Tổng Hợp 10 Loại Thảo Dược Điều Trị Cao Huyết Áp An Toàn Mà Hiệu Quả
Dùng thảo dược điều trị cao huyết áp đã được nhiều người áp dụng thành công và cho hiệu quả vượt ngoài mong đợi. Nhưng phải lưu ý về liều lượng, không được lạm dụng và phải lựa chọn được loại phù hợp với tình trạng sức khỏe để vừa đảm bảo đẩy lùi được các triệu chứng bệnh, vừa không gặp phải các phản ứng dị ứng nghiêm trọng.
10 loại thảo dược điều trị cao huyết áp hiệu quả, tốt cho sức khỏe
Cao huyết áp là một bệnh lý có liên quan đến tim mạch rất phổ biến. Bệnh gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như nhồi máu não, suy giảm trí nhớ, suy tim, suy thận, nhồi máu cơ tim, rung nhĩ, xuất huyết não,… khi không phát hiện và điều trị kịp thời.
Bệnh thường được điều trị bằng nhiều cách khác nhau. Đối với những trường hợp nặng, nên đến bệnh viện gặp bác sĩ để được kê thuốc tây sử dụng. Nhưng nếu chỉ ở mức độ nhẹ, muốn ứng dụng các bài thuốc Đông Y để cải thiện thì có thể tham khảo những loại thảo dược thiên nhiên sau:
1. Cây xạ đen
Cây xạ đen (cây bách giải, cây bạch vạn hoa,…) có tên tiếng anh là Celastrus Hindsii. Theo các nghiên cứu của Y học hiện đại thì trong cây chứa nhiều hoạt chất như flavonoid, triterpenoid, tanin, polyphenol và axit amin. Giúp ổn định lại đường huyết, giải độc, thanh nhiệt cho cơ thể.
Trong đông y, thảo dược có tính hàn và vị đắng chát. Công dụng là giải độc, tiêu viêm, hỗ trợ điều trị bệnh ung thư, huyết áp cao, mụn nhọt, giảm tiết dịch và tăng sức đề kháng cho cơ thể chỉ sau một thời gian ngắn sử dụng.
Nhưng lưu ý không dùng cho phụ nữ đang mang thai. Bởi có thể tác động gây sảy thai hoặc ảnh hưởng không tốt đến thai nhi và sức khỏe mẹ bầu.
Chuẩn bị: Xạ đen khô (một lượng vừa đủ).
Cách thực hiện:
- Đem xạ đen khô đi rửa sạch bụi bẩn và đất cát.
- Cho vào ấm cùng với nước và hãm đến khi hỗn hợp sắc lại.
- Rót lấy nước, bỏ đi phần cái và uống hết trong ngày, không để qua đêm.
- Mỗi ngày một lần, thực hiện liên tục không ngắt quãng trong vài tuần để đạt được hiệu quả cao nhất.
2. Lá xương sông
Cây xương sông có tên gọi khác là xang sông hoặc hoạt lộc thảo, thuộc họ cúc và thường mọc dại/được trồng tại vệ đường, ven rừng. Bộ phận được sử dụng nhiều nhất là lá, bởi chứa nhiều tinh dầu và các hoạt chất có tác dụng tốt đối với sức khỏe.
Chỉ cần dùng đúng cách với liều lượng hợp lí có thể chữa được bệnh thấp khớp, mề đay, viêm họng, đầy bụng khó tiêu, ho, đau nhức răng,…. Đặc biệt là cao huyết áp nhờ khả năng chống lại dị ứng, tăng cường tuần hoàn và chống co thắt ở cơ trơn.
Ngoài ra, còn chứa những thành phần có tác dụng giãn mao mạch, giảm áp lực của các mạch máu,…. Cho nên, nếu cơ địa phù hợp thì sau một thời gian ngắn sử dụng dược liệu, sức khỏe sẽ có những chuyển biến tích cực và khả quan.
Chuẩn bị: 100 gram lá xương sông già.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch lá xương sông để đảm bảo không còn bụi bẩn, vi khuẩn, đất cát.
- Cho vào ấm cùng với một lượng nước vừa đủ và đun sôi trong khoảng 5 phút.
- Tắt bếp, để nguội rồi rót ra tách uống hết trong ngày, bỏ đi phần bã và không để nước qua đêm.
- Sử dụng 1 lần/ngày sẽ đẩy lùi dần những triệu chứng của bệnh, giúp huyết áp trở lại trạng thái ổn định.
3. Rễ nhàu
Trong Đông Y, rễ nhàu được xem là một loại thảo dược có thể điều trị được cao huyết áp. Bởi có tác dụng lợi tiểu, giảm đau nhức, nhuận tràng, làm dịu thần kinh và hạ đường huyết chỉ sau vài lần sử dụng.
Trong rễ nhàu còn có những hoạt chất giúp chống oxy hóa, ngăn ngừa tình trạng xơ cứng động mạch hiệu quả. Đặc biệt là có thể làm giãn mạch để lưu lượng máu được lưu thông đến các cơ quan trong cơ thể tăng, giúp huyết áp nhanh quay lại mức bình thường.
Chuẩn bị: 20 – 40 gram rễ nhàu khô.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch rễ nhàu khô để loại đi hết bụi bẩn, vi khuẩn và đất cát.
- Cho vào ấm cùng với nước và nấu đến khi hỗn hợp sắc lại thì tắt bếp.
- Cho ra chén và uống hết trong ngày. Dùng liên tục trong khoảng 8 tuần để cải thiện dần tình trạng bệnh.
4. Rau húng quế
Rau húng quế (húng giới, rau quế, húng chó) là một loại rau phổ biến, thường được dùng để làm tăng gia vị cho các món ăn. Trong rau có chứa rất nhiều tinh dầu nên được ứng dụng rộng rãi trong việc điều trị những bệnh lý có liên quan đến hệ hô hấp, nổi mề đay, đầy bụng, mẩn ngứa,….
Ngoài ra, Y Học Hiện Đại còn tìm thấy ở rau một lượng không nhỏ eugenol. Mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe của con người như giúp thư giãn mạch máu, giảm huyết áp cao,….
Trong Đông Y, rau được xếp vào thảo dược có vị hơi cay, mùi hương thơm nhẹ, tính ấm. Công dụng chính là tăng cường miễn dịch, chống viêm phế quản, giảm ho khan, chữa long đờm và một số bệnh lý liên quan đến tim mạch.
Chuẩn bị: 2,5 gram bột rau húng quế.
Cách thực hiện:
- Cho bột rau húng quế vào 200ml nước.
- Khuấy đều để hòa tan hỗn hợp và uống hết trong ngày.
- Sau 1 – 2 tháng dùng liên tục sẽ cải thiện được sức khỏe, nhưng cần tham khảo trước ý kiến của bác sĩ để tránh các tác dụng phụ không mong muốn.
5. Rau đắng
Rau đắng (rau xương cá) có tên khoa học là Polygonum avicularae L., thuộc họ rau răm. Thường mọc hoang thành đám tại các vùng đồng bằng, trung du, vùng núi thấp.
Thành phần hóa học bao gồm tinh dầu, axit silicic, galic, avicularosid, quercetin, tanin, oxalic, glycosid, kaempferitrosid, cafeic, polyphenol, kaemferol,…. Tác dụng là cầm máu, hạ huyết áp, lợi tiểu, hạ sốt, lợi mật, trừ giun, tăng cường hô hấp, ức chế không cho các liên cầu khuẩn trong cơ thể phát triển,….
Theo các nghiên cứu của Y Học Cổ Truyền, rau có tác dụng tiêu viêm, sát trùng, lợi tiểu, chỉ ngứa và giải độc. Nên ngoài dùng để điều trị cao huyết áp còn có thể ứng dụng được vào việc chữa táo bón, tiểu buốt rắt, viêm bằng quang, kiết lỵ, sỏi thận, viêm thận,….
Chuẩn bị: 10 – 20 gram rau đắng.
Cách thực hiện:
- Rau đắng đem đi rửa sạch bởi bên trên có rất nhiều bụi bẩn, đất cát.
- Cho vào ấm cùng với một lượng nước vừa đủ và nấu đến khi sắc lại.
- Lọc lấy nước và uống hết trong ngày, phần bã bỏ đi do không sử dụng.
- Mỗi ngày uống 1 lần để bệnh sớm thuyên giảm, sức khỏe nhanh hồi phục.
6. Cỏ xạ hương
Cỏ xạ hương là một loại thảo dược điều trị cao huyết áp cực kì hiệu quả. Bởi bên trong có rất nhiều hợp chất được đánh giá là có lợi đối với sức khỏe của con người khi được dung nạp vào cơ thể đúng cách. Tiêu biểu nhất là hợp chất axit rosmarinic, giúp giảm viêm, tăng lưu lượng máu, hạ huyết áp cao, giảm lượng đường huyết,….
Cụ thể hơn thì hợp chất có khả năng là ức chế men chuyển (viết tắt là ACE) – phân tử làm thu hẹp những mạch máu, gây ra tình trạng tăng huyết áp. Cho nên, sẽ rất nhanh có thể làm những chỉ số huyết áp tăng ở bên trong máu giảm xuống dần.
Bên cạnh đó, nếu muốn giảm những yếu tố gây bệnh tim mạch (cholesterol toàn phần, chất béo trung tín, choleterol xấu LDL,…) thì có thể sử dụng những sản phẩm được chiết xuất từ thảo dược cỏ xạ hương.
Chuẩn bị: 1 muỗng cỏ xạ hương khô hoặc 2 muỗng nếu dùng loại tươi.
Cách thực hiện:
- Cỏ xạ hưởng mang đi rửa sạch rồi cho vào ấm ngâm cùng 300ml nước.
- Sau khi thảo dược ra hết dưỡng chất thì lọc lấy nước ra ly và bỏ đi phần bã.
- Cho một chút mật ong nguyên chất vào và khuấy đều. Chia làm 3 lần uống, mỗi lần 100ml để có thể đạt được hiệu quả điều trị bệnh như mong đợi.
7. Bạch đậu khấu
Bạch đậu khấu (đới xác khấu, bạch khấu xác,…) thuộc họ Zingiberaceae. Thành phần có chứa tinh dầu, caryophyllene, terpinene, pinene, myrtenal, bomeol, eucalyptole, carvone, humulene, sabinene, laurelene, camphor,….
Đây là một vị thuốc có tính ấm và được quy vào 3 kinh là Phế, Vị, Tỳ. Thường được các thầy thuốc Đông Y sử dụng để chữa đau dạ dày, khó tiêu, tiêu chảy, chống nôn, trừ hàn, hành khí, tiêu thực, giã rượu, làm ấm dạ dày,….
Về phần Y Học Hiện Đại, đã có những nghiên cứu chứng minh được các hoạt chất có trong thảo dược có thể ngăn ngừa sâu săng và trị hơi thở hôi, chữa đái tháo đường, ngăn ngừa những tế bào ung thư hình thành bên trong cơ thể,…. Đặc biệt hạ huyết áp cao một cách an toàn, giúp chỉ số huyết áp tâm thu, huyết áp tâm trương trở về mức ổn định.
Chuẩn bị: 2 – 6 gram bạch đậu khấu.
Cách thực hiện:
- Bạch đậu khấu cho vào ấm cùng với một lượng nước vừa đủ.
- Nấu đến khi hỗn hợp sắc lại thì tắt bếp, lọc lấy nước uống và bỏ phần bã.
- Nên dùng hết trong ngày, tránh để lại qua đêm sẽ không tốt cho sức khỏe.
8. Câu đằng
Câu đằng (dây dang quéo, vuốt lá mỏ, dây móc câu) là một vị thuốc trong Đông Y, có tính hàn và vị ngọt, chát, quy vào kinh can & tâm bào, không có độc. Tác dụng chính là trấn kinh, bình can, thanh nhiệt, hạ huyết áp và trừ phong.
Không chỉ được giới Y Học Cổ Truyền công nhận những lợi ích mang đến sức khỏe, thảo dược còn được giới Y Học Hiện Đại đặc biệt quan tâm. Thông qua những nghiên cứu, các nhà khoa học đã xác định được trong câu đằng có chứa hoạt chất rhynchophyllin, giúp cải thiện hiệu quả bệnh huyết áp cao với cơ chế là làm hưng phấn trung khu của hô hấp và làm giãn những mạch máu ngoại biên.
Ngoài ra, còn có những tác dụng khác như an thần; ức chế cơ trơn ruột để làm dịu những cơn co thắt ở phế quản; chữa kinh giật ở trẻ em, nổi ban, lên sởi,…. Chỉ cần dùng với liều lượng và tần suất hợp lí, sức khỏe sẽ ngày càng được cải thiện theo hướng tích cực nhất.
Chuẩn bị: 10 – 15 gram câu đằng.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch câu đằng nếu bên trên bám nhiều bụi bẩn.
- Cho câu đằng vào ấm nấu cùng với một lượng nước vừa đủ.
- Đến khi hỗn hợp sắc lại thì tắt bếp, lọc lấy nước uống và bỏ phần bã.
- Dùng 1 lần/ngày và không sắc thuốc quá 20 phút để không làm mất đi các hoạt chất quan trọng.
9. Đỗ trọng
Đỗ trọng có tính ôn và vị ngọt hơi cay, được quy vào kinh Thận và Can. Tác dụng nổi bật là bổ can và thận, an thai, chữa đi tiểu nhiều, mạnh gân cốt, chữa đau lưng, điều trị chân gối yếu mềm,…. Thảo dược có thể dùng đơn lẻ hoặc kết hợp với những dược liệu khác.
Trong thảo dược còn có những thành phần có thể chữa di tinh, liệt dương, động thai ra huyết, điều trị cao huyết áp, tê thấp, bại liệt, tê phù, đau lưng mỏi gối, đái đêm,…. Chỉ cần sử dụng với liều lượng hợp lí theo sự chỉ định của thầy thuốc sẽ nhận lại được kết quả xứng đáng.
Chuẩn bị: 5 – 12 gram đỗ trọng.
Cách thực hiện:
- Đỗ trọng rửa sạch để loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn và đất cát.
- Cho thảo dược vào ấm cùng với nước (một lượng vừa đủ) và nấu đến khi hỗn hợp sắc lại.
- Lọc lấy nước và uống hết trong ngày, tốt nhất là uống khi còn ấm và không ăn phần bã.
10. Ngưu tất
Ngưu tất ở trong Đông Y được đánh giá là có tính bình và được xếp vào kinh Can, Thận. Tác dụng chủ đạo là hoạt huyết, trừ ứ, kích thích tiểu tiện, bổ can thận, điều kinh và mạnh gân cơ. Thường được dùng làm dược liệu cho những bài thuốc điều trị đau lưng, bí tiểu, đau bụng kinh, chân tay tê mỏi, phong hàn tê thấp, bế kinh,….
Về phía Y Học Hiện Đại, đã phát hiện trong thảo dược có hoạt chất saponin. Giúp hạ đường huyết và giảm cholesterol máu hiệu quả. Ngoài ra, còn có những thành khác có thể giúp điều trị nhiều bệnh lý khác nhau, giúp cơ thể được khỏe mạnh.
Thảo dược không có độc, nhưng vẫn có thể gây dị ứng trong một số trường hợp nhất định như dùng sai cách, cơ địa không tương thích,…. Do đó, cần tham khảo trước ý kiến của thầy thuốc, chuyên gia hoặc bác sĩ để tránh gặp phải những vấn đề ngoài ý muốn.
Chuẩn bị:
- 20 gram rễ nhàu
- 10 gram sinh địa
- 10 gram hoa hòe
- 10 gram táo nhân
- 10 gram ngưu tất
- 20 gram mã đề
- 10 gram trạch tả
Cách thực hiện:
- Cho tất cả dược liệu vào ấm với 1 lít nước lọc.
- Đun cạn đến khi còn khoảng 1/3 thì tắt bếp.
- Lọc lấy nước và bỏ bã, chia làm 2 phần bằng nhau và uống hết trong ngày.
Một số lưu ý khi dùng thảo dược điều trị cao huyết áp
Khi dùng thảo dược điều trị cao huyết áp nên khẳng định được bản thân không dị ứng với các thành phần có bên trong. Điều này sẽ hạn chế được tối đa những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. Tốt nhất là nên đến gặp thầy thuốc hoặc bác sĩ để được tư vấn.
Bởi vì là thảo dược, không phải là thuốc tây nên sẽ không cho hiệu quả tức thì, cơ thể sẽ cần thời gian để hấp thụ. Cho nên, người bệnh cần kiên trì dùng, không được nôn nóng sử dụng quá liều để tránh gặp phải những tác dụng ngược không mong muốn.
Trong quá trình sử dụng, nếu cơ thể gặp phải các vấn đề bất thường như khó chịu, buồn nôn, nổi mẩn,… thì cần ngưng ngay. Sau đó theo dõi sức khỏe hoặc đến bệnh viện để được thăm khám, hỗ trợ. Trường hợp ổn hơn thì cần thay thế một phương pháp khác phù hợp.
Thảo dược dùng trong các bài thuốc nên chọn loại có chất lượng tốt. Nếu mua bên ngoài thì nên ưu tiên những địa chỉ uy tín. Đồng thời, trước khi sử dụng nên rửa sạch để loại bỏ đất cát, bụi bẩn, vi khuẩn,… giúp sức khỏe luôn được bảo vệ an toàn nhất.
Hạn chế sử dụng ấm bằng kim loại để nấu thuốc. Thay vào đó, nên dùng loại được làm bằng đất hoặc sứ để giữ nguyên được hàm lượng dưỡng chất có trong thảo dược, cũng như tránh được hiện tượng nảy sinh các phản ứng hóa học độc hại không tốt cho cơ thể.
Bài viết chia sẻ 10 loại thảo dược điều trị cao huyết áp hiệu quả, bạn có thể tham khảo và áp dụng thử tại nhà để đẩy lùi được các triệu chứng bệnh, phục hồi sức khỏe ổn định. Bên cạnh đó, nên có chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập luyện thể dục thể thao để tăng sức đề kháng, giữ cho cơ thể khỏe mạnh và phòng ngừa được các bệnh lý.
BÀI VIẾT CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
Nhận tư vấn từ hội động chuyên môn của Đông Trùng Hạ Thảo VietFarm
- Đặt lịch nhanh chóng
- Tư vấn miễn phí
- Nhận quà tặng hấp dẫn
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!