Mất Ngủ Khó Thở Do Đâu, Có Nguy Hiểm Không, Chữa Thế Nào?

Mất Ngủ Khó Thở Do Đâu, Có Nguy Hiểm Không, Chữa Thế Nào?

Mất ngủ khó thở khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, khó chịu nhưng không phải ai cũng biết nguyên nhân dẫn tới tình trạng này là gì. Liệu đây có phải dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nguy hiểm hay không, làm cách nào để điều trị và phòng tránh bệnh hiệu quả? Để những thắc mắc này có lời giải đáp, bạn đọc có thể tham khảo nội dung bài viết dưới đây để có thêm thông tin hữu ích. 

Mất ngủ khó thở là bệnh gì?

Bệnh mất ngủ là tình trạng phổ biến, có thể gặp ở nhiều đối tượng, lứa tuổi khác nhau. Bệnh khá khó điều trị nếu như không tìm ra được nguyên nhân cụ thể. Mất ngủ thường được chia thành 2 dạng là mất ngủ tiên phát và mất ngủ thứ phát. Những trường hợp mất ngủ tiên phát thường không kèm theo triệu chứng khó ngủ và không gây nguy hiểm. 

Tình trạng mất ngủ khó thở rất phổ biến
Tình trạng mất ngủ khó thở rất phổ biến

Tuy nhiên nếu bị mất ngủ mệt mỏi khó thở thì có thể bạn đang gặp phải chứng mất ngủ thứ phát. Đây được đánh giá là tình trạng nguy hiểm, phức tạp vì lúc này bạn có nguy cơ mắc phải các bệnh nghiêm trọng như viêm xoang, viêm phế quản, viêm họng, bệnh phổi, bệnh thần kinh hoặc bệnh tim mạch,…

Để biết mất ngủ kèm theo tình trạng khó thở là bệnh gì thì bạn cần phải dựa theo các triệu chứng liên quan. Tốt nhất, hãy tới bệnh viện để kiểm tra, tìm cách khắc phục và tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ, tránh gặp biến chứng đáng tiếc.

Nguyên nhân gây mất ngủ khó thở

Nguyên nhân gây mất ngủ khó thở thường là biểu hiện của các bệnh lý mãn tính. Cụ thể như sau:

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính

Những trường hợp bị khó thở mất ngủ phần trăm cao đều mắc bệnh tắc nghẽn phổi mãn tính. Lúc này, các khoang khí trong phổi sẽ gặp khó khăn trong quá trình lưu thông khiến người bệnh bị khó thở. Tắc nghẽn phổi có thể diễn ra ở bất cứ thời điểm nào trong ngày, kể cả khi người bệnh thức hay ngủ. Khi tái phát, bệnh sẽ hình thành những cơn khó thở, thở khò khè. 

Theo nhận định, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính tương đối nguy hiểm. Do đó, người bệnh cần chú ý theo dõi và chuẩn bị thuốc sẵn. Nếu tình trạng vượt tầm kiểm soát, thuốc không mang lại hiệu quả cải thiện tốt thì nên tới bệnh viện ngay. 

Viêm đường hô hấp

Phần lớn các bệnh liên quan tới đường hô hấp đều khiến mọi người gặp khó khăn trong việc hít thở. Cộng thêm sự phát triển mạnh của vi khuẩn, lượng dịch hô hấp lớn khiến đường thở bị bết dính. Nếu không được giải quyết sớm, người bệnh rất dễ mắc phải triệu chứng mất ngủ khó thở, khó ngủ, ngủ không ngon giấc. 

Khi mới mắc bệnh, các triệu chứng của viêm đường hô hấp thường không nặng. Nhưng nếu không được can thiệp xử lý sớm và đúng cách, bạn có thể đối diện với nguy cơ bị nhiễm trùng đường hô hấp, dễ bị viêm phổi cấp, viêm phế quản, viêm tiểu phế quản,… 

Bị ngưng thở khi ngủ

Ngưng thở khi ngủ thường xảy ra khi não bộ bị đánh thức và chỉ huy cơ thể. Tình trạng này sẽ làm gián đoạn giấc ngủ, là nguyên nhân hình thành nên chứng khó ngủ, ngủ không sâu giấc, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.

