Huyết Áp Thấp Uống Thuốc Gì? 5 Loại Thuốc Điều Trị Bệnh
Huyết áp thấp uống thuốc gì sẽ phụ thuộc vào mức độ bệnh, tình trạng sức khoẻ và một số yếu tố khác. Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám và làm một số xét nghiệm liên quan để đưa ra chuẩn đoán chính xác cùng với phác đồ điều trị phù hợp, giúp huyết áp sớm ổn định và phục hồi được sức khoẻ trong khoảng thời gian nhanh nhất.
Huyết áp thấp uống thuốc gì? [giải đáp từ bác sĩ]
Huyết áp thấp là một bệnh có liên quan đến tim mạch tiềm ẩn, ở mức độ nhẹ sẽ ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống, khi chuyển biến nặng sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đến tính mạng. Do đó, nếu thấy cơ thể xuất hiện những triệu chứng như choáng, ngất, nhịp tim nhanh, mất tập trung, mêt mỏi, hoa mắt, mờ mắt, suy nhược cơ thể,… thì cần tìm đến bác sĩ để thăm khám và có phác đồ điều trị phù hợp.
Trong đa số các trường hợp thì sau khi chuẩn đoán chính xác và cho làm những xét nghiệm cần thiết thì người bệnh có thể sẽ được kê đơn dùng một hoặc nhiều loại thuốc điều trị để giảm dần các triệu chứng, giúp huyết áp trở lại trạng thái ổn định và phục hồi nhanh sức khoẻ. Dưới đây là một số loại phổ biến nhất:
1. Thuốc Ephedrine
Thuốc Ephedrine có khả năng làm tăng lưu lượng tim, co mạch ngoại vi nên có thể làm tăng huyết áp, giúp huyết áp của người huyết áp thấp trở lại được trạng thái ổn định. Bên cạnh đó, còn có tác dụng làm giãn cơ ở thành bàng quang, giảm trương lực cùng với nhu động ruột, giãn phế quản,….
Thuốc được điều chế dưới dạng viên nén, ống tiêm,… nên thường được dùng bằng cách uống trực tiếp hoặc tiêm vào cơ thể (được thực hiện bởi các cán bộ y tế chuyên nghiệp). Về liều lượng, sẽ tuân thủ theo các chỉ định từ bác sĩ, bởi phụ thuộc phần lớn vào mức độ bệnh và tình trạng sức khỏe của người bệnh.
Thuốc chống chỉ định với người mắc bệnh tăng huyết áp hoặc cường giáp không điều chỉnh được, đang dùng thuốc ức chế monoamine oxidase, bị hạ kali máu và chưa chữa trị,…. Đặc biệt, nếu dị ứng với những thành phần có bên trong thuốc thì nên thông báo với bác sĩ để được cho sử dụng loại khác phù hợp hơn.
Trong quá trình dùng, thuốc có thể gây ra những tác dụng phụ như mất ngủ, nhức đầu, lú lẫn, đau bụng, lo lắng, buồn nôn, vã mồ hôi, bồn chồn,…. Trong trường hợp kéo dài một thời gian ngắn và biến mất thì người bệnh có thể yên tâm, nhưng nếu vẫn không cải thiện hoặc có dấu hiệu nặng hơn thì nên đến bệnh viện để được hỗ trợ.
Không nên dùng thuốc sau 4 giờ chiều và không sử dụng nhiều hơn 7 ngày. Ngoài ra, người mắc bệnh tiểu đường, suy tim hoặc đau thắt ngực cần thận trọng khi uống hoặc tiêm thuốc. Thuốc còn có thể gây tiểu khó hoặc khiến người bệnh bị chứng phì đại tuyến tiền liệt bởi nhiều nguyên nhân khác nhau.
2. Thuốc Heptaminol
Thuốc Heptaminol được xếp vào nhóm thuốc tim mạch. Thành phần chính là hoạt chất heptaminol hydroclorid, giúp tăng co bóp tim, cải thiện tình trạng co thắt tim, làm giãn mạch, kích thích tim. Dạng bào chế là viên nén, dung dịch pha tiêm, dung dịch uống.
Thuốc được chỉ định dùng trong trường hợp bị huyết áp thấp do tư thế hoặc rối loạn tim mạch. Chống chỉ định khi bị tăng huyết áp nặng, đang sử dụng IMAO hoặc tăng năng giáp. Ở trẻ em, mỗi ngày sẽ cần 20 đến 40 giọt và người lớn là 30 – 50 giọt hoặc 1 – 2 viên với tần suất là 3 lần.
