10 Loại Thuốc Điều Trị Cao Huyết Áp Tốt và An Toàn Nhất
Thuốc điều trị cao huyết áp phải được dùng theo chỉ định của bác sĩ để biết được chính xác liều lượng, đảm bảo được hiệu quả và tránh được việc sử dụng sai cách làm ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, an toàn của người bệnh. Ngoài ra, không được tự ý ngưng và không uống ngắt quãng không đúng hướng dẫn để bệnh tình có thể nhanh chóng thuyên giảm.
Danh sách 10 loại thuốc điều trị cao huyết áp hiệu quả, an toàn
Cao huyết áp là một trong những bệnh lý tim mạch phổ biến, có thể xảy ra ở mọi đối tượng, nhất là người già, thừa cân béo phì, ăn mặn, lười vận động, thường xuyên hút thuốc lá,…. Khi ở mức độ nhẹ, sẽ tác động không tốt đến công việc và cuộc sống. Nếu nặng, có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến tính mạng.
Thông thường, sau khi thăm khám, kiểm tra sức khỏe và làm những xét nghiệm liên quan, bác sĩ sẽ có thể cho người bệnh dùng những loại thuốc điều trị sau:
1. Thuốc Amlor
Thuốc Amlor được điều chế từ nhiều hoạt chất khác nhau. Trong đó, nổi bật là amlodipin. Công dụng chính là kiểm soát huyết áp, giúp huyết áp cao có thể trở về trạng thái ổn định; giảm nguy cơ tử vong khi mắc bệnh mạch vành, nhồi máu cơ tim và giảm nguy cơ bị đột quỵ; ngăn ngừa tối đa việc tái phát trở lại bệnh mạch bành; hỗ trợ điều trị thiếu máu cơ tim.
Liều dùng khởi đầu là 5mg và mỗi ngày một lần. Sau đó, nếu đáp ứng tốt, bác sĩ sẽ có thể cân nhắc tăng giảm phù hợp để giúp sức khỏe của người bệnh nhanh chóng phục hồi. Thuốc có thể sử dụng đơn lẻ hoặc kết hợp cùng các loại thuốc khác tùy theo mục đích điều trị.
Tác dụng phụ có thể gặp khi dùng thuốc là đau bụng, ngủ gà, mệt mỏi, buồn nôn, đau đầu, đánh trống ngực, phù, chóng mặt, mặt đỏ bừng,…. Ngoài ra, một số vấn đề không mong muốn vẫn có thể gặp trong quá trình sử dụng là mất ngủ, đau khớp, duy nhược, tiểu lắt nhắt, suy giảm thị giác, co cơ, rụng lông tóc, viêm mũi, khó chịu, nổi mề đay, đi tiểu về đem, đau lưng, thay đổi tâm tính, viêm mạch máu, co cơ, ban xuất huyết, rối loạn tiểu tiện, tăng tiết mồ hôi,….
Không sử dụng khi mẫn cảm với những thành phần có trong thuốc. Đồng thời, thận trọng khi đang bị suy tim hoặc suy giảm các chức năng gan và không được tự ý ngưng hoặc thay đổi liều dùng khi chưa được sự đồng ý từ bác sĩ, bởi rất dễ gây ra những hậu quả nghiêm trọng tác động xấu đến sức khỏe.
Thuốc có thể xảy ra các phản ứng tương tác với chất ức chế mạnh CYP3A4 (itraconazol, ritonavir và ketoconazol), tacrolimus, clarithromycin và rifampicin. Cho nên, không được dùng chung trong mọi trường hợp để đảm bảo an toàn của bản thân.
Xem thêm: Giải Đáp: Huyết Áp Cao Có Uống Được Đông Trùng Hạ Thảo?
2. Thuốc Losartan
Thuốc Losartan được xếp vào nhóm ức chế các thụ thể angiotensin (ARB) và thường được bác sĩ chỉ định dùng trong điều trị bệnh cao huyết áp. Ngoài ra, còn có thể sử dụng để hỗ trợ bảo vệ cơ quan thận tránh khỏi các ảnh hưởng khi mắc bệnh tiểu đường; giảm nguy cơ bị đột quỵ khi bị huyết áp cao hoặc chứng tim to.
Thuốc hoạt động theo cơ chế là làm thư giãn những mạch máu, giúp máu được lưu thông thuận lợi và dễ dàng hơn. Đồng thời, giảm áp lực bên trong máu, giúp ngăn ngừa tối đa nguy cơ bị đau tim, đột quỵ hoặc những vấn đề có liên quan đến thận.
Thuốc có hai dạng là viên và dung dịch. Tuỳ tình trạng sức khoẻ và những yếu tố khác mà người bệnh sẽ được cho dùng loại phù hợp nhất với liều lượng được quy định riêng, cho nên không được tự ý mua sử dụng tại nhà – vừa khó đạt được hiệu quả như mong muốn và vừa có thể gặp các tác dụng phụ làm ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ (choáng váng, chóng mặt, xây xẩm, ngất xỉu, yếu cơ, khó thở, sưng, phát ban,…).
Trong quá trình dùng thuốc nên uống liên tục theo hướng dẫn và không ngắt quãng nếu muốn cải thiện bệnh nhanh chóng. Trường hợp sau khi sử dụng một thời gian dài vẫn không có dấu hiệu cải thiện hoặc thay đổi theo chiều hướng tiêu cực thì hãy thông báo với bác sĩ để được hỗ trợ kịp thời.
Không sử dụng thuốc khi đang mang thai để tránh ảnh hưởng đến thai nhi và chống chỉ định khi dị ứng với các thành phần. Nếu chuẩn bị phẫu thuật, thường xuyên phải lái xe hoặc điều khiển máy móc trong suốt quá trình điều trị, mắc bệnh gan,… thì cần trình bày rõ khi thăm khám để được bác sĩ cân nhắc khi kê đơn.
Cần cẩn thận khi kết hợp thuốc với những loại thuốc khác, nhất là thuốc Lithium, Benazepril, Aliskiren, Lisinopril, Naproxen, Ibuprofen, thuốc tránh thai chứa Drospirenone,…. Bởi có thể tạo ra phản ứng tương tác, tác động xấu đến sức khoẻ.
3. Thuốc Natri Nitroprusside
Thuốc Natri Nitroprusside hoạt động theo cơ chế là làm giãn cơ bên ở trong mạch máu. Giúp cơ giãn nở ra, làm hạ huyết áp, tạo điều kiện thuận lợi để máu có thể lưu thông trơn tru và dễ dàng hơn qua những động mạch, tĩnh mạch. Do đó, được bác sĩ chỉ định dùng trong nhiều trường hợp như mắc bệnh cao huyết áp, bị suy tim sung huyết,… có khả năng ảnh hưởng đến tính mạng cao.
Ngoài ra, thuốc còn được dùng để duy trì huyết áp trong mức thấp khi thực hiện phẫu thuật. Hoặc kết hợp với những loại thuốc khác để cải thiện những vấn đề liên quan đến sức khỏe của con người.
Thuốc được dùng bằng cách tiêm trực tiếp vào tĩnh mạch, cho nên phải thực hiện ở những bệnh viện hoặc cơ sở y tế chuyên nghiệp. Sau khi tiêm, buộc phải theo dõi tình trạng huyết áp, lượng oxy, hệ hô hấp,… trong một khoảng thời gian nhất định để đảm bảo đã ổn định và không xuất hiện những tác dụng phụ nghiêm trọng.
Thuốc được dùng với liều ban đầu là 0.3 mcg/kg/phút và liều duy trì (tối đa) là 10 mcg/kg/phút, dựa vào cân nặng lí tưởng. Nếu cơ thể đáp ứng hoặc dùng quá liều/sai cách, cơ thể sẽ có thể bị phát ban, buồn nôn, nóng trong người, đau dạ dày, tấy rát xung quanh vị trí tiêm tĩnh mạch, cảm giác ngứa ran bên dưới da,…. Trường hợp nặng có thể run rẩy, lú lẫn, nhịp tim không đều, ớn lạnh, thở hổn hển, cảm giác giống như muốn ngất đi,… và lúc này buộc phải đến bệnh viện để được hỗ trợ kịp thời nhất.
Theo khuyến cáo của nhà sản xuất thì không nên sử dụng thuốc khi không được kê đơn, dị ứng với natri nitroprusside,…. Nếu đang mang thai, cho con bú hoặc đang dùng các loại thuốc khác phải chia sẻ rõ ràng với bác sĩ để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe bản thân và thai nhi, đặc biệt là tránh được những phản ứng tương tác gây nguy hiểm đến tính mạng.
Xem thêm thông tin: Cách Hạ Huyết Áp Nhanh Mà Đơn Giản Ít Người Biết Đến
4. Thuốc Concor
Thuốc Concor với thành phần chính là bisoprolol, giúp ức chế hiệu quả tình trạng cao huyết áp khởi phát một cách đột ngột do bị kích thích hoặc gắng sức làm việc, hoạt động. Song song đó là làm giãn mạch máu, làm chậm nhịp tim nên còn được sử dụng để điều trị rối loạn nhịp tim nhanh, dự phòng và chữa đau thắt ngực mạn tính khi mắc bệnh mạch vành bằng cách kết hợp với những loại thuốc phù hợp khác.
Liều dùng khởi đầu thường là 1 viên 5mg/1 lần/ngày. Trường chỉ tăng huyết áp ở mức độ nhẹ có thể sử dụng 0.5 viên 5mg/1 lần/ngày để điều trị. Nhưng nếu cần thiết, bác sĩ sẽ có thể chỉ định người bệnh uống 2 viên 5mg/1 ngày. Tuyệt đối không vượt quá 20mg/ngày để tránh các tác dụng phụ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe (tăng suy tim, nhức đầu, nôn, táo bón, hen suyễn, chóng mặt, tiêu chảy, mệt mỏi,…).
Thời điểm lí tưởng nhất để dùng thuốc là buổi sáng, kèm hoặc không kèm thức ăn. Thuốc cho hiệu quả khi được sử dụng đúng liều lượng trong một khoảng thời gian nhất định. Nếu lạm dụng, không chỉ không tăng hiệu quả mà còn làm tăng khả năng bị tác dụng ngược, tác động tiêu cực đến cơ thể.
Trường hợp mang thai hoặc đang cho con bú, dị ứng với những thành phần có trong thuốc, đang dùng thuốc khác, từng bị hen suyễn, cường giáp, bệnh phổi/gan/thận/tim hoặc tiểu đường,… thì cần thông báo với bác sĩ để được cho dùng liều lượng phù hợp hơn hoặc đổi sang loại thuốc khác tốt cho người bệnh nhất.
5. Thuốc Apharin
Đối với người bệnh cao huyết áp, thuốc Apharin giúp ổn định huyết áp; làm bền thành mạch, tăng tuần hoàn máu; giảm cholesterol & mỡ máu dư thừa ở trong cơ thể; tăng cường chức năng của tim, thận và gan; cung cấp oxy đến não giúp tránh những triệu chứng suy giảm trí nhớ, đau đầu hoặc chóng mặt; phòng ngừa những bệnh lý có thể gây huy hiểm đến sức khoẻ (huyết áp, mỡ máu hoặc tim mạch,…). Bên cạnh đó, còn bổ sung những dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, giúp tăng sức đề kháng.
Thuốc được đánh giá là an toàn, lành tính, không có tác dụng phụ khi dùng lâu dài. Thành phần hoàn toàn là thảo dược thiên nhiên, đã được kiểm định trước khi đưa vào quy trình sản xuất như hoa hoè, địa long, thục địa, đơn bì, sơn thù, hạ khô thảo, hoài sơn, phục linh, trạch tả,…. Ngoài phù hợp với người bị cao huyết áp thì còn được khuyến khích dùng cho người bị rối loạn tiền đình, thiếu máu cơ tim/tâm thất, hay hồi hộp/mất ngủ/tức ngực, thường xuyên ở trong trạng thái mệt mỏi và căng thẳng.
Thuốc sử dụng được cho người trên 18 tuổi, nhưng nếu dị ứng với thành phần thì không nên dùng hoặc đang mang thai, đang cho con bú phải tham khảo trước ý kiến từ bác sĩ, chuyên gia. Hiệu quả sẽ phụ thuộc khá nhiều vào cơ địa, người bệnh cần kiên trì và tuân thủ theo hướng dẫn về liều lượng là 3 lần/ngày và mỗi lần 2 viên sẽ cải thiện dần được các triệu chứng bệnh và sức khoẻ sớm trở lại trạng thái ổn định, sau đó sẽ chuyển sang uống duy trì 3 lần/ngày và mỗi lần 1 viên.
6. Thuốc Triatec
Thuốc Triatec gồm các thành phần như ramipril, pregelatinized maize starch, sodium stearyl fumarate, hydroxypropyl methylcellulose, microcrystalline cellulose và red ferric oxide. Công dụng chính là điều trị bệnh cao huyết áp và suy tim ứ huyết. Hiệu quả đã được kiểm định qua nhiều trường hợp trong thực tế.
Thuốc được dùng với liều không cố định. Ban đầu có thể là 1,25 – 2,5mg/lần/ngày nhưng về sau sẽ được xem xét tăng lên 5 – 10mg/ngày tùy thuộc vào việc cơ thể người bệnh dung nạp và đáp ứng thuốc. Tuy nhiên, cần lưu ý điều này sẽ được quyết định hoàn toàn bởi bác sĩ, không được tự ý điều chỉnh để tránh những tác dụng phụ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Cách sử dụng hiệu quả nhất là uống với đủ lượng nước cần thiết ở thời điểm trước/trong/sau bữa ăn và không nhai hoặc cà nhuyễn. Ngoài ra, không được dùng thuốc nếu thuộc đối tượng chống chỉ định như trẻ em, người dị ứng với những hoạt chất có trong thuốc, phụ nữ có thai, huyết áp thấp, có tiền sử bị phù mạch,….
Trong quá trình sử dụng, có thể có hoặc không gặp tác dụng phụ. Nếu có, cần theo dõi súc khỏe, ở mức độ nhẹ sẽ hết sau một khoảng thời gian nhất định và ngược lại, phải thông báo cho bác sĩ phụ trách điều trị để được hướng dẫn thêm hoặc đến bệnh viện kiểm tra, xử lí/cấp cứu – giúp đảm bảo an toàn tối đa cho bản thân.
Bên cạnh đó, nếu đang dùng một loại thuốc khác, người bệnh cũng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi kết hợp song song. Điều này sẽ giúp tránh được các phản ứng tương tác làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và quá trình ổn định huyết áp.
7. Thuốc Felodipine
Thuốc Felodipine được sử dụng rất phổ biến trong điều trị cao huyết áp. Giúp huyết áp ổn định và ngăn ngừa được tình trạng đau tim, đột quỵ cùng những vấn đề có liên quan đến thận.
Thuốc được biết đến giống như chất chẹn kênh canxi. Nghĩa là ngăn chặn canxi, làm giãn & mở rộng những mạch máu bên trong cơ thể để máu được lưu thông thuận lợi, dễ dàng hơn.
Người bệnh có thể dùng thuốc bằng cách là uống trực tiếp khi đói hoặc tuân thủ theo chỉ dẫn từ bác sĩ để đạt được hiệu quả cao nhất. Trường hợp dạ dày không khỏe, có thể sử dụng trong bữa ăn nhẹ. Riêng về liều lượng, sẽ được chỉ định theo tình trạng sức khỏe hoặc phác đồ điều trị.
Trong quá trình dùng thuốc, cần tránh ăn bưởi, uống nước ép bưởi, bởi có thể làm cho nồng độ của thuốc ở bên trong máu tăng khó kiểm soát. Bên cạnh đó, không được đột ngột ngưng sử dụng thuốc, kể cả khi đã đạt được hiệu quả như mong muốn, tất cả đều phải tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ.
Khi cơ thể thích nghi với thuốc, rất có thể người bệnh sẽ gặp một số phản ứng phụ như choáng váng, đỏ bừng, đau dạ dày, chóng mặt, nhức đầu,… trong khoảng thời gian ngắn. Sau đó sẽ biến mất nên gần như không ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống.
Nhưng nếu kéo dài hoặc gặp phải những vấn đề nghiêm trọng hơn như sưng mắt cá chân, nhịp tim nhanh hoặc không đều, phù nề bàn chân, ngất xỉu, phát ban, khó thở,… thì cần ngưng thuốc ngay và liên hệ với bác sĩ để được hỗ trợ.
Thuốc chống chỉ định với một số đối tượng, đặc biệt là người dị ứng với các thành phần có bên trong nên cần cẩn trọng, đọc kĩ hướng dẫn trước khi sử dụng. Nếu đang dùng những loại thuốc khác như itraconazole, ketoconazole, phenobarbital, cimetidine, erythromycin,… thì khả năng xảy ra phản ứng tương tác rất cao nên tuyệt đối không được kết hợp chung nếu không muốn bệnh không hết và sức khỏe bị ảnh hưởng tiêu cực.
8. Thuốc Hapanix
Thuốc Hapanix có thành phần gồm giảo cổ lam – giúp giảm cholesterol toàn phần, hạ huyết áp, hỗ trợ chữa chứng đau đầu, chóng mặt và hoa mắt, giảm mệt mỏi và căng thẳng, hạ mỡ máu, ngăn ngừa bệnh xơ vữa mạch máu, tăng lưu thông máu, ngủ ngon và sâu giấc hơn; ba gạc – chữa huyết áp, giúp an thần, cải thiện tình trạng giãn mạch máu ở dưới da, làm chậm nhịp tim; nattokinase – tăng tuần máu máu, cải thiện sức khỏe tim mạch, làm tan những cục máu đông ở trong mạch máu và điều hòa huyết áp.
Ngoài ra, còn có cao rễ nhàu – điều trị huyết áp cao, suy nhược thần kinh và mất ngủ; xạ đen – giúp thanh nhiệt và giải độc cho cơ thể, ngăn ngừa ung thư, ổn định đường huyết và huyết áp, tăng sức đề kháng, giảm mỡ máu; hoa tam thất – hạn chế khởi phát bệnh cao huyết áp một cách đột ngột, bồi bổ cho hệ thần kính, giúp ngủ sâu giấc, giải nhiệt cho cơ thể, giữ huyết áp ở trạng thái cân bằng; rutin – tăng sức bền cho các mao mạch, ngăn ngừa được tối đa nguy cơ bị đột quỵ, xuất huyết hoặc vỡ mạch máu.
Như vậy, đối với người bị huyết áp cao, thuốc Hapanix sẽ giúp hạ huyết áp và ổn định huyết áp, đẩy lùi những triệu chứng của bệnh (mệt mỏi, tê bì chân tây hoặc hoa mắt chóng mặt) phòng ngừa những biến chứng nguy hiểm (suy tim, đột quỵ hoặc tai biến),… chỉ trong một khoảng thời gian ngắn và duy trì được hiệu quả lâu dài. Mỗi ngày, chỉ cần uống 2 – 3 lần và mỗi lần 2 viên sau khi dùng bữa khoảng 30 phút, đến khi sức khỏe đã cải thiện tích cực và khả quan hơn thì uống liều duy trì 1 viên/1 lần.
Trong quá trình sử dụng thuốc cần lưu ý uống liên tục, đều đặn đúng liệu trình. Đồng thời, giảm lượng muối dung nạp vào cơ thể mỗi ngày; tập thể dục thể thao thường xuyên; hạn chế làm việc quá sức hoặc để stress kéo dài; hạn chế ăn những thực phẩm có nguồn gốc là động vật để có thể giảm lượng cholesterol xấu và bổ sung thêm nhiều trái cây, rau xanh; kiểm soát cân nặng; hạn chế dùng các thức uống có cồn như rượu bia, không sử dụng những chất kích thích và giảm hút thuốc lá.
9. Thuốc Aliskiren
Thuốc Aliskiren thuộc nhóm thuốc ức chế renin, thường được bác sĩ chỉ định dùng cho trẻ em trên 6 tuổi có cân nặng tối thiểu là 50kg và người lớn để điều trị cao huyết áp. Chống chỉ định với trẻ em dưới 2 tuổi, phụ nữ mang thai ở giai đoạn 6 tháng cuối, đang sử dụng ciclosporin và itraconazol, bị phù mạch vô căn, có tiền sử bị phù mạch khi uống aliskiren, mẫn cảm với những thành phần có bên trong.
Liều dùng khởi đầu là 150mg với tần suất 1 lần/ngày. Sau đó, nếu vẫn chưa thể kiểm soát huyết áp để quay trở lại trạng thái ổn định thì tăng lên gấp đôi – 300mg. Khi uống, nên cố định thời gian giữa các ngày và cách xa bữa ăn, bởi nếu bữa ăn có nhiều chất béo sẽ khiến cơ thể giảm đi sự hấp thu đối với thuốc.
Tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng thuốc là nhức đầu, mệt mỏi, phát ban, tiêu chảy, chóng mặt, ho, tăng kali máu,…. Ngoài ra, có thể bị nổi mày đay, ngứa, nổi ban đỏ, ói mửa, phù mạch, buồn nôn, phản ứng phản vệ, hạ natri máu,…. Nếu kéo dài hoặc gặp các vấn đề nghiêm trọng, người bệnh nên đến bệnh viện để được thăm khám, hỗ trợ và có hướng xử lí phù hợp.
Trong quá trình dùng thuốc, không được tự ý tăng/giảm liều lượng hoặc ngưng khi chưa được bác sĩ cho phép. Điều này sẽ dễ khiến bệnh bị tái phát khi chưa điều trị được dứt điểm hoặc ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, nhẹ hơn thì không đạt được hiệu quả đã đặt ra ban đầu.
10. Thuốc Aldactone (Spironolactone)
Thuốc Aldactone (Spironolactone) thuộc nhóm thuốc lợi tiểu. Được chỉ dùng trong trường hợp cao huyết áp vô căn; phối hợp sử dụng chung với thuốc lợi tiểu làm giảm magie hoặc kali máu; điều trị những bệnh làm tăng aldosterone thứ phát; suy tim sung huyết; kiểm soát tình trạng rậm lông; chữa trị ngắn hạn tình trạng tăng aldosterone nguyên phát ở thời điểm trước khi phẫu thuật.
Liều dùng khi bị cao huyết áp là 50 – 100mg/ngày và trường hợp nặng, có thể sử dụng đến 200mg/ngay, nhưng sẽ được cách khoảng mỗi 14 ngày. Song song đó, cần lưu ý thuốc chống chỉ định với người mắc bệnh Addison, suy thận cấp tính, vô niệu, bị tổn thương thận, tăng kali huyết hoặc mẫn cảm đối với spironolactone.
Thuốc có thể xảy ra phản ứng tương tác khi dùng chung với thuốc làm tăng kali huyết áp khác hoặc thuốc lợi tiểu, norepinephrine, digoxin, aspirin, indomethacin, acid mefenamic, antipyrine, amoni chorid, cholestyramine, carbenoxolone,…. Nghĩa là khi sử dụng song có thể làm giảm tác dụng của một trong hai hoặc tạo ra những tác dụng phụ tác động tiêu cực đến sức khỏe.
Trong quá trình dùng thuốc, người bệnh có thể gặp phải tình trạng giảm tiểu cầu, rối loạn điện giải, lú lẫn, chóng mặt, buồn nôn, choáng váng, rụng tóc, suy thận cấp, rối loạn tiêu hóa, nổi mề đay, chuột rút chân, suy nhược cơ thể,…. Tùy mức độ nhẹ hoặc nặng sẽ có thể hết sau một thời gian hoặc phải đến bệnh viện để kiểm tra và có hướng xử lí phù hợp.
Thuốc chỉ nên sử dụng khi được bác sĩ kê đơn, không nên tự ý mua uống tại nhà. Bởi rất khó biết được liều lượng thích hợp với bệnh tình và tình trạng sức khỏe. Nếu không cẩn thận còn khiến mọi thứ trở nên trầm trọng hơn, khiến “tiền mất tật mang”.
Trên đây là thông tin về 10 loại thuốc điều trị cao huyết áp được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Nhưng cần lưu ý rằng, bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế lời khuyên hoặc chỉ định từ bác sĩ, người bệnh không nên tự ý sử dụng mà nên đến bệnh viện để được chuẩn đoán chính xác bệnh tình và có phác đồ điều trị phù hợp giúp sức khỏe sớm ổn định.
BÀI VIẾT CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
Nhận tư vấn từ hội động chuyên môn của Đông Trùng Hạ Thảo VietFarm
- Đặt lịch nhanh chóng
- Tư vấn miễn phí
- Nhận quà tặng hấp dẫn
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!