Ngưng thở khi ngủ thường xảy ra khi não bộ bị đánh thức và chỉ huy cơ thể
Ngưng thở khi ngủ thường xảy ra khi não bộ bị đánh thức và chỉ huy cơ thể

Được biết, chứng ngưng thở khi ngủ thường xuất hiện nhiều ở những đối tượng bị béo phì, phì đại AV,… Theo nghiên cứu, hiện tượng ngưng thở khi ngủ sẽ làm cản trở quá trình lưu thông oxy vào phổi. Trong trường hợp thường xuyên diễn ra tình trạng này, bạn có nguy cơ cao bị đột quỵ, nhồi máu cơ tim, xuất huyết não và đột quỵ.

Bệnh tâm thần hoảng loạn

Khó thở không ngủ được có thể là do bệnh tâm thần hoảng loạn khiến người mắc có tâm lý lo âu, suy nghĩ, suy diễn nhiều. Điều này vô tình khiến tim đập nhanh, làm tăng tình trạng đau đầu, khó thở, mê man. Trong trường hợp không được can thiệp hỗ trợ điều trị sớm, bệnh có thể chuyển sang chứng rối loạn tâm thần hay trầm cảm. 

Đọc thêm: Mất ngủ triền miên là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa bệnh hiệu quả

Triệu chứng khi bị mất ngủ khó thở

Mất ngủ khó thở trong thời gian dài gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, tinh thần. Bên cạnh đó, tình trạng này còn tác động xấu tới chất lượng cuộc sống, đời sống sinh hoạt của người mắc. Tùy theo mức độ nặng hay nhẹ, người bệnh có thể có những triệu chứng như:

  • Rất khó chìm vào giấc ngủ, ngủ được nhưng ngủ chập chờn mặc dù rất buồn ngủ.
  • Dễ tỉnh giấc giữa đêm hoặc rạng sáng, khi tỉnh giấc thường khó ngủ lại.
  • Cảm thấy ngột ngạt, khó thở, mệt mỏi, không có cảm giác được nghỉ ngơi.
  • Tinh thần bất ổn, hay có cảm giác bồn chồn, dễ bị tức giận, mất tập trung, trí nhớ kém. 
  • Luôn trong tình trạng tim đập nhanh, tức ngực, thở nhanh, thở khò khè, thở gấp,…
  • Suy nghĩ tiêu cực, trạng thái tinh thần thay đổi liên tục. 

Mất ngủ khó thở có nguy hiểm không?

Như đã đề cập trước đó, mất ngủ khó thở thường chỉ xuất hiện nếu bệnh nhân bị bệnh mãn tính. Vậy nên đây là một trong những triệu chứng nguy hiểm và cần được can thiệp điều trị sớm. Các bệnh lý này thường có diễn tiến phức tạp, khó kiểm soát và dễ dẫn tới biến chứng nghiêm trọng. 

Tùy theo bệnh lý mà bạn mắc phải, các triệu chứng – biến chứng ở từng trường hợp sẽ có sự khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung đều ảnh hưởng tới sức khỏe, tinh thần và công việc của người bệnh. Vậy nên, ngay khi xuất hiện triệu chứng này, bạn hãy nhanh chóng thu xếp thời gian tới bệnh viện uy tín để thăm khám, kiểm tra và trị bệnh. 

Xem ngay: Mất Ngủ Mắt Thâm Quầng Xử Lý Thế Nào, Có Hết Không?

Biện pháp điều trị tình trạng mất ngủ khó thở

Cho dù là bệnh lý nào, việc đầu tiên chúng ta cần làm là tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Xét theo nguyên nhân cụ thể, bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị phù hợp với từng bệnh nhân. Với những trường hợp bị mất ngủ khó thở cũng tương tự, sau khi đã có được kết quả chẩn đoán, bác sĩ có thể chỉ định bạn điều trị bệnh theo những cách sau: 

Điều trị bằng thuốc Tây

Những bệnh nhân mắc bệnh về đường hô hấp dẫn tới hiện tượng khó thở mất ngủ cần tập trung điều trị triệu chứng hô hấp. Bởi khi đường thở được khai thông, ổn định trở lại thì giấc ngủ tự nhiên cũng được cải thiện theo. Tuy nhiên, nếu nguyên nhân gây khó thở không ngủ được là do bệnh tim mạch, bệnh phổi thì cần điều trị trọng bệnh trước. 

