quan đến khả năng đông máu gây chảy máu, ho ra máu.
- Chụp X-quang phổi: Biết được khối u ở trong ngực/những vị trí có chất lỏng hoặc sự tắc nghẽn ở bên trong phổi có phải là nguyên nhân hay không.
- Nội soi phế quản: Đưa thiết bị chuyên dụng (ống mềm và trên đầu có gắn camera) đi vào miệng hoặc mũi để đến khí quản, đường thở thực hiện nội soi.
- Xét nghiệm nước tiểu: Dựa vào kết quả xét nghiệm nước tiểu có thể phân tích, xác định được một số nguyên nhân làm khởi phát tình trạng ho ra máu.
- Xét nghiệm sinh hóa máu: Đo được chất điện giải, mức độ thận hoạt động.
- Đo oxy xung: Đặt thiết bị chuyên dụng ở trên đầu ngón tay sẽ kiểm tra được mức độ oxy ở trong máu người bệnh.
- Xét nghiệm khí máu động mạch: Đo được nồng độ carbon dioxide, oxy ở bên trong máu. Thông thường, người bị ho ra máu sẽ có nồng độ oxy thấp.
Cách xử lý, chữa trị ho ra máu
Dựa vào mức độ ho ra máu, nguyên nhân, tình trạng sức khỏe,… mà người bệnh sẽ được xử lý, chữa trị theo cách phù hợp nhất. Đối với trường hợp chỉ bị nhẹ, không nặng, không đe dọa tới tính mạng thì có thể thực hiện những biện pháp chăm sóc y tế cơ bản.
Nếu nguyên nhân đến từ viêm phế quản thì sẽ có thể cho sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc ho,…. Đồng thời, trong thời gian cải thiện sức khỏe, đẩy lùi các triệu chứng thì cần ngưng hút thuốc lá (nếu có), điều này không chỉ đem đến hiệu quả nhanh hơn mà còn tốt cho sức khỏe tổng thể.
Nhưng nếu nhận thấy nguy cơ cao ảnh hưởng đến tính mạng, bác sĩ sẽ chuyển người bệnh tới phòng ICU để đặt nội khí quản, thông gió,…. Sau đó, xác định nguyên nhân gây chảy máu và tiến hành ngăn chặn bằng cách dùng nước muối sinh lý, áp dụng liệu pháp laset, cho sử dụng thuốc co mạch (Vasopressin, Epinephrine,…).
Ngoài ra, còn có thể cho dùng thuốc đông máu (Axiy Tranexamic), áp dụng phương pháp áp lạnh, sử dụng vòng bít nhỏ/bóng bay để tạo ra áp lực lên các khu vực(hay gọi là chèn ép bóng/phong tỏa phế quản), đông tụ huyết tương argon,…. Trong trường hợp đặc biệt, bác sĩ sẽ tiến hành làm phẫu thuật cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ phổi.
Khi đã vượt qua nguy hiểm, người bệnh sẽ tiếp tục được điều trị các nguyên nhân gây ra tình trạng ho ra máu. Đó có thể thể là dùng thuốc kháng sinh cho các bệnh lao/viêm phổi, sử dụng Steriod cho những tình trạng viêm, xạ trị/hóa trị nếu xuất phát từ bệnh ung thư phổi,….
Bài viết chia sẻ những thông tin liên quan đến ho ra máu, giúp bạn xác định được tình trạng sức khỏe của bản thân và biết được bệnh lý đang mắc phải. Tuy nhiên, cần lưu ý là chỉ mang ý nghĩa tham khảo, không thể thay thế cho lời khuyên của bác sĩ. Trong mọi trường hợp đều nên đến bệnh viện để thăm khám, điều trị để đạt được hiệu quả tốt nhất.
BÀI VIẾT CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!