Ho Tức Ngực Khó Thở Là Bệnh Gì? Biện Pháp Chữa Trị Hiệu Quả
Ho tức ngực khó thở là bệnh gì? Theo các chuyên gia thì đây là triệu chứng của nhiều bệnh lý nhẹ và nghiêm trọng, cảnh báo sức khỏe đang không tốt, cần thăm khám để xác định nguyên nhân và có phác đồ điều trị phù hợp. Tránh chủ quan để kéo dài lâu, bởi sẽ làm tăng nguy cơ gặp phải những biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến tính mạng.
Ho tức ngực khó thở là bệnh gì?
Ho tức ngực khó thở là triệu chứng của một trong các bệnh viêm phế quản, viêm phổi, u phổi, hen phế quản, tràn dịch màn phổi, suy tim, ung thư phế quản hoặc thuyên tắc phổi. Triệu chứng thường xuất hiện đơn lẻ hoặc kèm theo những triệu chứng khác tuỳ từng loại bệnh, cụ thể như sau:
Viêm phế quản
Là bệnh lý đường hô hấp. Xảy ra khi lớp niêm mạc ở ống phế quản bị viêm do nhiễm virus, hút thuốc lá, nhiễm phế cầu khuẩn, thường xuyên làm việc trong môi trường ô nhiễm nhiều khói bụi, nhiễm liên cầu khuẩn,…..
Triệu chứng thường gặp là ho hoặc ho có đờm, tức ngực, khó thở, ho dai dẳng không khỏi, sốt, mệt mỏi, thở khò khè,…. Khiến người bệnh cảm thấy khó chịu và ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe nên cần thăm khám, điều trị càng sớm càng tốt. Nếu để kéo dài, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khó kiểm soát.
Viêm phổi
Khi mắc bệnh, phần nhu mô phổi có khả năng cao đã bị tổn thương. Nếu ở mức độ nghiêm trọng hơn, có thể tổn thương toàn bộ phổi, gây ra những ảnh hưởng tiêu cực cho sức khỏe. Do đó, người bệnh cần đến bệnh viện để thăm khám, điều trị ngay trong giai đoạn đầu mới phát hiện.
Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao nhất là trẻ dưới 5 tuổi chưa có hệ miễn dịch hoàn chỉnh, dễ bị những tác nhân gây hại tấn công và người già (trên 65 tuổi), sức khỏe đã suy yếu. Ngoài ra, người bị nhiễm HIV/AIDS, mắc bệnh giãn phế quản, nghiện thuốc lá,… cũng không nên chủ quan khi xuất hiện các triệu chứng như kho có đờm kéo dài, cơ thể mệt mỏi, đau tức ngưc, khó thở, sốt cao,….
U phổi
Là tình trạng phổi xuất hiện khối u lành tính hoặc ác tính. Trong đó, u lành tính phát triển chậm, không lây lan sang những bộ phận khác, không gây nguy hiểm đến tính mạng; u ác tính tăng trưởng nhanh, có thể chèn ép lên những bộ phận xung quanh và nếu không kiểm soát được sẽ có nguy cơ tử vong cao.
Triệu chứng thường gặp là khó thở, sụt cân, đau tức ngực, sốt, thở khò khè, mệt mỏi, ho ra máu kéo dài, khàn tiếng,…. Nguyên nhân làm khởi phát bệnh là hút nhiều thuốc lá, u hạt phát triển do nhiễm nấm/nhiễm khuẩn, dị tật bẩm sinh (phổi có sẹo hoặc bị dị dạng, u nang,…), áp xe phổi, viêm do bệnh u hạt Wegener/Sarcoidosis/viêm khớp dạng thấp, nhiễm virus u nhú,….
Hen phế quản
Tên gọi khác là hen suyễn. Khởi phát nếu phế quản phản ứng dữ dội khi tiếp xúc với những yếu tố kích thích (phấn hoa, lông thú cưng, khói bụi, hóa chất, thực phẩm, tác dụng phụ của thuốc,…). Mức độ nhẹ hoặc nặng sẽ phụ thuộc vào cơ địa và một số lí do khác. Bệnh khó điều trị được dứt điểm nhưng có thể kiểm soát được triệu chứng.
Dấu hiệu nhận biết là ho, khó thở, nặng ngực, thở khò khè, khạc ra đờm,…. Chúng xuất hiện vào nhiều thời điểm trong ngày, đặc biệt là ban đêm, làm ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống, không đảm bảo chất lượng giấc ngủ và khiến cơ thể mệt mỏi, khó chịu.
Tràn dịch màn phổi
Người bị tràn dịch màn phổi thường có các biểu hiện như khó thở khi nằm, đau ngực, sốt vừa hoặc cao, chán ăn, mệt mỏi, ho có đờm/ho khan/ho ra máu,…. Khi khám lâm sàng còn phát hiện rung thanh giảm, gõ đục và rì rào phế nang giảm. Khi chụp CT Scan/X-quang nhìn thấy dịch tự do/khu trú ở bên trong khoang màng phổi.
Nguyên nhân có thể xuất phát từ ung thư hoặc tiền sử mắc bệnh xơ gan, suy tim,…. Để xác định chính xác, cần có sự hỗ trợ từ bác sĩ. Đồng thời, bác sĩ cũng sẽ là người có thể đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất với mức độ bệnh, tình trạng sức khỏe,… để nhanh chóng đẩy lùi triệu chứng, giúp cơ thể nhanh khỏe mạnh.
Suy tim
Tổn thương thực thể hoặc rối loạn chức năng ở tim đã làm cho tâm thất không thể tiếp nhận hoặc tống máu đi, khiến cho tim dần bị suy yếu và không cung cấp cho tế bào đủ máu để duy trì hoạt động. Làm xuất hiện các cơn ho kéo dài, khó thở, đau tức ngực, mệt mỏi, sưng chân, thở khò khè, sụt cân/tăng căng, đầy hơi, nhịp tim nhanh, ăn không ngon miệng,….
Bệnh được chia làm 7 loại là suy tim phải, suy tim cấp, suy tim tâm thu, suy tim trái, suy tim mãn, suy tim tâm trương và suy tim toàn bộ. Nguyên nhân có thể đến từ bệnh lý mạch vành, hẹp van tim, đái tháo đường, tăng huyết áp, hở van tim,…. Những yếu tố có thể làm bệnh trở nặng là ăn nhiều muối, nhiễm khuẩn, thiếu máu, lạm dụng rượu, mang thai,….
Ung thư phế quản
Còn được biết đến là ung thư phổi, gặp nhiều nhất ở nam giới. Bệnh được xác định khi những tế bào biểu mô ở phế quản tăng sinh ác tính, gây ra những triệu chứng như ho ra máu, thở khò khè, đau tức ngực, khó thở, cơ thể suy kiệt, đau nhức xương,….
Nguyên nhân gây ra bệnh vẫn chưa được xác định cụ thể. Nhưng hút thuốc lá được xem là một trong những yếu tố có nguy cơ cao nhất. Để điều trị, bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh làm phẫu thuẫn, xạ trị, hóa trị,… để giảm dần các triệu chứng, phục hồi và ổn định sức khỏe.
Thuyên tắc phổi
Bệnh có thể dễ dàng nhận biết thông qua các triệu chứng như ho ra máu, khó thở, choáng váng, da tái xanh, nhịp tim nhanh, huyết áp thấp, thở khò khè, mất ý thức, đau ngực, nôn ói, vã mồ hôi,…. Nếu được điều trị kịp thời bằng biện pháp phù hợp thì sức khỏe sẽ sớm trở lại trạng thái bình thường.
Đối tượng dễ mắc bệnh nhất là người già (trên 70 tuổi), người hút nhiều thuốc lá, thừa cân béo phì, sử dụng thuốc tránh thai, mắc bệnh ung thư/tim/rối loạn đông máu có nguyên nhân do di truyền, phụ nữ mang thai,…. Để phòng ngừa, cần thường xuyên vận động, có chế độ dinh dưỡng hợp lí, bỏ hút thuốc lá, không mặc quần áo ôm sát cơ thể,….
Biện pháp chữa trị ho tức ngực khó thở
Bên cạnh nhận biết là bệnh gì thì khi có triệu chứng ho tức ngực khó thở kéo dài không có dấu hiệu thuyên giảm, người bệnh nên đến bệnh viện để kiểm tra sức khoẻ. Tại đây, bác sĩ sẽ tiến hành khám lâm sàng và yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm liên quan để xác định mức độ nghiêm trọng và nguyên nhân gây bệnh. Từ đó có biện pháp chữa trị phù hợp và hiệu quả nhất.
Trong đa số trường hợp, người bệnh sẽ được chỉ định dùng thuốc tây để làm giảm triệu chứng tức thì và giúp sức khoẻ dần phục hồi. Ví dụ như thuốc kháng sinh, thuốc ho, thuốc giãn động mạch & tan huyết khối. Ngoài ra, còn có thể cho tiêm hoá chất (Talc vô trùng, Tetracycline, Bleomycline,…) vào màng phổi nếu có nguyên nhân do tràn dịch màn phổi, mục đích là ngăn không cho chất lỏng tích tụ.
- Thuốc kháng sinh: Kê đơn khi mắc những bệnh lý có liên quan đến nhiễm trùng virus hoặc vi khuẩn.
- Thuốc ho: Giúp chặn đứng con ho nhờ khả năng loại bỏ những dị vật và chất kích thích từ bên trong phế phổi.
- Thuốc giãn động mạch & tam huyết khối: Được dùng khi người bệnh bị thuyên tắc phổi. Công dụng là giúp tan những cục máu đông và cải thiện hiệu quả những vấn đề sức khoẻ đang gặp phải.
Nếu các triệu chứng mới khởi phát hoặc còn đang ở mức độ nhẹ, người bệnh có thể áp dụng những bài thuốc nam tại nhà. Ưu điểm là tiết kiệm, an toàn do nguyên liệu chủ yếu là những loại thảo dược trong vườn nhà hoặc dễ mua và cách thực hiện đơn giản, không phức tạp. Tuy nhiên, hiệu quả sẽ không nhanh bằng thuốc tây nên cần kiên trì sử dụng và không lạm dụng để tránh gặp tác dụng ngược.
- Bài thuốc 1: Cho 20 gram hoa đu đủ đực đã phơi khô cho vào chén với một lượng đường phèn vừa đủ. Sau đó, đem đi hấp đến khi những hoạt chất có trong nguyên liệu ra hết thì tắt bếp và sử dụng.
- Bài thuốc 2: Cho 1/4 muỗng bột tiêu đen + 1/2 muỗng tinh bột nghệ vào một ly sữa ấm rồi khuấy đều và uống hết. Mỗi ngày dùng 1 lần và duy trì đều đặn thì sau một thời gian sẽ giảm dần các cơn ho đau tức ngực, khó thở và loại bỏ được những chất nhờn ở bên trong phổi ra ngoài.
- Bài thuốc 3: Cho vào chén nước sôi một ít tinh dầu bạch đằng. Sau đó dùng khăn che kín đầu rồi hít thở đều đến khi hỗn hợp nguội hoàn toàn. Công dụng là giảm ho, nghẹt mũi, dễ thở hơn.
Trong quá trình điều trị, dù bằng thuốc tây hay thuốc nam, người bệnh cũng cần lưu ý thêm một số điều sau:
- Cố gắng không để bản thân căng thẳng, stress kéo dài. Thay vào đó, luôn giữ cho tinh thần thoải mái, vui vẻ, thư thái và dễ chịu.
- Sau khi ăn, không nên làm việc ngay mà hãy dành một chút thời gian để thư giãn, nghỉ ngơi.
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học và không ăn những thực phẩm lạnh, cay nóng để không làm cho cổ họng bị kích ứng, tổn thương.
- Hạn chế vận động mạnh hoặc quá sức. Nếu tập thể dục, nên chọn những bộ môn nhẹ nhàng để rèn luyện sức khoẻ như đi bộ, yoga, dưỡng sinh,….
- Không dùng chất kích thích, không uống rượu bia và cà phê, bỏ hút thuốc lá (nếu có).
- Bổ sung cho cơ thể đủ lượng nước cần thiết (tối thiểu 2 lít/ngày), nên ưu tiên nước lọc, nước ép trái cây,….
Hi vọng qua bài viết, bạn có thể tìm được lời giải đáp cho câu hỏi “Ho tức ngực khó thở là bệnh gì?” và biết được những biện pháp chữa trị phổ biến nhất. Lời khuyên của VietFarm là nên đến gặp bác sĩ để thăm khám ở giai đoạn mới phát hiện để được điều trị sớm và đúng cách, điều này có thể giúp nhanh chóng dứt điểm triệu chứng và không làm cho sức khoẻ chuyển biến theo hướng tiêu cực.
BÀI VIẾT CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!