Dùng thuốc điều trị theo chỉ định của bác sĩ
Dùng thuốc điều trị theo chỉ định của bác sĩ

Các loại thuốc điều trị mất ngủ thường được chỉ định dùng trong trường hợp này gồm có:

  • Thuốc ngủ: Zolpidem và Phenobarbital là những loại thuốc ngủ phổ biến và có tác dụng mạnh. Chính vì thế khi sử dụng, người dùng có thể gặp một số tác dụng phụ không mong muốn như nhức đầu, rối loạn tiêu hóa, chóng mặt, buồn nôn. Vậy nên các bác sĩ thường không kê đơn Zolpidem, Phenobarbital quá 3 ngày. 
  • Thuốc bình thần: Thông thường là Bromazepam, Rotunda, Diazepam hoặc Clonazepam,… Các loại thuốc bình thần này sẽ cho tác dụng ngay lập tức nên chỉ áp dụng cho những trường hợp bị khó thở mất ngủ nhẹ. Lưu ý, việc lạm dụng thuốc bình thần trong thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ lệ thuộc vào thuốc, làm tăng mức độ khó ngủ, mất ngủ khi không có thuốc. 
  • Thuốc an thần mới: Phổ biến nhất là Olanzapine, Amisulpride, Quetiapine,… với tác dụng gây ngủ mạnh và sẽ được kê đơn cho những trường hợp bị mất ngủ do trầm cảm, lo âu dẫn tới chán ăn, ăn không ngon miệng, cơ thể suy nhược,… 
  • Thuốc kháng histamin: Bác sĩ có thể kê cho bệnh nhân thuốc Dimedrol, Clorpheniramin, Promethazin,… Nhóm thuốc này có tác dụng chống dị ứng và gây ngủ mạnh. Trường hợp bị mất ngủ do bệnh tổ đỉa, hắc lào, viêm nhiễm ngoài da do ngứa ngáy có thể dùng thuốc. 
  • Thuốc chống trầm cảm đa vòng: Chủ yếu là Clomipramine và Mirtazapine để tác động vào cơ thể giấc ngủ, khiến người bệnh dễ ngủ hơn. Tuy nhiên, thuốc chống trầm cảm đa vòng không có tác dụng ngay lập tức như những loại thuốc trên. Thuốc sẽ bắt đầu phát huy tác dụng rõ nét sau khoảng 3 – 4 tuần sử dụng nên cần cân nhắc. 

Nhóm thuốc nêu trên phần lớn là thuốc trị bệnh mất ngủ, để cải thiện tình trạng khó thở dẫn tới mất ngủ các bạn cần tới gặp bác sĩ để thăm khám cụ thể. Đơn thuốc sẽ được kê sau khi bác sĩ biết chính xác tình trạng mà bệnh nhân đang gặp phải. Vậy nên, người bệnh tuyệt đối không tự ý mua thuốc, dùng thuốc mà chưa có sự chỉ định, hướng dẫn từ bác sĩ. 

Thêm vào đó, các loại thuốc Tây, đặc biệt là thuốc trị mất ngủ thường gây ra nhiều tác dụng phụ, dễ gây lệ thuộc vào thuốc. Chính vì thế, mọi người nên dùng thuốc đúng liều lượng, tránh lạm dụng dẫn tới những biến chứng nguy hiểm, làm ảnh hưởng tới sức khỏe, cản trở quá trình điều trị bệnh về lâu dài. 