Thuốc cho hiệu quả khá nhanh. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng sẽ không hoặc có thể gặp một số tác dụng phụ như phát ban, phù mạch, nổi mày đay, giãn đồng tử hoặc tim đập nhanh. Trường hợp nhẹ, chỉ cần ngưng dùng, nhưng nếu nặng phải xử trí ngay lập tức bằng các biện pháp phù hợp hoặc đến bệnh viện để được bác sĩ hỗ trợ.
Thuốc có thể xảy ra phản ứng tương tác khi dùng chung với thuốc Guanethidine hoặc những loại thuốc khác nằm trong cùng một nhóm và có tác dụng hạ huyết áp. Do đó, nên thông báo rõ với bác sĩ những loại thuốc đang sử dụng để tránh những vấn đề không tốt xảy đến với sức khỏe.
Ngoài ra, cần lưu ý chỉ dùng thuốc khi được bác sĩ chỉ định và không được tự ý ngưng sử dụng khi còn đang trong quá trình điều trị. Điều này sẽ vừa giúp đảm bảo được hiệu quả, vừa hạn chế được tối đa khả năng bệnh tái phát trong tương lai và không tác động tiêu cực đến cơ thể.
3. Thuốc Midodrine HCL
Thuốc Midodrine HCL tác dụng lên mạch máu và gây co mạch để làm tăng huyết áp nên được bác sĩ chỉ định dùng trong các trường hợp bị huyết áp thấp tư thế đứng. Theo đó, người bệnh sẽ uống 3 lần/ngày và giữa các lần cách nhau tối thiểu là 3 – 4 giờ với thời điểm được khuyến cáo là ban ngày và tránh sử dụng vào buổi tối, nếu có phải ít nhất là 4 giờ trước lúc đi ngủ.
Liều dùng sẽ phụ thuộc vào tình trạng sức khoẻ, mức độ đáp ứng của thuốc trong điều trị. Ban đầu, bác sĩ sẽ cho người bệnh sử dụng liều thấp nhất, sau đó mới tăng dần để vừa đảm bảo hiệu quả và vừa giảm tác dụng phụ (ngứa ran trên da, đau dạ dày, khó tiểu, khô miệng, buồn ngủ, chuột rút ở chân, chóng mặt, đi tiểu thường xuyên, khó ngủ, buồn ngủ,…).
Nếu xuất hiện dấu hiệu nhức đầu, tim đập mạnh, mắt mờ hoặc thình thịch trong tai, ngất, bồn chồn, gặp vấn đề liên quan đến thị lực, lo lắng, lú lẫn,… người bệnh cần ngưng sử dụng thuốc và đến gặp bác sĩ để được hỗ trợ. Bởi đây là những tác dụng phụ nguy hiểm, cần được xử lí nhanh nhất có thể để đảm bảo an toàn.
Không dùng thuốc cho phụ nữ mang thai, dị ứng với các hoạt chất có bên trong thuốc,…. Trường hợp cần thận trọng và phải thông báo rõ với bác sĩ về tình trạng sức khoẻ khi được kê đơn thuốc là đang mắc bệnh tăng huyết áp, cường giáp trạng, bệnh tim mạch, tiểu đường, khó tiểu/bí tiểu có nguyên nhân xuất phát từ phì đại tuyến tiền liệt, bệnh thận, bệnh gan,…; sắp phẫu thuật (bao gồm can thiệp răng miệng); đang cho con bú.
Ngoài ra, nếu đang sử dụng những loại thuốc khác như thuốc chống viêm thuộc nhóm NSAID, thuốc trị ho hoặc thuốc cảm cúm thì khả năng xảy ra phản ứng giữa hai loại thuốc là rất cao. Do đó, không nên dùng song song nếu không được bác sĩ chỉ định, bởi sẽ làm giảm hiệu quả điều trị bệnh của một trong hai hoặc tác động cực kì xấu đến sức khoẻ.
4. Thuốc Metaraminol
Thuốc Metaraminol thuộc nhóm thuốc vận mạch, được điều chế dưới dạng ống tiêm hoặc ống thủy tinh có thể tích từ 2 đến 10ml. Thường được chỉ định sử dụng để điều trị huyết áp thấp cấp tính có nguyên nhân là mất trương lực co mạch và có thể xảy ra khi gây tê tủy sống. Đồng thời, được xem là biện pháp để hỗ trợ thực hiện những thủ thuật chữa trị khác.
Thuốc chống chỉ định với người bệnh có cơ địa mẫn cảm với những hoạt chất hoặc thành phần có bên trong thuốc; đang dùng thuốc gây mê Halothane/Cyclopropane (trừ những tình huống lâm sàn được yêu cầu). Riêng với trẻ em chưa đủ 12 tuổi chỉ dùng khi được bác sĩ kê đơn để đảm bảo an toàn, tránh những tác động xấu đến sức khỏe.
