Mất Ngủ Trầm Cảm: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Hiệu Quả
Mất ngủ trầm cảm là tình trạng khá nguy hiểm, có thể xuất hiện ở nhiều đối tượng. Tuy nhiên khá ít người bệnh chú ý và không nhận ra nguyên nhân cũng như cách xử lý, khiến sức khỏe suy giảm nghiêm trọng. Để hiểu rõ về bệnh lý này, bạn đọc hãy cùng theo dõi những thông tin trong bài viết dưới đây.
Mất ngủ trầm cảm là gì?
Mất ngủ trầm cảm là 2 bệnh lý khác nhau như chúng có thể xuất hiện đồng thời và gây ra nhiều triệu chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.
- Mất ngủ được hiểu là tình trạng người bệnh khó đi vào giấc ngủ, giấc ngủ không sâu, hay thức dậy lúc nửa đêm hoặc dậy quá sớm và khó có thể ngủ lại được.
- Trong khi đó, trầm cảm là một rối loạn tinh thần kéo dài, người bệnh phát sinh những suy nghĩ tiêu cực, khiến công việc, cuộc sống, sức khỏe, nhận thức…. bị ảnh hưởng. Nó có thể kéo dài trong vài tháng, thậm chí vài năm.
Tham khảo: Mất ngủ buồn nôn là bệnh gì?
Như vậy có thể khẳng định mất ngủ trầm cảm là chứng bệnh rối loạn về giấc ngủ cũng như tâm lý của người bệnh và nó có mối liên quan trực tiếp đến nhau.
Khi bệnh nhân gặp các vấn đề về giấc ngủ có thể khiến tinh thần xấu hơn, suy nghĩ tiêu cực hơn và khó quay trở lại cảm xúc ban đầu. Điều này sẽ gây ra tình trạng trầm cảm và ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý của người bệnh.
Mặt khác, khi bị mất ngủ, sự tập trung cũng không còn, gây ảnh hưởng đến chất lượng công việc cũng như học tập. Người bệnh sẽ mất đi năng lượng, không còn hứng thú với mọi thứ, thay vào đó là sự chán nản và mệt mỏi. Khi tình trạng này kéo dài thì có thể gây ra những tổn thương tâm lý và có thể khẳng định mất ngủ dẫn đến trầm cảm.
Có thể nói, tình trạng khó ngủ và trầm cảm là bộ đôi luôn đi song hành với nhau. Thống kê cho thấy có 80% người bị trầm cảm gặp khó khăn trong việc đi vào giấc ngủ. Nếu bị mất ngủ mãn tính bạn sẽ dễ buồn bã, lo âu, chán nản… và làm tăng nguy cơ gặp chứng trầm cảm. Có thể nói, mất ngủ mãn tính chính là dấu hiệu cảnh báo chứng trầm cảm. Mất ngủ lâu ngày không chỉ làm trầm cảm phát triển nhanh hơn mà còn là yếu tố khiến bệnh diễn biến khó lường, dễ tái phát. Vậy nên những người có tiền sử bị trầm cảm nếu mất ngủ thì sẽ dễ tái phát bệnh trầm cảm hơn.
Nguyên nhân gây mất ngủ và trầm cảm
Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây mất ngủ trầm cảm. Nếu như không xác định được đúng nguyên nhân và phòng tránh thì sẽ khiến bệnh kéo dài, trở nặng và để lại nhiều biến chứng.
Dưới đây là một số nguyên nhân gây ra tình trạng khó ngủ kèm trầm cảm:
- Stress và căng thẳng kéo dài gây mất ngủ triền miên, tăng sự lo âu cùng những suy nghĩ tiêu cực, từ đó làm cho tình trạng trầm cảm cũng nặng hơn.
- Suy nhược về tinh thần cũng khiến giờ sinh học đảo lộn và khiến cơ thể thường xuyên mệt mỏi, ảnh hưởng đến chức năng của các cơ quan trong cơ thể. Hệ miễn dịch suy yếu sẽ làm tăng nguy cơ bị bệnh tim mạch, huyết áp, trầm cảm, khó ngủ.
- Lạm dụng thuốc Tây khiến bạn gặp tác dụng phụ, nhờn thuốc và dễ bị khó ngủ. Mất ngủ kéo dài khiến bạn mệt mỏi, suy nghĩ nhiều, stress và bị trầm cảm.
- Mắc một số bệnh lý khiến bạn bị đau, khó chịu cũng có thể là nguyên nhân gây mất ngủ, từ đó kéo theo chứng trầm cảm xuất hiện.
- Áp lực từ công việc, học tập hoặc các vấn đề trong cuộc sống cũng làm căng thẳng thần kinh, là nguyên nhân gây mất ngủ trầm cảm kéo dài.
Các triệu chứng thường gặp khi bị mất ngủ trầm cảm
Các dấu hiệu của bệnh lý này khá rõ ràng, bạn có thể nhận biết thông qua các triệu chứng như:
- Khó đi vào giấc ngủ, dễ tỉnh giấc, ngủ không sâu.
- Khó lấy lại giấc ngủ nếu thức dậy quá sớm, ngủ dậy luôn trong trạng thái mệt mỏi.
- Cảm giác ăn không ngon miệng, thường xuyên bỏ bữa, quên ăn, có thể tăng hoặc giảm cân đột ngột.
- Không còn hứng thú với bất kỳ hoạt động nào thường này.
- Làm việc, học tập kém tập trung, hay mắc lỗi, không hiệu quả.
- Luôn chán nản, buồn bã và muốn ở một mình.
- Dễ cáu giận, khó chịu với tất cả mọi người xung quanh, lo lắng nhiều hơn, dễ stress và khá nhạy cảm.
Cách chữa trị mất ngủ trầm cảm hiệu quả
Để điều trị chứng mất ngủ trầm cảm, bạn có thể sử dụng nhiều cách khác nhau, tùy theo tình trạng sức khỏe ở thời điểm đó. Dưới đây là một số phương pháp được các chuyên gia khuyên người bệnh có thể áp dụng để cải thiện sức khỏe:
Sử dụng thuốc Tây y
Thuốc Tây y chỉ dùng khi có hướng dẫn của bác sĩ để tránh những tác dụng phụ nguy hiểm. Thông thường, các thuốc sử dụng sẽ thuộc nhóm thuốc chống trầm cảm và thuốc an thần.
- Nhóm thuốc chống trầm cảm
Nhóm thuốc này sẽ giúp giảm nhanh tình trạng mệt mỏi, mất ngủ, khó ngủ, hoa mắt, chóng mặt, đau đầu…. Thuốc cũng ít tác dụng phụ nên có thể dùng cho nhiều đối tượng khác nhau. Tuy nhiên nhóm thuốc này sẽ không có kết quả nhanh, bạn cần kiên trì dùng đúng liều lượng, đúng thời gian chỉ định để thấy sự cải thiện về giấc ngủ.
- Nhóm thuốc an thần
Nhóm thuốc này thường tác động đến hệ thần kinh, kích thích buồn ngủ nhanh hơn nhưng thường kèm theo nhiều tác dụng phụ. Nếu bạn dùng quá liều thì có thể bị ngộ độc thuốc, đau đầu, chán ăn, rối loạn tiêu hóa…. Vậy nên nhóm này chỉ được kê đơn với những trường hợp bị mất ngủ trầm cảm nghiêm trọng, diễn ra trong thời gian dài. Trước khi dùng bạn cũng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ, người có chuyên môn, không tự ý dùng thuốc, không dùng quá liều.
Tìm hiểu thêm: Top 6 thuốc trị mất ngủ tốt nhất bằng Tây y
Sử dụng mẹo dân gian
Từ xa xưa, các loại thảo dược trong tự nhiên đã được ông cha sử dụng để cải thiện tình trạng khó ngủ và nhận thấy nó thực sự hiệu quả. Một số mẹo dân gian chữa mất ngủ khá an toàn và dễ thực hiện bạn có thể áp dụng gồm có:
- Cây lạc tiên: Lạc tiên chứa nhiều thành phần giúp dưỡng tâm, an thần, trị mất ngủ. Bạn có thể sử dụng dược liệu này bằng cách nấu chung cùng các món ăn. Không những cải thiện giấc ngủ mà còn giúp cơ thể có thêm nhiều vitamin, dưỡng chất, giúp tăng sức đề kháng.
- Tâm sen: Tâm sen có chứa nhiều alkaloid tốt cho hệ thần kinh trung ương, giúp chữa lành các tổn thương và giãn các mao mạch. Bạn có thể dùng tâm sen chế biến thành trà dùng mỗi ngày hoặc thêm vào các món ăn để thay đổi hương vị.
- Uống trà thảo dược: Trà hoa cúc La Mã, trà nghệ, trà hoa nhài… được đánh giá là có khả năng an thần và xoa dịu hệ thần kinh cực kỳ hiệu quả. Bạn hãy dùng mỗi ngày 1 ly trà ấm nóng để khắc phục tình trạng khó ngủ, mất ngủ trầm cảm.
Áp dụng các mẹo này sẽ cần thời gian dài để thấy hiệu quả, vậy nên bạn cần kiên trì ít nhất 1 – 2 tháng để thấy tình trạng mất ngủ, trầm cảm được cải thiện dần.
Thay đổi thói quen ngủ
Bạn có thể thay đổi thói quen sinh hoạt hàng ngày để cải thiện tình trạng mất ngủ, trầm cảm:
- Tạo thói quen ngủ bằng cách đặt thời gian về giờ đi ngủ cũng như giờ thức dậy. Không ngủ trưa quá nhiều, chỉ nên ngủ từ 10-15 phút.
- Không uống caffein, rượu bia hay đồ uống chứa các chất kích thích, đặc biệt là trước khi đi ngủ.
- Giữ phòng ngủ sạch, thoáng, nên dùng đèn ngủ, tinh dầu để dễ đi vào giấc ngủ hơn.
- Hạn chế dùng điện thoại vào buổi tối trước khi đi ngủ vì có thể làm tình trạng mất ngủ kéo dài hơn.
Xem thêm: 13 Bài Tập Yoga Chữa Mất Ngủ Cho Hiệu Quả Bất Ngờ
Liệu pháp hành vi nhận thức
Khi mất ngủ kéo dài kèm rối loạn tâm thần như trầm cảm thì bạn nên gặp bác sĩ tâm lý để được tư vấn và điều trị. Lúc này, liệu pháp hành vi tâm lý có thể được áp dụng.
Liệu pháp này có thể giúp điều chỉnh lại giấc ngủ, giữ cho bạn tâm lý thoải mái hơn, hạn chế những lo âu, căng thẳng, stress và xây dựng niềm tin để bạn có giấc ngủ ngon. Đây là phương pháp được áp dụng khá nhiều và được chứng minh hiệu quả với những ai bị mất ngủ và trầm cảm.
Nếu muốn áp dụng liệu pháp hành vi nhận thức, bạn cần tìm đến những địa chỉ uy tín, các bác sĩ có chuyên môn cao, có kinh nghiệm để thực hiện. Không nên ham rẻ mà đến những cơ sở không chất lượng, bác sĩ tay nghề kém.
Một số lưu ý giúp phòng ngừa chứng mất ngủ trầm cảm
Để hạn chế tình trạng mất ngủ kèm chứng trầm cảm vô cùng nguy hiểm, bạn cần lưu ý một số biện pháp phòng tránh như sau:
- Ngủ đủ 7 – 8 tiếng mỗi ngày, nên ngủ trong khoảng 10 giờ là tốt nhất, hạn chế thức khuya trong thời gian dài.
- Không nên làm việc quá sức, áp lực, hãy dành thời gian nghỉ ngơi và thư giãn đầu óc bằng cách tập yoga, nghe nhạc….
- Hạn chế vận động mạnh, không ăn quá no, ăn những món khó tiêu vào buổi tối trước khi đi ngủ.
- Ăn uống đủ chất để giúp cơ thể khỏe mạnh, tạo năng lượng cho một ngày làm việc hiệu quả, tránh để cơ thể bị mệt mỏi do mất ngủ.
- Vận động nhẹ nhàng bằng các bài tập chạy bộ, cầu lông, đá bóng, đá cầu, tập yoga… sẽ giúp giải phóng yếu tố gây stress, từ đó giúp tinh thần bạn thoải mái hơn. Ngoài ra, thể dục giúp hệ thống mạch máu vận động linh hoạt hơn, khắc phục tắc nghẽn máu nếu bị mất ngủ lâu.
- Nếu có chuyện buồn, khó chịu, hãy chia sẻ với bạn bè, người thân, tránh để trong lòng và suy nghĩ quá nhiều vì có thể gây stress, dẫn đến trầm cảm và khiến bạn bị mất ngủ.
- Khi áp dụng các cách chữa bệnh mất ngủ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ, chuyên gia, tránh tự ý sử dụng vì có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Mất ngủ trầm cảm là tình trạng vô cùng nguy hại cho sức khỏe nếu như không kịp thời chữa trị. Vậy nên ngay khi nhận thấy những dấu hiệu bất thường bạn hãy đi khám để được tư vấn cách chữa bệnh phù hợp. Bên cạnh đó, đừng quên giữ lối sống lành mạnh, khoa học để có một giấc ngủ ngon và một sức khỏe tốt.
Đọc thêm:
- Chán ăn mất ngủ là dấu hiệu của những bệnh nào?
- Triệu chứng khi bị mất ngủ khó thở
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!