Bỏ túi: [Review] 5+ thuốc trị mất ngủ bằng thảo dược được nhiều người tin dùng

Mẹo dân gian trị bệnh

Ngoài việc dùng thuốc Tây trị bệnh theo chỉ dẫn của bác sĩ, người bị mất ngủ khó thở có thể tham khảo một số biện pháp khắc phục sau đây:

  • Uống trà thảo mộc: Nếu đang bị mất ngủ kéo dài, mọi người có thể sử dụng hoa cúc, hoa hè, gừng, lạc tiên, lá vông,… làm trà uống. Đây đều là những thảo dược có tính an thần, thư giãn cơ thể hiệu quả, giúp bạn dễ ngủ, ngủ liền mạch mà không bị tỉnh giấc. 
  • Uống sữa nóng: Các loại sữa trên thị trường hiện nay phần lớn đều có chứa vitamin và canxi. Vậy nên chúng có thể làm tăng nồng độ serotonin, điều chỉnh thời gian, chu kỳ giấc ngủ. Việc uống sữa nóng vào mỗi tối trước khi ngủ còn giúp an thần để người bệnh có một giấc ngủ ngon, sâu giấc hơn. 
  • Ngồi thiền: Thiền là một trong những cách giúp tĩnh tâm, giải tỏa áp lực, giúp não bộ được nghỉ ngơi. Người thiền sẽ cảm nhận được sự thư thái, loại bỏ được những suy nghĩ tiêu cực, giảm stress và góp phần cải thiện chất lượng giấc ngủ tốt. 
  • Tập yoga chữa mất ngủ: Chăm chỉ tập yoga thường xuyên không chỉ giúp cơ thể khỏe khoắn, da dẻ tươi trẻ, vóc dáng thon gọn,… mà còn hỗ trợ điều trị chứng mất ngủ, giải phóng năng lượng tiêu cực, xả stress. Đồng thời giúp bạn ngủ ngon hơn, điều hòa nhịp thở, hệ tim mạch, giúp máu tuần hoàn tốt hơn. 
Tập yoga giúp cải thiện sức khỏe, tăng chất lượng giấc ngủ
Tập yoga giúp cải thiện sức khỏe, tăng chất lượng giấc ngủ

Đừng bỏ lỡ: 10+ mẹo chữa mất ngủ tại nhà được nhiều người áp dụng

Đông y trị bệnh

Trong trường hợp bạn muốn hạn chế tác dụng phụ từ thuốc Tây, tăng hiệu quả điều trị từ các mẹo chữa dân gian thì có thể tham khảo những bài thuốc Đông y trị khó ngủ khó thở sau đây:

Bài thuốc 1

Đây là bài thuốc được kê cho những đối tượng bị mất ngủ do can khí uất, dễ bị cáu gắt, đầu óc căng thẳng hoặc bị áp lực thần kinh. 

  • Chuẩn bị 7g cam thảo, 3 quả táo đỏ, phục trần 16g; bạch truật, bạc hà, trần bì mỗi vị 8g; sinh địa, hoàng cầm, gừng nướng mỗi vị 10g; sài hồ 12g và bán hạ, mạch môn mỗi vị 14g.
  • Mang sắc tất cả những vị thuốc trên với lửa nhỏ cùng với 5 bát nước. Sau khi nước sắc cô đặc còn 3 bát thì chia thành 3 phần, uống 3 bữa trong ngày để giúp ngủ ngon, ngủ sâu giấc hơn. 

Bài thuốc 2

Là bài thuốc giúp tăng cường lưu thông khí huyết, dưỡng can, cải thiện triệu chứng mất ngủ, giúp an thần và bình ổn huyết áp trong trường hợp bị huyết áp cao. 

  • Chuẩn bị 10g lá dâu tằm, 50g lạc tiên cùng 30g lá vông. 
  • Sau khi làm sạch cách nguyên liệu bạn sắc với 1 lít nước rồi chia thành nhiều lần uống trong ngày. Chú ý nên uống 1 cốc lớn vào buổi tối trước khi ngủ 1 tiếng sẽ tăng hiệu quả trị khó thở, mất ngủ về đêm. 

Xem chi tiết: Các bài thuốc Đông y trị mất ngủ hiệu quả nhất

Phòng tránh hiện tượng khó thở mất ngủ

Để cải thiện chứng mất ngủ khó thở tốt, ngoài việc tuân thủ các phác đồ điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ, người bệnh cũng cần lưu ý thêm một số vấn đề sau:

  • Tập thói quen ngủ sớm, ngủ trước 11 giờ, tránh thức khuya làm việc, lướt điện thoại, xem phim dẫn tới quá giấc, khó ngủ, mất ngủ.
  • Khi ngủ nên nằm nghiêng về một bên, đặt một chiếc gối kẹp vào giữa 2 chân, giữ lưng thẳng và nên kê cao đầu khi ngủ. 
  • Mỗi buổi trưa chỉ nên ngủ từ 30 phút – 60- phút để giúp cơ thể thư giãn, tăng chất lượng làm việc vào buổi chiều. Tuy nhiên cần tránh ngủ trưa quá lâu, bởi việc này sẽ ảnh hưởng tới giấc ngủ vào buổi tối.
  • Không ăn quá no, uống quá nhiều nước trước khi đi ngủ. Hãy đi ngủ sau bữa ăn ít nhất 1 – 2 giờ sẽ giúp hạn chế nguy cơ bị trào ngược, đau dạ dày, khó ngủ,…
  • Nên ngâm chân, massage cơ thể vào mỗi tối trước khi khi ngủ sẽ giúp khí huyết lưu thông, tinh thần thư giãn. 
  • Tích cực, chăm chỉ luyện tập thể dục, thể thao một cách điều độ mỗi ngày để tăng cường sức đề kháng, giảm căng thẳng thần kinh.
  • Hạn chế sử dụng thiết bị điện tử, đặc biệt là tivi, máy tính, điện thoại trước khi ngủ. 
Hạn chế sử dụng thiết bị điện tử trước khi đi ngủ
Hạn chế sử dụng thiết bị điện tử trước khi đi ngủ
  • Không làm việc quá sức, căng thẳng, lo âu trong thời gian dài, hãy dành thời gian nghỉ ngơi, cân bằng công việc, đời sống sinh hoạt hợp lý.
  • Tránh dùng chất kích thích như rượu bia, cà phê hay hút thuốc. 
  • Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, ưu tiên những thực phẩm tốt cho hệ thần kinh như các vitamin, khoáng chất,… Thay vì ăn các loại chất béo có nguồn gốc động vật, bạn nên chuyển qua ăn chất béo từ thực vật có trong dầu hướng dương, dầu đậu nành,… Đồng thời nên tích cực bổ sung thêm rau củ, trái cây tươi để tăng cường sức đề kháng, tăng hiệu quả hỗ trợ cải thiện giấc ngủ.
  • Đừng quên thăm khám sức khỏe định kỳ theo khuyến cáo của Bộ Y tế để sớm phát hiện các dấu hiệu bất thường và điều trị.

Mất ngủ khó thở phần lớn đều là dấu hiệu cảnh báo vấn đề sức khỏe nghiêm trọng cần được can thiệp điều trị sớm. Do đó, với những nội dung được chia sẻ trong bài viết, mong rằng các bạn sẽ có thêm thông tin hữu ích để chăm sóc cơ thể và phòng bệnh tốt hơn. Ngay khi nhận thấy các triệu chứng bất thường, hãy nhanh chóng tới gặp bác sĩ để được thăm khám, tư vấn xử lý vấn đề càng sớm càng tốt. 

Xem thêm:

Ngày cập nhật:11:21 sáng
Array
Bài viết khác
Sản phẩm liên quan
Sản phẩm Huyết yến Vietfarm đang cung cấp ra thị trường

Huyết Yến Vietfarm

Huyết yến Vietfarm cam kết 100% khai thác tự nhiên tại đảo yến Khánh Hòa với đầy đủ...

4,900,000 đ

Chi tiết
tra-bach-tue-an-7

Trà Đông Trùng Hạ Thảo Bách Tuệ An

Trà đông trùng hạ thảo Bách Tuệ An là thức uống được bào chế từ 100% thành phần...

250,000 đ

Chi tiết
Viên uống đông trùng hạ thảo Bách Gia An hộp 2 lọ

Viên Uống Đông Trùng Hạ Thảo Bách Gia An

Viên uống đông trùng hạ thảo Bách Gia An chiết xuất từ đông trùng hạ thảo, bột nấm...

750,000 đ

Chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *