5 Cách Làm Yến Chưng Long Nhãn Cực Tốt Cho Sức Khoẻ

5 Cách Làm Yến Chưng Long Nhãn Cực Tốt Cho Sức Khoẻ

Cách làm yến chưng long nhãn được nhiều người quan tâm. Bên cạnh vị ngọt, thanh mát, thơm ngon thì món ăn này còn mang lại tác dụng cải thiện làn da, làm chậm quá trình lão hóa, tốt cho tim mạch, tăng cường chức năng tiêu hóa, kích thích vị giác và giúp hấp thu các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể tốt hơn.

Yến sào chưng long nhãn có tốt không?

Từ lâu, yến sào được xem như thượng phẩm thuộc dòng Bát trân trong ẩm thực Cung đình. Bởi đây là sản phẩm tự nhiên, chứa hàm lượng dinh dưỡng cùng các khoáng chất, nguyên tố vi lượng, acid amin dồi dào, mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Bên cạnh đó, một số thành phần trong yến sào còn mang lại hiệu quả trong hỗ trợ điều trị và phòng ngừa nhiều bệnh lý.

Yến chưng long nhãn
Yến chưng long nhãn có tác dụng cải thiện làn da, làm chậm quá trình lão hóa, tốt cho tim mạch, tăng cường chức năng tiêu hóa

Yến chưng là món ăn bổ dưỡng được nhiều người ưa chuộng. Việc chưng cách thủy giúp giữ được hương vị nguyên bản của yến sào, đồng thời đảm bảo các dưỡng chất bên trong thực phẩm. Bên cạnh cách chưng yến đơn lẻ thì nhiều người còn kết hợp với các nguyên liệu khác để giúp đa dạng món ăn, kích thích vị giác và bổ sung nhiều khoáng chất cần thiết khác cho cơ thể.

Trong đó, yến sào chưng long nhãn được nhiều người ưa chuộng. Bên cạnh những lợi ích mà yến sào mang lại thì long nhãn cũng là vị thuốc có dược tính và công năng đa dạng. Theo tài liệu y học cổ truyền, long nhãn (nhãn nhục, long nhục) là phần cùi của quả nhãn được sấy khô và bảo quản để dùng làm thuốc chữa bệnh cũng như chế biến nhiều món ăn bổ dưỡng.

Nhờ vào vị ngọt thanh, tính bình, quy vào kinh Tỳ và Tâm nên vị thuốc này được dùng trong chữa một số bệnh lý như mất ngủ, trí nhớ kém, tim đập loạn nhịp, thực thiểu thể quyện, máu huyết kém lưu thông,… Các nghiên cứu dược lý hiện đại cũng nhận thấy, flavoprotein, sắt, các vitamin, sucrose, acid tartaric,… trong nhãn nhục có tác dụng chống lão hóa, sáng mắt, bổ máu huyết, an thần, tăng cường sức khỏe xương khớp.

Việc kết hợp yến sào với nhãn nhục không chỉ mang lại hương vị ngọt thanh, thơm ngon mà còn mang lại những lợi ích đối với sức khỏe như sau:

  • Với hàm lượng protein cao cùng với các acid amin, nguyên tố vi lượng dồi dào giúp tăng cường sức khỏe, phục hồi thể trạng ở người vừa mới ốm dậy nhanh chóng.
  • Mẹ bầu dùng món yến chưng long nhãn với liều lượng phù hợp có thể giúp bồi bổ cơ thể, giúp trẻ phát triển khỏe mạnh và toàn diện.
  • Cải thiện rối loạn giấc ngủ, căng thẳng thần kinh, hồi hộp, lo lắng quá mức
  • Tăng tuần hoàn máu đến các cơ quan trong cơ thể, ngăn ngừa thiếu máu
  • Đối với trẻ em khi dùng món ăn này sẽ giúp cơ thể phát triển khỏe mạnh, tăng cường trí nhớ và chống lại các tác nhân gây bệnh.
  • Kích thích vị giác, giúp ăn uống ngon miệng và hấp thu các dưỡng chất hiệu quả thông qua việc cải thiện chức năng tiêu hóa.
  • Yến chưng long nhãn mang lại hiệu quả trong trường hợp bị xuất huyết dưới da nhờ vào khả năng khử độc, dưỡng huyết.
  • Tốt cho tim mạch, dạ dày và lá lách
  • Giúp sáng da, giảm thâm sạm do nội tiết tố thay đổi, đồng thời làm chậm quá trình lão hóa ở nữ giới.

Hướng dẫn 5 cách làm yến chưng long nhãn thơm ngon, bổ dưỡng

Yến chưng long nhãn là một trong những món ăn được chế biến từ yến sào bổ dưỡng và được nhiều người ưa chuộng. Bên cạnh dùng tổ yến và long nhãn, bạn có thể kết hợp với một số nguyên liệu khác như đường phèn, táo đỏ, hạt sen hay hạt chia để giúp đa dạng món ăn, tăng thêm hương vị và công dụng tốt cho sức khỏe.

Dưới đây là một số cách chế biến yến sào chưng long nhãn phổ biến hiện nay:

1. Yến chưng long nhãn

Yến chưng long nhãn là món ăn cơ bản, không kết hợp với các nguyên liệu khác nhưng vẫn giữ được độ thơm ngon cũng như tác dụng tốt đối với sức khỏe. Bởi trong yến sào có chứa đến 50% protein, các acid amin, vitamin, nguyên tố vi lượng và khoáng chất thiết yếu giúp tăng cường sức khỏe tổng thể cũng như hỗ trợ điều trị một số vấn đề sức khỏe thường gặp.

Nhãn nhục có vị ngọt thanh, thơm dịu nên khi kết hợp với yến sào sẽ tạo ra được hương vị thơm ngon, sợi yến dai, giòn cùng với nhãn nhục ngon ngọt sẽ phù hợp với nhiều đối tượng, kể cả trẻ nhỏ. Bên cạnh đó, bạn có thể cho thêm vài lát gừng tươi để làm giảm vị tanh của yến, đồng thời giúp ấm bụng, hạn chế khó tiêu, chướng bụng sau khi ăn.

Để chưng yến với long nhãn, bạn cần thực hiện theo các bước sau:

Yến chưng long nhãn có tốt không
Yến chưng long nhãn là món ăn cơ bản, không kết hợp với các nguyên liệu khác nhưng vẫn giữ được độ thơm ngon

Chuẩn bị:

  • Tổ yến tinh chế 5g/ lần/ người
  • Nhãn nhục 7 – 8g
  • Vài lát gừng tươi

Hướng dẫn thực hiện:

  • Tổ yến mang đi ngâm với nước ở nhiệt độ thường khoảng 10 – 30 phút đến khi nở đều thì tách sợi và vớt ra để ráo
  • Nhãn nhục đem ngâm với nước đến khi nở đều thì vớt ra để ráo
  • Cho yến vào thố/ chén sứ cỡ lớn và đổ nước ngập phần yến. Sau đó chưng cách thủy trong vòng 20 phút
  • Kế đến cho nhãn nhục và gừng tươi vào và chưng thêm 5 phút nữa
  • Thưởng thức món ăn khi còn nóng để đảm bảo hương vị thơm ngon cũng như giá trị dinh dưỡng.

2. Yến sào chưng với long nhãn và đường phèn

Tương tự như yến chưng long nhãn nhưng món ăn này có kết hợp với đường phèn. Đường phèn có tác dụng giải nhiệt, giảm căng thẳng, cung cấp năng lượng cho cơ thể ở dạng glucose, đồng thời hỗ trợ khắc phục một số vấn đề đường hô hấp như ho, đau họng, viêm họng, viêm phế quản,…

Việc kết hợp yến sào, long nhãn và đường phèn giúp tăng hiệu quả thanh nhiệt, giải độc cơ thể, tăng cường chức năng hô hấp, giúp an thần, ngủ ngon và chống lại một số tác nhân gây bệnh. Với vị ngọt có trong long nhãn nên bạn tránh cho quá nhiều đường phèn vì có thể khiến món ăn quá ngọt. Người gặp các vấn đề như tiểu đường, huyết áp cao nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa khi dùng món ăn này.

Cách chưng yến với long nhãn và đường phèn được thực hiện như sau:

Chuẩn bị:

  • Yến tinh chế hoặc yến thô 10g
  • Nhãn nhục 15g
  • Đường phèn lượng vừa đủ
  • Vài lát gừng tươi

Cách chưng:

  • Nếu dùng tổ yến thô, bạn cần ngâm trong nước khoảng 45 phút đến khi yến mềm thì tiến hành làm sạch lông và các tạp chất, bụi bẩn. Đối với yến tinh chế chỉ cần ngâm với nước đến khi mềm, tách sợi và để ráo là có thể dùng.
  • Nhãn nhục rửa sạch rồi ngâm trong nước đến khi nở đều thì vớt ra
  • Cho yến vào thố sứ lớn cùng với lượng nước vừa đủ và chưng trong 15 phút. Lưu ý đến khi nước trong nồi sôi chỉnh lửa vừa
  • Sau đó cho long nhãn vào chưng thêm 5 phút
  • Kế đến cho đường phèn vào, khuấy đều cùng với vài lát gừng rồi chưng thêm 5 phút nữa là có thể dùng.

3. Cách làm yến chưng long nhãn và táo đỏ

Yến sào chưng long nhãn và táo đỏ là món ăn bổ dưỡng, được kết hợp từ những vị thuốc quý có dược tính và công năng đa dạng. Bên cạnh bồi bổ sức khỏe, tăng cường sức đề kháng thì món ăn này còn được xem như bài thuốc hỗ trợ điều trị một số chứng bệnh thường gặp như rối loạn giấc ngủ, tiêu hóa kém, gặp các vấn đề đường hô hấp, khí huyết không thông, thiếu máu,…

Một số nghiên cứu nhận thấy, các thành phần hoạt chất trong táo đỏ có tác dụng tăng cường chức năng tiêu hóa, chống viêm, bảo vệ gan, ngăn ngừa ung thư, chống oxy hóa, tăng cường trí nhớ, giúp an thần, ngủ ngon. Việc sử dụng món ăn này đúng liều lượng và tần suất sẽ không chỉ giúp cơ thể khỏe mạnh mà còn mang lại nhiều lợi ích với các đối tượng như người cao tuổi, trẻ em và phụ nữ mang thai.

Yến chưng long nhãn và táo đỏ
Yến sào chưng long nhãn và táo đỏ là món ăn bổ dưỡng, được kết hợp từ những vị thuốc quý có dược tính đa dạng

Chuẩn bị:

  • Tổ yến tinh chế 5g
  • Táo đỏ 25g
  • Nhãn nhục 5 – 6g
  • Đường phèn lượng vừa đủ

Hướng dẫn thực hiện:

  • Tổ yến mang đi ngâm với nước ở nhiệt độ thường đến khi nở đều thì dùng nĩa tách sợi và cho vào rây, rây qua nước vài lần rồi để ráo.
  • Táo đỏ và nhãn nhục đem rửa sạch với nước rồi để ráo
  • Đun sôi 200ml nước rồi cho táo đỏ vào nấu đến khi mềm thì vớt ra rồi tắt bếp
  • Chờ nước nguội thì cho vào thố đựng yến sào rồi mang đi chưng cách thủy trong 15 phút
  • Sau đó cho táo đỏ, nhãn nhục vào và chưng thêm 5 phút nữa
  • Cuối cùng cho đường phèn vào, khuấy đều và tiếp tục chưng 5 phút rồi tắt bếp

4. Yến sào chưng long nhãn với hạt sen

Yến chưng long nhãn, hạt sen có vị ngọt thanh được hòa quyện từ long nhãn kết hợp với hạt sen cùng với mùi thơm của hạt sen giúp làm giảm căng thẳng, mệt mỏi, ngủ ngon hơn, hạn chế mất ngủ, ngủ không sâu giấc. Bên cạnh đó, món ăn này còn thích hợp cho phụ nữ mang thai trên 3 tháng, người già có sức khỏe kém và trẻ nhỏ muốn phát triển trí não, tăng cường sức khỏe.

Bên cạnh công dụng của yến sào, long nhãn thì hạt sen cũng được xem là vị thuốc mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe tổng thể cũng như hỗ trợ điều trị một số bệnh lý thường gặp. Theo Đông y, hạt sen có tác dụng dưỡng tâm an thần, thanh nhiệt, giải độc, kích thích vị giác, ít thận, bổ tỳ, khắc phục chứng di tinh,…

Một số nghiên cứu dược lý hiện đại cũng nhận thấy, trong hạt sen chứa canxi, photpho, gluxit, lipit cùng các vitamin có tác dụng phục hồi, tái tạo các tế bào bị tổn thương, tăng tuần hoàn máu, cải thiện làn da thâm sạm, không săn chắc, đồng thời giúp làm chậm quá trình lão hóa ở phụ nữ và tăng cường chức năng sinh lý ở nam giới. Sử dụng món yến chưng long nhãn và hạt sen thường xuyên không chỉ giúp nâng cao miễn dịch mà còn hỗ trợ chữa trị một số bệnh lý thường gặp.

Để chế biến món yến chưng nhãn nhục và hạt sen, bạn cần thực hiện theo các bước sau:

Chuẩn bị:

  • Tổ yến tinh chế 5g/ 1 người ăn
  • Long nhãn 6 – 7g
  • Hạt sen đã lấy tâm sen 100g
  • Đường phèn
  • Vài lát gừng tươi

Hướng dẫn thực hiện:

  • Tổ yến ngâm trong nước từ 10 – 30 phút đến khi mềm đều thì tách sợi và để ráo
  • Hạt sen đem ngâm với nước ấm trong vòng 45 phút rồi cho vào nồi luộc chín
  • Long nhãn rửa qua với nước sạch rồi ngâm đến khi mềm là được
  • Cho yến vào thố/ chén sứ lớn và chưng cách thủy trong 15 phút
  • Sau đó cho hạt sen và nhãn nhục vào chưng thêm 5 phút
  • Cuối cùng cho đường phèn đã giã nhuyễn vào, khuấy đều cùng với vài lát gừng và chưng thêm 5 phút nữa

5. Tổ yến chưng long nhãn và hạt chia

Ngoài các cách chưng yến với long nhãn trên, bạn có thể kết hợp với hạt chia để đa dạng món ăn, kích thích vị giác cũng như mang lại nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe. Hạt chia chứa hàm lượng chất xơ dồi dào cùng với omega 3, vitamin (B1, B3), selenium,… Giúp tăng cường sức khỏe tim mạch, cải thiện trí nhớ, chống oxy hóa, từ đó bảo vệ các tế bào trước sự tấn công của gốc tự do. Đây được xem như “thần dược” giúp chị em giữ được làn da chắc khỏe, trắng sáng, mịn màng.

Tổ yến chưng long nhãn và hạt chia
Tổ yến chưng long nhãn hạt chia được xem như “thần dược” giúp chị em giữ được làn da chắc khỏe, trắng sáng, mịn màng

Để chưng tổ yến với long nhãn và hạt chia, bạn cần thực hiện như sau:

Chuẩn bị:

  • Yến tinh chế 5g
  • Long nhãn 10g
  • 1 muỗng hạt chia
  • Đường phèn lượng vừa đủ

Cách chưng:

  • Yến sào mang đi ngâm với nước đến khi nở đều thì dùng nĩa tách sợi và để ráo
  • Long nhãn rửa sạch rồi để ráo
  • Hạt chia cho vào nước đến khi nở đều là được
  • Cho phần yến sào vào thố/ chén sứ với lượng nước vừa ngập yến và mang đi chưng cách thủy trong vòng 20 phút
  • Sau đó cho long nhãn và đường phèn vào và chưng thêm 5 phút nữa
  • Cuối cùng cho hạt chia lên, khuấy đều và thưởng thức khi còn nóng.

Một số lưu ý khi làm yến chưng long nhãn

Yến chưng long nhãn chỉ mang lại hiệu quả tốt nếu dùng đúng liều lượng và chế biến đúng cách. Do đó, khi dùng món ăn này, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Đối với người có thể trạng bình thường, chỉ nên dùng 5g yến sào cho một lần ăn và thời điểm tốt nhất là dùng vào lúc bụng rỗng. Theo đó bạn có thể dùng vào buổi sáng sớm hoặc buổi tối trước khi đi ngủ khoảng 1 tiếng đồng hồ.
  • Người già, trẻ em trên 1 tuổi và phụ nữ mang thai từ 3 tháng nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn liều dùng cũng như tần suất sử dụng món yến chưng long nhãn phù hợp.
  • Trường hợp gặp các vấn đề sức khỏe như đái tháo đường, huyết áp cao, mắc các bệnh viêm nhiễm, tiêu chảy,… Nên trao đổi với bác sĩ điều trị trước khi dùng các món ăn từ yến sào để tránh phát sinh tác dụng ngoại ý.
  • Cần tìm hiểu kỹ trước khi kết hợp yến sào với những nguyên liệu khác. Bởi nếu kết hợp không đúng cách hoặc dùng nguyên liệu có tiền sử dị ứng hoặc quá mẫn sẽ phản tác dụng, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
  • Không nên sử dụng quá nhiều long nhãn vì có thể gây nóng trong, táo bón, nổi nhọt, đặc biệt là ở phụ nữ mang thai. Bên cạnh đó, nhãn nhục có chứa glucose và saccharose nên người bị thừa cân, béo phì, tiểu đường nên hạn chế.
  • Cần chưng yến đúng thời gian và nhiệt độ phù hợp để tránh mất chất và ảnh hưởng đến mùi vị nguyên bản của món ăn.
  • Yến chưng nhãn nhục sẽ mang lại công dụng tốt hơn khi dùng nóng. Bên cạnh đó, việc dùng món ăn khi còn nóng sẽ hạn chế tình trạng khó tiêu, chướng bụng, đau bụng ở người có hệ tiêu hóa kém.

Các chưng yến với nhãn nhục không chỉ thơm ngon, giải nhiệt, thanh lọc cơ thể mà còn bổ dưỡng, có tác dụng trong hỗ trợ điều trị một số bệnh lý thường gặp. Tuy nhiên, ở người gặp những vấn đề về sức khỏe nên trao đổi với bác sĩ chuyên khoa trước khi dùng món ăn này để được hướng dẫn cụ thể.

Có thể bạn quan tâm:

Ngày cập nhật:03:33 chiều
Array
Bài viết khác
Sản phẩm liên quan
hong-yen-vietfarm-17

Hồng Yến Vietfarm

Hồng yến Vietfarm cam kết 100% hồng yến tự nhiên được khái thác chính gốc tại đảo yến...

3,300,000 đ

Chi tiết
Sản phẩm yến chưng đông trùng hạ thảo Vietfarm hộp 4 hũ

Yến Chưng Đông Trùng Hạ Thảo Vietfarm 4 Hũ

Yến chưng đông trùng hạ thảo Vietfarm hộp 4 hũ với thiết kế sang trọng, trẻ trung và...

350,000 đ

Chi tiết
Sản phẩm Yến sào Vietfarm đang cung cấp ra thị trường

Yến Sào Vietfarm

Yến huyết, yến sào Vietfarm được khai thác tự nhiên, chính gốc Nha Trang - Khánh Hòa. Đã...

2,450,000 đ

Chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Nhận tư vấn từ hội động chuyên môn của Đông Trùng Hạ Thảo VietFarm

  • Đặt lịch nhanh chóng
  • Tư vấn miễn phí
  • Nhận quà tặng hấp dẫn