Liều dùng ở mỗi người sẽ do bác sĩ quyết định, cho nên không được tự ý sử dụng tại nhà. Song song đó, các thao tác tiêm vào cơ thể đòi hỏi phải thật cẩn thận và đảm bảo các yêu cầu tối thiểu đã được quy định nên cần được thực hiện bởi cán bộ y tế có chuyên môn, kinh nghiệm.
Tác dụng phụ thường gặp nhất khi dùng thuốc là đau đầu và hiếm gặp là bong tróc, áp xe hoặc hoại tử mô. Không xác định được tần suất là sợ hãi, cáu kính, bồn chồn, mất ngủ, nhịp nhanh xoang/thất, rối loạn nhịp tim, đỏ bừng mặt, buồn nôn và nôn, đổ mồ hơi, lo lắng, chóng mặt, đánh trống ngực, nhịp tim chậm, bí tiểu, sợ hãi, khó tiểu,….
Thận trọng nếu đang mắc bệnh tim, bệnh tuyến giáp, tiểu đường, tăng huyết áp,… bởi thuốc có tác dụng co mạch. Ngoài ra, phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú nên chia sẻ cụ thể với bác sĩ để được kê đơn loại thuốc điều trị bệnh không làm ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của bản thân và thai nhi/con nhỏ.
5. Thuốc Fludrocortisone
Thuốc Fludrocortisone được dùng để điều trị nhiều bệnh lý khác nhau, bao gồm huyết áp thấp. Theo đó, các hoạt chất có trong thuốc sẽ cân bằng muối & nước ở trong cơ thể để huyết áp được giữ ở mức ổn định. Cho nên, sau khi dung nạp, người bệnh sẽ thấy sức khỏe được cải thiện rất tích cực và khả quan.
Thuốc không có liều dùng cụ thể mà sẽ uống theo chỉ dẫn của bác sĩ. Ngoài ra, không được tự ý ngưng khi đang trong quá trình điều trị, dù bệnh đã thuyên giảm, bởi có thể làm ảnh hưởng đến hiệu quả cuối cùng và tăng khả năng tái phát, thậm chí có thể khiến tình trạng sức khỏe chuyển biến xấu đi so với trước đó.
Giống như những loại thuốc điều trị huyết áp thấp khác, Fludrocortisone có thể gây cho người bệnh một số tác dụng phụ không mong muốn ở mức độ nhẹ. Ví dụ như mất ngủ, tăng tiết mồ hôi, buồn nôn, nổi mụn trứng cá, chóng mặt, thay đổi tâm trạng, khô da, chậm lành vết thương, đau đầu, đau bụng, mỏng da, cảm giác quay, đầy hơi,….
Ngoài ra, còn có những phản ứng dị ứng hoặc xuất hiện những vấn đề nghiêm trọng khác mà người bệnh cần lập tức đến bệnh viện hoặc gặp bác sĩ để được hỗ trợ, xử lí kịp thời. Chẳng hạn như phát ban, sưng mặt/họng/lưỡi/môi, phân có máu, hạ kali huyết, khó thở, viêm tụy, trầm cảm nặng, động kinh, gặp vấn đề liên quan đến thị lực,….
Trước khi sử dụng thuốc nên thông báo với bác sĩ nếu người bệnh mang thai, đang cho con bú, dị ứng với những thành phần có bên trong, từng mắc bệnh gan/tim/ruột/thận, chuẩn bị phẫu thuật,…. Đặc biệt là đang dùng những loại thuốc khác để hạn chế tối đa các phản ứng tương tác làm giảm tác dụng của một trong hai bên hoặc tác động không tốt đến sức khỏe.
Bài viết trả lời câu hỏi huyết áp thấp uống thuốc gì dựa vào những nguồn tài liệu uy tín, giúp người bệnh có thêm nhiều thông tin tham khảo hữu ích. Nhưng cần lưu ý, chỉ dùng khi được bác sĩ chỉ định hoặc kê đơn, việc tự ý sử dụng không chỉ không điều trị được dứt điểm bệnh mà còn có thể gây ra các tác dụng phụ tác động xấu đến sức khoẻ.
BÀI VIẾT CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
Nhận tư vấn từ hội động chuyên môn của Đông Trùng Hạ Thảo VietFarm
- Đặt lịch nhanh chóng
- Tư vấn miễn phí
- Nhận quà tặng hấp dẫn
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!