Mất Ngủ Kinh Niên: Nguyên Nhân, Cách Chữa Và Phòng Tránh

Mất Ngủ Kinh Niên: Nguyên Nhân, Cách Chữa Và Phòng Tránh

Mất ngủ kinh niên ngày càng xuất hiện nhiều ở người Việt do một số bệnh lý hoặc tình trạng stress kéo dài. Nếu không xử lý đúng cách và kịp thời bệnh có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thần kinh và khiến sức khỏe của bạn suy yếu. Vậy nên nhận biết nguyên nhân, triệu chứng để tìm ra cách chữa và phòng ngừa là vô cùng quan trọng.

Mất ngủ kinh niên là gì?

Mất ngủ kinh niên hay mất ngủ mãn tính là tình trạng mọi người bị khó ngủ, thường xuyên tỉnh giấc nửa đêm, không ngủ ngon giấc,… trong thời gian dài, tối thiểu là 25-30 ngày. Với những người hợp mất ngủ ít hơn 1 tháng thì gọi là mất ngủ ngắn hạn hay cấp tính.

Mất ngủ thường gây ra các triệu chứng vào ban đêm và khiến cuộc sống, công việc, sức khỏe của bạn bị ảnh hưởng. Theo nhiều nghiên cứu, mất ngủ kinh niên có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, trong đó nặng nhất là làm tăng cholesterol và gây đột quỵ.

Mất ngủ kinh niên xảy ra khi bạn bị mất ngủ liên tục trong ít nhất 25-30 ngày
Mất ngủ kinh niên xảy ra khi bạn bị mất ngủ liên tục trong ít nhất 25-30 ngày

Có 2 loại mất ngủ kinh niên đó là mất ngủ nguyên phát và mất ngủ thứ phát.

  • Mất ngủ nguyên phát là tình trạng mất ngủ liên quan nhiều đến sự thay đổi của nồng độ các chất hóa học có trong não.
  • Mất ngủ thứ phát chủ yếu do tình trạng y tế gây ra như dùng thuốc, lối sống, căng thẳng, stress….

Nguyên nhân bị mất ngủ kinh niên là gì?

Những người bị mất ngủ mãn tính thường chỉ ngủ được 3-4 tiếng mỗi ngày và cần đến 30-90 phút để có thể bắt đầu ngủ. Nguyên nhân gây nên tình trạng này có thể do bệnh lý hoặc các yếu tố liên quan đến lối sống, chế độ sinh hoạt.

Nguyên nhân bệnh lý

Các bệnh lý trong cơ thể có thể khiến bạn bị khó chịu, đau nhức, mệt mỏi và khó đi vào giấc ngủ. Theo thời gian, tình trạng này xảy ra nhiều và khiến bạn bị mất ngủ mãn tính.

  • Bệnh về xương khớp: Các bệnh như đau nhức xương, thoái hóa khớp, loãng xương… có thể khiến bạn đau nhức, khó chịu và gây cản trở giấc ngủ.
  • Bệnh về hô hấp: Các bệnh giãn phế quản, hen phế quản gây ho, khiến bạn khó thở vào ban đêm và ảnh hưởng đến giấc ngủ.
  • Bệnh về tim mạch: Bệnh thiếu máu cơ tim, cao huyết áp, suy tim… sẽ gây tức ngực, khó thở và khiến bạn khó đi vào giấc ngủ.
  • Bệnh về tiết niệu: Nếu bị sỏi thận, u xơ tuyến tiền liệt, sỏi bàng quang, đái tháo đường… thì bạn sẽ thường xuyên tiểu đêm và khiến giấc ngủ bị gián đoạn.
  • Bệnh về tiêu hóa: Đau dạ dày, rối loạn tiêu hóa, đau thượng vị… có thể gây ợ hơi, ợ chua, trào ngược dạ dày… và làm ảnh hưởng đến giấc ngủ.
  • Bệnh tâm thần: Người bị trầm cảm, thần kinh không ổn định,… sẽ dễ bị mất ngủ kinh niên và cũng khó có thể lấy lại giấc ngủ như người bình thường.
Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra bệnh mất ngủ kinh niên
Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra bệnh mất ngủ kinh niên

Các nguyên nhân khác

Ngoài nguyên nhân bệnh lý, các yếu tố về môi trường sống, chế độ sinh hoạt hay nội tiết tố… cũng là nguyên nhân bạn bị mất ngủ kinh niên.

  • Thay đổi hormone: Ở phụ nữ, trong giai đoạn kinh nguyệt hoặc tiền mãn kinh, hormone có thể thay đổi và là nguyên nhân khiến bệnh lý mất ngủ kéo dài, theo thời gian làm bạn bị mất ngủ mãn tính.
  • Rối loạn tâm sinh lý: Những cảm xúc lo âu, tức giận, buồn rầu, suy nghĩ về cuộc sống, sức khỏe… trong thời gian dài sẽ tác động xấu đến sức khỏe cũng như giấc ngủ.
  • Môi trường sống: Nếu sống trong không gian chật hẹp, đông đúc, nhiều tiếng ồn, kém thông thoáng… thì bạn sẽ rất dễ bị mất ngủ.
  • Chế độ ăn uống không hợp lý: Những yếu tố như: Ăn quá no, uống quá nhiều, sử dụng rượu bia, các chất kích thích… có thể làm rối loạn giấc ngủ và khiến bạn khó khăn trong việc đi vào giấc ngủ sâu.

Xem thêm thông tin: Mất ngủ ở tuổi dậy thì là gì? Tác hại của mất ngủ ở tuổi dậy thì

Đối tượng có nguy cơ cao bị mất ngủ mãn tính

Mất ngủ kinh niên có thể xuất hiện ở mọi đối tượng, mọi lứa tuổi khác nhau, trong đó những đối tượng sau có nguy cơ cao nhất bị bệnh.

  • Người cao tuổi (thường có xu hướng ngủ dưới 8 tiếng).
  • Người bị bệnh nội khoa.
  • Học sinh, dân văn phòng xuyên căng thẳng, làm việc dưới áp lực cao.
  • Người bị rối loạn nhân cách.
  • Người đối diện với nhiều lo âu như: Phỏng vấn xin việc, thất nghiệp, người thân qua đời, thất tình, thất bại trong cuộc sống…
  • Người nghiện, dùng rượu bia, thuốc lá…
  • Người mới phát hiện bản thân bị mắc bệnh nào đó.

Triệu chứng thường gặp khi bị mất ngủ kinh niên

Mất ngủ kinh niên được xác định nếu như tình trạng khó ngủ, ngủ không sâu giấc kéo dài trên 1 tháng. Bên cạnh đó, bạn cũng có xác định sớm bệnh lý này qua những triệu chứng sau đây:

Khó đi vào giấc ngủ, bạn phải trằn trọc trong ít nhất 45 phút mới có thể ngủ được.

  • Ngủ không sâu giấc, thường xuyên giật mình và không thể ngủ trở lại.
  • Sau một giấc ngủ và tỉnh dậy bạn sẽ cảm thấy khá mệt mỏi, không thoải mái, cảm thấy vẫn muốn ngủ thêm, cần được nghỉ ngơi, phục hồi.
  • Ban ngày bạn uể oải do ban đêm thiếu ngủ, luôn không tỉnh táo và có thể bị gặp ảo giác.
  • Thiếu sự tập trung, giảm chú ý, ảnh hưởng nhiều đến việc học cũng như công việc.
  • Thường xuyên lo âu, mệt mỏi, khó chịu, thậm chí có những bệnh nhân mất ngủ mãn tính bị trầm cảm.
  • Căng thẳng và dễ cáu giận, luôn cảm thấy đau đầu và tâm trạng bồn chồn, luôn lo lắng điều gì đó vô định.
  • Mất ngủ kinh niên khiến bạn đưa ra nhiều quyết định sai, ảnh hưởng và bị chi phối bởi người khác.
Bạn có thể trằn trọc suốt đêm dài và uể oải vào sáng hôm sau
Bạn có thể trằn trọc suốt đêm dài và uể oải vào sáng hôm sau

Biến chứng khi bị mất ngủ kinh niên

Giấc ngủ chính là lúc cơ thể tái tạo lại năng lượng sau 1 ngày dài. Vậy nên nếu bạn bị mất ngủ thường xuyên thì sẽ phải đối mặt với nhiều hệ lụy, điển hình như:

  • Suy giảm hệ miễn dịch: Mất ngủ kinh niên góp phần phá vỡ hệ thống miễn dịch. Miễn dịch trong cơ thể sẽ bị suy giảm chức năng, từ đó bạn dễ bị bệnh ung thư đại tràng (nguy cơ lên đến 35%).
  • Nguy cơ béo phì: Thiếu ngủ kéo dài sẽ làm nồng độ leptin giảm nhanh, ghrelin tăng lên, từ đó kích thích cơn đói. Ăn đêm nhiều sẽ khiến bạn bạn béo phì và tăng cân nhanh hơn.
  • Dễ bị tai nạn: Mất ngủ làm bạn mệt mỏi, uể oải, lờ đờ, không tập trung… từ đó khiến bạn dễ bị tai nạn, đặc biệt là những ai lái xe, điều khiển máy móc.
  • Bị tiểu đường: Khi mất ngủ, cơ thể sẽ có sự thay đổi trong việc xử lý glucose và làm bạn bị tăng nguy cơ tiểu đường type 2. Những đối tượng mất ngủ kinh niên có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 2 lần người bình thường.
  • Rối loạn hành vi, tâm lý: Người bệnh sẽ đối mặt với nhiều dạng rối loạn như lo âu, căng thẳng, trầm cảm, thậm chí bị suy giảm trí nhớ, sa sút trí tuệ.
  • Dễ mắc bệnh tim mạch: Mất ngủ kinh niên làm nhiều tế bào bị thoái hóa, tăng nguy cơ bị cao huyết áp và khiến bạn dễ bị bệnh về tim mạch, tỷ lệ này lên đến 48%.
  • Ảnh hưởng đến sinh sản: Theo các nghiên cứu, bệnh mất ngủ làm ức chế quá trình sản sinh hormone sinh sản ở cả nam giới và nữ giới, từ đó giảm khả  năng thụ thai và duy trì nòi giống.
  • Tăng nguy cơ đột quỵ: Rất nhiều nghiên cứu cho thấy tình trạng tăng nhịp tim, tăng huyết áp, bệnh mạch vành, đột quỵ… đều có liên quan đến bệnh mất ngủ. Đây cũng là biến chứng nguy hiểm nhất của tình trạng mất ngủ mạn tính.

Đọc thêm: Mất Ngủ Mắt Thâm Quầng Do Đâu? Các Cách Cải Thiện Bệnh Hiệu Quả

Hướng dẫn cách chữa mất ngủ kinh niên hiệu quả nhất

Thông thường, nếu bị mất ngủ kéo dài thì bạn nên đi khám để được bác sĩ tư vấn cách chữa phù hợp nhất. Có nhiều cách trị mất ngủ kinh niên khác nhau, tùy theo thể trạng, triệu chứng mà người bệnh gặp phải mà bác sĩ sẽ tư vấn chi tiết nhất.

Sử dụng thuốc trị mất ngủ kinh niên

Các loại thuốc Tây hiện nay có thể giúp trị mất ngủ mãn tính khá tốt nhưng thường khiến bạn gặp phải một số tác dụng phụ. Vậy nên bạn chỉ dùng trong thời gian ngắn dưới sự hướng dẫn của các chuyên gia, tuyệt đối không tự ý dùng nhiều, dùng quá liều để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.

  • Một số loại thuốc an thần để giúp bạn giảm căng thẳng, dễ dàng chìm sâu vào giấc ngủ và không bị thức giấc nửa đêm.
  • Thuốc đặc trị mất ngủ cũng được dùng trong trường hợp bệnh nhân bị mất ngủ mãn tính nặng, mỗi ngày chỉ ngủ được 1 – 2 tiếng.

Lưu ý khi dùng thuốc Tây chữa bệnh mất ngủ kinh niên như sau:

  • Tuân thủ hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ trong quá trình chữa bệnh.
  • Trao đổi với bác sĩ nếu dùng thuốc không mang đến hiệu quả.
  • Kiên trì chữa bệnh theo đúng liệu trình, không bỏ dở giữa chừng.
  • Nếu trong quá trình sử dụng thuốc trị mất ngủ mà gặp tác dụng phụ nguy hiểm thì dừng lại ngay và đi khám để được tư vấn hướng xử lý.

Nên xem: Tổng hợp các loại thuốc chữa mất ngủ bằng thảo dược hiệu quả nhất

Thuốc Tây chỉ dùng chữa mất ngủ kinh niên trường hợp nặng, có chỉ định từ bác sĩ
Thuốc Tây chỉ dùng chữa mất ngủ kinh niên trường hợp nặng, có chỉ định từ bác sĩ

Liệu pháp nhận thức hành vi

Để điều trị mất ngủ kinh niên bạn có thể tham khảo liệu pháp nhận thức hành vi CBT. Phương pháp này chủ yếu giao dục người bệnh về giấc ngủ và những thói quen giúp có một giấc ngủ tốt hơn.

Ngoài ra, CBT cũng giúp bệnh nhân thay đổi về hành vi cũng như niềm tin về khả năng ngủ của bản thân.

Mẹo chữa mất ngủ kinh cực đơn giản niên tại nhà

Từ xưa, ông cha ta đã áp dụng rất nhiều mẹo đơn giản tại nhà để xử lý tình trạng mất ngủ. Cách này chủ yếu dùng những nguyên liệu đơn giản tại nhà để có một giấc ngủ ngon, ví dụ như:

Trà tâm sen mật ong

Tâm sen có thể giúp ích thận, lợi tiểu, dưỡng tâm và có thể cải thiện tình trạng căng thẳng, lo âu, mệt mỏi, tăng cường chức năng của gan thận. Khi kết hợp cùng mật ong bạn sẽ nhanh chóng lấy lại giấc ngủ sâu và ngủ ngon.

Cách thực hiện

  • Nấu sôi 500ml nước rồi rót vào ấm trà.
  • Cho 3g tâm sen vào rồi lấy tay lắc nhẹ rồi đỏ bỏ nước trà lần đầu này.
  • Tiếp tục đổ nước sôi vào ấm và hãm trà trong 2 – 3 phút.
  • Rót trà ra ly, thêm mật ong và khuấy đều, dùng trà ngay khi còn ấm nóng.

Sử dụng đậu xanh

Đậu xanh được sử dụng trong nhiều bài thuốc khác nhau, trong đó có chữa mất ngủ. Bạn tham khảo cách thực hiện vô cùng dễ dưới đây.

Cách thực hiện

  • Đậu xanh bạn rửa sạch, sau đó cho vào nồi ninh đến khi chín nhừ.
  • Thêm chút đường phèn vào nồi (nêm theo khẩu vị).
  • Múc chè ra bát và ăn mỗi ngày sẽ rất tốt.

Sử dụng dâu tằm

Dâu tằm cũng là một vị thuốc rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt là những ai đang bị mất ngủ, khó ngủ.

Cách thực hiện

  • Lá dâu tằm sau khi đã rửa sạch bạn cho vào chảo sao nóng đến khi vàng thì thôi.
  • Cho toàn bộ lá dâu vào bình thủy tinh và hạ thổ 15 ngày.
  • Khi cần dùng, bạn lấy dâu tằm cho vào ấm sắc cùng 100ml nước.
  • Mỗi ngày bạn dùng 2 lần để giúp cơ thể khỏe mạnh và cải thiện mất ngủ.
Dâu tằm cũng là một vị thuốc rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt là những ai đang khó ngủ
Dâu tằm cũng là một vị thuốc rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt là những ai đang bị mất ngủ

Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo sử dụng Đông trùng hạ thảo Vietfarm. Đây là một dược liệu rất tốt cho sức khỏe với các công dụng như: Nâng cao hệ miễn dịch, hỗ trợ ăn ngon, ngủ ngon, làm đẹp da, tăng cường sinh lý… Sử dụng Đông trùng hạ thảo sẽ giúp bạn có một giấc ngủ sâu và ngủ ngon, nhanh chóng cải thiện mất ngủ kinh niên.

Các mẹo này chỉ giúp cải thiện mất ngủ tạm thời và không thực sự hiệu quả  nếu bạn bị mất ngủ kinh niên do bệnh lý gây ra. Bạn hãy chú ý điều này và chọn phương pháp chữa bệnh phù hợp nhất để nhanh chóng cải thiện sức khỏe.

Công Dụng Đông Trùng Hạ Thảo Chữa Bệnh Mất Ngủ & Lưu Ý

Dùng đông trùng hạ thảo chữa mất ngủ được khá nhiều người áp dụng, bởi bên trong "nấm" có nhiều hoạt chất tốt cho sức khỏe của con người. Ngoài…

Xem chi tiết

Một số giải pháp giúp phòng bệnh mất ngủ mãn tính

Để ngăn ngừa mất ngủ kéo dài, gây ảnh hưởng đến sức khỏe, bạn có thể tham khảo một số lưu ý sau đây:

  • Nên giữ phòng ngủ sạch sẽ, thông thoáng và yên tĩnh.
  • Có thể sử dụng đèn ngủ, không nên để phòng quá tối hoặc quá sáng.
  • Vào mùa hè nên mở cửa, bật quạt để phòng luôn mát mẻ.
  • Những ngày thời tiết ẩm thấp nên sử dụng màn vì lúc này muỗi, côn trùng rất nhiều, nó có thể làm phiền giấc ngủ của bạn.
  • Xây dựng thời gian sinh hoạt hợp lý, tạo thói quen ngủ đúng giờ, kể cả ngày cuối tuần.
  • Không nên dùng điện thoại, máy tính trước khi ngủ, tránh xa các thiết bị này, không đặt cạnh người.
  • Ngủ trưa vừa đủ, không ngủ quá nhiều, nên thức giấc trước 15 giờ.
  • Có thể tản bộ, nghe nhạc, đọc sách… để có thể đi vào giấc ngủ nhanh chóng hơn.
  • Hạn chế việc uống cà phê, rượu bia, trà cũng như các chất kích thích khác.
  • Không nên làm việc quá sức, hạn chế tối đa căng thẳng, giữ lối sống lạc quan và vui vẻ.

Mất ngủ kinh niên nếu không được xử lý sớm sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của bạn. Vậy nên ngay khi nhận thấy những triệu chứng bạn cần chữa trị ngay, tuyệt đối không được chủ quan. Ngoài ra bạn cũng nên giữ lối sống khoa học, lành mạnh để có sức khỏe tốt và dễ dàng có một giấc ngủ ngon.

Đọc thêm:

Ngày cập nhật:04:57 chiều
Array
Bài viết khác
Sản phẩm liên quan
tra-bach-tue-an-7

Trà Đông Trùng Hạ Thảo Bách Tuệ An

Trà đông trùng hạ thảo Bách Tuệ An là thức uống được bào chế từ 100% thành phần...

250,000 đ

Chi tiết
Người ốm, người bệnh dùng yến chưng đông trùng sâm Tam Bảo Khang để bồi bổ thể trạng

Yến Chưng Đông Trùng Sâm Tam Bảo Khang

Yến chưng đông trùng sâm Tam Bảo Khang là sự kết hợp của bộ 3 tam dược yến...

950,000 đ

Chi tiết
hong-yen-vietfarm-17

Hồng Yến Vietfarm

Hồng yến Vietfarm cam kết 100% hồng yến tự nhiên được khái thác chính gốc tại đảo yến...

3,300,000 đ

Chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *