Đau Đầu Mất Ngủ Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

Đau Đầu Mất Ngủ Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

Đau đầu mất ngủ là vấn đề sức khỏe phổ biến mà hầu hết mọi người đều gặp phải. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng nhức đầu mất ngủ như căng thẳng, do bệnh lý, chấn thương, môi trường, thời tiết,… Để biết thêm thông tin cụ thể cũng như cách điều trị, biện pháp phòng ngừa, mọi người có thể theo dõi ở bài viết dưới đây. 

Đau đầu mất ngủ là bệnh gì?

Đau đầu mất ngủ là tình trạng bệnh lý xuất hiện ở nhiều đối tượng khác nhau, tuy nhiên phổ biến nhất là ở người trung niên và cao tuổi. Phần lớn chứng đau đầu khó ngủ sẽ diễn ra vào ban đêm, bắt đầu với những cơn đau nhức ở một bên đầu hoặc cả đầu khiến giấc ngủ hằng đêm bị gián đoạn, chập chờn. 

Đau đầu mất ngủ là tình trạng bệnh lý phổ biến
Đau đầu mất ngủ là tình trạng bệnh lý phổ biến

Trên thực tế, bị mất ngủ và nhức đầu có thể chỉ là hiện tượng sinh lý bình thường. Tuy nhiên, đây cũng là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý nguy hiểm nên không được chủ quan. Ngay khi xuất hiện các triệu chứng đau đầu choáng váng mất ngủ bất thường, bạn hãy tới ngay bệnh viện thăm khám, kiểm tra. 

Mất ngủ dẫn tới đau đầu nếu diễn ra trong thời gian ngắn sẽ không đáng lo ngại. Nhưng nếu bệnh kéo dài sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe tinh thần, thể chất của người bệnh. Lúc này, bệnh nhân không chỉ cảm thấy mệt mỏi, uể oải, suy nhược thần kinh, hay cáu gắt mà còn tiềm ẩn nguy cơ bị bệnh huyết áp, rối loạn thần kinh, dễ bị đột quỵ,… 

Tìm hiểu thêm: Mất ngủ tuổi trung niên là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị hiệu quả

Mối liên hệ giữa đau đầu và mất ngủ

Mất ngủ – đau đầu là hai bệnh lý tách biệt nhau nhưng lại có mối quan hệ mật thiết theo hướng 2 chiều. Tức là, nếu bạn bị đau đầu có thể dẫn tới tình trạng mất ngủ và ngược lại. Chứng đau đầu thường có các biểu hiện rõ rệt với những cơn đau nhức, khiến dây thần kinh luôn trong trạng thái căng thẳng. Các cơn đau có thể dồn dập hoặc ngắt quãng gây nên cảm giác khó chịu, trằn trọc, khó chìm vào giấc ngủ, ngủ không ngon giấc. 

Bên cạnh đó, việc mất ngủ còn làm tăng quá trình tạo protein trong cơ thể. Từ đó làm giảm ngưỡng đau, gây ra những cơn đau mãn tính, kéo dài. Mối liên hệ này tạo thành một vòng luẩn quẩn khiến bệnh không thể điều trị dứt điểm. Chưa kể, đây còn là biểu hiện của các bệnh lý nguy hiểm cần được can thiệp điều trị sớm. Nếu chứng nhức đầu, mất ngủ kéo dài không chỉ ảnh hưởng tới não bộ mà còn khiến sức khỏe sa sát nghiêm trọng. 

Triệu chứng đau đầu khó ngủ

Bị đau đầu mất ngủ có thể dễ dàng nhận biết thông qua những triệu chứng điển hình như sau:

  • Người bệnh khó đi vào giấc ngủ mặc dù đã cố gắng đi ngủ sớm, đúng giờ. 
  • Không thể duy trì giấc ngủ sâu, liền mạch, thay vào đó thường xuyên bị tỉnh giấc nhiều lần trong đêm dù không có bất cứ tác động nào. 
  • Khi bị tỉnh giấc giữa đêm rất khó ngủ lại hoặc ngủ chập chờn cho tới sáng.
  • Luôn cảm thấy mệt mỏi, thiếu tỉnh táo sau mỗi buổi sáng thức dậy. 
  • Mất ngủ kèm theo tình trạng đau đầu khó chịu, các cơn đau có thể xuất hiện ở một bên đầu hoặc đau cả đầu. 
Người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi khi thức dậy
Người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi khi thức dậy

Nguyên nhân gây đầu đầu mất ngủ

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng đau đầu mất ngủ, trong đố phổ biến nhất phải kể đến như:

  • Vấn đề tuổi tác: Các nghiên cứu cho thấy, người có độ tuổi càng cao thì càng dễ mắc chứng đau đầu khó ngủ. Vì để duy trì nhịp sinh học thức – ngủ của cơ thể, chúng ta cần tới một loại hormone có tên là melatonin. Nhưng hormone này lại có xu hướng giảm dần theo thời gian và tuổi tác. 
  • Tuần hoàn máu não kém: Đây chính là “thủ phạm” chính gây nên chứng đau đầu kèm theo hiện tượng mất ngủ kéo dài. Tuần hoàn máu não kém xảy ra khi thành mạch máu bị tổn thương, hình thành xơ vữa động mạch, huyết khối gây hẹp lòng mạch, cản trở quá trình vận chuyển máu. Kéo theo lượng oxy, các chất dinh dưỡng nuôi não suy giảm đáng kể. Lúc này người bệnh sẽ dễ bị hoa mắt, đau đầu, chóng mặt, váng đầu khi thay đổi tư thế,… 
  • Căng thẳng, stress: Triệu chứng đau đầu ù tai mất ngủ có thể là biểu hiện của tình trạng căng thẳng, stress quá độ. Theo kết quả nghiên cứu cho thấy, mất ngủ – đau đầu – căng thẳng có mối quan hệ với nhau. Bởi khi bạn đau đầu có thể dẫn tới mất ngủ, rối loạn giấc ngủ lại gây nên tình trạng đau đầu và ngược lại. 
  • Mệt mỏi mãn tính: Tình trạng này sẽ khiến người bệnh luôn cảm thấy uể oải, thiếu năng lượng, mất tập trung, ngủ không ngon giấc. Mất ngủ đau đầu mệt mỏi nếu kéo dài trên 4 tháng mà không có dấu hiệu cải thiện sẽ dẫn tới nhiều bệnh lý nguy hiểm khác. 
  • Thay đổi thời tiết: Nắng nóng, mưa bão, thay đổi độ ẩm, nhiệt độ cũng là một trong những lý do thường gặp dẫn tới chứng đau đầu, mất ngủ, ngủ không ngon giấc. Theo các nghiên cứu, thời tiết thay đổi sẽ kéo theo sự biến động về áp suất khiến điện não bị ảnh hưởng, từ đó kích thích các dây thần kinh và dẫn tới hiện tượng đau đầu khó ngủ. 
  • Mất cân bằng dinh dưỡng: Mất cân bằng dinh dưỡng, đặc biệt là thiếu máu sẽ khiến quá trình tuần hoàn máu tới não bị cản trở. Khi máu không được lưu thông tốt, nhu cầu dinh dưỡng không đáp ứng đủ cho các hoạt động của cơ thể sẽ dẫn tới những cơn đau nửa đầu mất ngủ.
  • Thói quen sinh hoạt không lành mạnh: Thường xuyên thức khuya, nghỉ ngơi, sinh hoạt, ăn uống thiếu khoa học, không điều độ,…. Hay sử dụng rượu bia, chất kích thích thì bạn có nguy cơ bị đau đầu và mất ngủ cao hơn so với những trường hợp khác. Những thói quen này không chỉ tác động xấu tới hàm lượng dinh dưỡng mà cơ thể hấp thụ, mà còn ảnh hưởng tới nhịp sinh học, hệ thần kinh. 
  • Dùng thuốc: Nếu đang sử dụng các loại thuốc tân dược như thuốc chống dị ứng, thuốc cảm cúm có thể gây ra tác dụng phụ như mệt mỏi, khó ngủ, đau đầu,… Trong trường hợp này, bạn nên kiểm tra lại các loại thuốc, thông báo cho bác sĩ về tình trạng mà bản thân đang gặp phải để xin đổi thuốc. 
  • Ô nhiễm tiếng ồn: Việc sinh sống tại môi trường thường xuyên có tiếng ồn lớn sẽ tác động ít nhiều tới hệ thần kinh, làm tăng nguy cơ mất ngủ, đau đầu. 
  • Mắc bệnh lý: Đau đầu mất ngủ về đêm là bệnh gì? Đau đầu khó thở mất ngủ về đêm có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đang mắc phải một số bệnh như: Suy nhược thần kinh, thiếu máu não, tiểu đường, rối loạn tiền đình, lupus ban đỏ, viêm xoang,… 
Đau đầu, rối loạn giấc ngủ có thể do mắc bệnh viêm xoang
Đau đầu, rối loạn giấc ngủ có thể do mắc bệnh viêm xoang

Xem thêm thông tin: Mất ngủ mãn tính là gì? Nguyên nhân, cách chữa và thuốc chữa bệnh hiệu quả

Đau đầu mất ngủ có nguy hiểm không?

Trong trường hợp người bệnh thường xuyên cảm thấy đau nhức đầu, ngủ không ngon giấc, thậm chí là khó ngủ, mất ngủ nhiều ngày. Cộng thêm việc không tiến hành thăm khám, điều trị, rất có thể bạn có thể đối diện với những nguy hiểm tiềm ẩn sau:

  • Bệnh viêm xoang: Ngoài những biểu hiện đặc trưng của bệnh viêm xoang, người mắc còn có cảm giác đau đầu, đau nửa đầu dẫn tới mất ngủ, khó ngủ. Theo ghi nhận, có khoảng 90% người mắc bệnh viêm xoang đều bị đau nửa đầu. Nếu tình trạng viêm xoang được kiểm soát tốt, chứng đau đầu cũng sẽ giảm đáng kể, chất lượng giấc ngủ cũng được cải thiện rõ rệt. 
  • Bệnh mãn tính: Đau đầu là biểu hiện điển hình nhất của các bệnh mãn tính như thiểu năng tuần hoàn não, tiểu đường, thiếu máu não, lupus ban đỏ,… 
  • Bệnh u não: Một vài trường hợp bị đau đầu, khó ngủ trên 1 tháng có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh u não. Đặc biệt là khi có cảm giác đau dữ dội, dai dẳng, ngủ không sâu giấc,… Lúc này, tốt nhất bạn nên tới bệnh viện lớn để thăm khám và chẩn đoán để tránh các biến chứng đáng tiếc. 
  • Đau nửa đầu Migraine: Đây là bệnh lý có nguy cơ tác động xấu tới sức khỏe, chất lượng cuộc sống của người mắc. Trong đó, phụ nữ thường có nguy cơ bị đau nửa đầu nhiều hơn nam giới. Bệnh có thể phát triển ở mọi lứa tuổi nhưng điển hình nhất là dưới 45 tuổi, hiếm gặp ở trẻ em hay người cao tuổi. Đau nửa đầu Migraine luôn đi kèm với tình trạng khó ngủ, thiếu ngủ hay ngủ không sâu giấc. 
  • Mắc bệnh tim mạch: Hiện tượng đau đầu, khó ngủ lâu ngày có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh động mạch vàng hay các vấn đề về tim, phổi, huyết áp khác. 
  • Bệnh thần kinh: Rối loạn lo âu, tâm thần phân liệt, căng thẳng, stress, trầm cảm, mất trí nhớ, bệnh đãng trí,… đều có một phần nguyên nhân đến từ chứng mất ngủ kéo dài, đau đầu mãn tính. 
  • Suy giảm nội tiết tố: Là hiện tượng sinh lý ở cả nam và nữ giới, thường xuất hiện với triệu chứng nhức đầu, mất ngủ, bốc hỏa, khó chịu, mệt mỏi,…

Xem thêm chi tiết: Mất Ngủ Buồn Nôn Là Bệnh Gì, Có Nguy Hiểm Không?

Khi nào cần thăm khám bác sĩ?

Tình trạng đau đầu dẫn tới mất ngủ nếu xảy ra trong thời gian ngắn thì không cần phải tới bệnh viện thăm khám. Mọi người chỉ cần ăn uống điều độ, nghỉ ngơi hợp lý là có thể cải thiện tốt. Tuy nhiên, nếu sau nhiều ngày mà chứng mất ngủ, khó ngủ đau đầu vẫn diễn ra thì bạn nên nhanh chóng tới bệnh viện thăm khám. Đặc biệt là khi có cảm giác:

  • Đau đầu ù tai mất ngủ: Là biểu hiện của bệnh tiền đình, u não, huyết áp hoặc do chấn thương ở phần đầu, cổ,… 
  • Đầu đầu khó thở mất ngủ: Rất có thể bạn đang mắc bệnh mạch vành, thiếu máu cơ tim, van tim,.. hoặc bệnh về hệ thần kinh. 
  • Đau đầu choáng váng mất ngủ: Là dấu hiệu cho thấy bạn bị thiếu máu, xơ vữa động mạch, có bệnh tim mạch hoặc có khối u,… 
  • Đau đầu mất ngủ giảm trí nhớ: Khả năng cao là bạn đang bị thiếu máu lên não, tổn thương hệ thần kinh gây mất trí nhớ, trầm cảm, huyết áp cao,…
  • Đau nửa đầu sau gáy mất ngủ: Cảnh báo về bệnh tăng huyết áp, tăng áp lực nội soi,… 
Tới bệnh viện thăm khám ngay nếu các triệu chứng kéo dài dai dẳng
Tới bệnh viện thăm khám ngay nếu các triệu chứng kéo dài dai dẳng

Chẩn đoán chứng đau đầu mất ngủ kéo dài

Thông thường khi khám đau đầu dẫn tới mất ngủ tại các bệnh viện, bệnh nhân sẽ được kiểm tra theo những bước sau:

Khám lâm sàng

Sau khi tới bệnh viện, bệnh nhân sẽ được bác sĩ hỏi về các triệu chứng mà bản thân đang gặp phải. Tiếp đó là tình trạng bệnh sử, có đang bị bệnh gì, dùng thuốc gì, thói quen ăn uống – nghỉ ngơi như nào, có sử dụng rượu bia, thuốc lá hay không?,…

Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ tiến hành đo nhịp tim, huyết áp, thử phản xạ của mắt, tay, chân cũng như khả năng giữ thăng bằng của bệnh nhân,… 

Khám cận lâm sàng

Nếu đã khám lâm sàng xong, để xác định chính xác nguyên nhân dẫn tới tình trạng này, bác sĩ có thể yêu cầu bạn thực hiện một số xét nghiệm sau:

  • Xét nghiệm máu: Xét nghiệm này cho phép bác sĩ biết được chất lượng dòng máu, hoạt động cũng như chức năng của cơ cơ quan khác. Đồng thời loại trừ những nguyên nhân ngoài não. 
  • Đo điện đồ não: Giúp đo lường hoạt động điện và các sóng trong não bộ nhằm phát hiện những sóng điện não bất thường. Từ đó chẩn đoán, tầm soát một số bệnh lý thần kinh. 
  • Đo lưu huyết não: Kiểm tra huyết động nhằm đánh giá lưu lượng tuần hoàn qua bán cầu não, cường độ cũng như tốc độ dòng máu lên não,… 
  • Chụp CT: Giúp kiểm tra khả năng tưới máu não. 
  • Chụp cộng hưởng từ MRI: Để kiểm tra vấn đề sọ não, mạch máu não như dị dạng mạch não, khối u não, thoái hóa não chất trắng,… 

Phương pháp điều trị chứng đau đầu mất ngủ

“Đau đầu mất ngủ phải làm sao” là câu hỏi được nhiều người thắc mắc. Tuy nhiên bạn không cần quá lo lắng, tình trạng nhức đầu dẫn tới mất ngủ sẽ được cải thiện tốt nếu bạn tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ. Trên thực tế, chứng bệnh này thường được tiến hành chữa trị theo những phương pháp sau: 

Áp dụng mẹo dân gian

Trong trường hợp bị đau đầu – mất ngủ cấp tính, bạn hoàn toàn có thể tận dụng các mẹo dân gian để cải thiện bệnh mất ngủ theo cách sau:

  • Ngâm chân với thảo dược: Ngâm chân với nước nóng kết hợp cùng các loại thảo dược như gừng, muối, hoa hồng,… Không chỉ giúp tinh thần được thư giãn tối đa mà còn thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu, giúp bạn ngủ ngon giấc, tránh bị đau đầu, căng thẳng quá mức. Trong lúc ngâm chân, mọi người nên kết hợp với các động tác massage nhẹ nhàng để gia tăng hiệu quả điều trị. 
Mọi người nên ngâm chân trước khi đi ngủ
Mọi người nên ngâm chân trước khi đi ngủ
  • Sử dụng trà thảo mộc: Có rất nhiều loại trà thảo mộc có tác dụng an thần, hỗ trợ cải thiện chất lượng giấc ngủ, giúp tinh thần thư giãn, hạn chế tình trạng đau đầu mà bạn có thể sử dụng. Phổ biến nhất trong số này chính là trà tâm sen, trà hoa cúc, trà tam thất, trà lạc tiên,… Nên uống các loại trà thảo mộc ngày 2 – 3 lần, riêng tâm sen không nên uống trong thời gian dài vì sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe. 
  • Dùng tinh dầu: Sử dụng tinh dầu trong phòng khách, phòng ngủ sẽ giúp bạn được thư giãn, giải tỏa căng thẳng, dễ chìm vào giấc ngủ hơn. Các loại tinh dầu hỗ trợ cải thiện chứng mất ngủ, đau đầu tốt phải kể đến như tinh dầu oải hương, bạc hà và húng quế,…  

Đọc ngay: 15 loại trà trị mất ngủ hiệu quả, an toàn cho sức khỏe

Đau đầu mất ngủ nên uống thuốc gì? (thuốc Tây)

Đau đầu mất ngủ uống thuốc gì? Các loại thuốc tân dược thường được ưu tiên lựa chọn trong trường hợp này bởi tính tiện dụng cũng như hiệu quả nhanh chóng. Trong trường hợp bị đau đầu khó ngủ, bệnh nhân có thể được kê những loại thuốc như:

  • Thuốc ngủ Phenobarbital hay Zolpidem,… với tác dụng mạnh nên nếu uống quá 3 ngày sẽ có cảm giác chóng mặt, rối loạn tiêu hóa. 
  • Thuốc chống trầm cảm 3 vòng hoặc đa vòng (dù dùng lâu dài cũng không bị lệ thuộc vào thuốc). 
  • Thuốc bình thần gây buồn ngủ, áp dụng với những bệnh nhân bị mất ngủ không quá trầm trọng như Diazepam, Clonazepam, Rotunda, Bromazepam,…
  • Thuốc an thần gây ngủ mạnh như Olanzapine, Amisulpride,…. 

Nên xem: Top 10+ thuốc trị mất ngủ tốt nhất và đáng tin dùng nhất

Đông y trị bệnh

Các bài thuốc Đông y trị bệnh thường khá an toàn, bởi những thang thuốc này đều tận dụng các loại thảo dược tự nhiên, lành tính. Dưới đây là một vài bài thuốc cho hiệu quả trị bệnh đau đầu mất ngủ hiệu quả nhất. 

  • Bài thuốc 1: Tri mẫu 12g, táo nhân sao 20g, cam thảo 8g và 8g xuyên khung. Sắc tất cả nguyên liệu này lên uống để cải thiện chứng mất ngủ, đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, ra mồ hôi trộm, tim hồi hộp. 
  • Bài thuốc 2: Chuẩn bị 12g đào nhân, đương quy – sinh địa – hồng hoa 9g, chỉ xác – xích thược 6g, cam thảo – sài hồ 3g, xuyên khung – cát cánh 4g và 10g ngưu tất.  Sắc uống ngày 1 thang, chia làm 2 lần uống để giảm chứng đau nửa đầu và hỗ trợ cải thiện giấc ngủ, các loại bệnh khác do ứ huyết gây nên. 
  • Bài thuốc 3: 240g lá bạc hà, xuyên khung – kinh giới 120g, hương phụ 250g, phòng phong 45g, bạch chỉ – khương hoạt – cam thảo chích 60g. Mang tán hết các nguyên liệu trên thành bột mịn, trộn đều rồi đóng thành gói. Mỗi lần uống dùng 6g, uống như trà sau bữa ăn để cải thiện tình trạng nhức đầu, hoa mắt, tịt mũi, mất ngủ. 

Bạn đã biết: Thuốc đông y chữa bệnh mất ngủ hiệu quả nhất

Phương pháp vật lý trị liệu chữa đau đầu mất ngủ về đêm

Thêm một phương pháp điều trị chứng mất ngủ, khó ngủ do đau đầu gây nên mà không cần dùng thuốc. Tuy nhiên, biện pháp vật lý trị liệu cần kiên trì áp dụng trong thời gian dài, đồng thời cần thực hiện đúng kỹ thuật để mang tới hiệu quả tốt. 

  • Bấm huyệt chữa đau đầu mất ngủ: Là biện pháp tác động tới các huyệt đạo nhằm cải thiện khả năng lưu thông máu. Bấm huyệt chữa đau đầu, mất ngủ thường thấy là huyệt dũng tuyền, huyệt phong trì, huyệt thần môn, huyệt âm giao,… 
Bấm huyệt chữa đau đầu mất ngủ cần được thực hiện bởi những người có chuyên môn
Bấm huyệt chữa đau đầu mất ngủ cần được thực hiện bởi những người có chuyên môn
  • Thủy châm: Biện pháp này được thực hiện bằng cách tiêm thuốc vào huyệt vị để hỗ trợ cải thiện giấc ngủ. Cụ thể là huyệt thận du, can du, tâm du,… Thực tế có khoảng 90% trường hợp nghiên cứu đã cho thấy hiệu quả của biện pháp thủy châm. Được biết, một liệu trình sẽ kéo dài từ 10 – 15 lần, 1 lần/ngày và tác động vào 2 – 3 huyệt/lần. 
  • Châm cứu: Mất ngủ dẫn đến đau đầu có thể khắc phục bằng biện pháp châm cứu. Nhờ tác động trực tiếp vào các huyệt đạo, từ đó kích thích hệ thần kinh sản xuất hormone và endorphin. Những chất này sẽ giúp tăng khả năng tuần hoàn máu, làm dịu thần kinh, thư giãn cơ bắp, giúp bạn dễ ngủ hơn. Theo đó, bạn có thể châm cứu lên các huyệt đạo như huyệt chương môn, huyệt tâm giao, huyệt thần môn, huyệt thái khê, huyệt thái xung, huyệt nội quan, huyệt bách hội,… 
  • Chườm nóng: Cách chườm nóng ở vùng liên sườn phải sẽ giúp tăng cường tuần hoàn máu, giúp cơ thể được thư giãn, giúp bạn ngủ ngon và giảm tình trạng đau đầu tốt. Tuy nhiên, cách làm này chỉ thích hợp với những người có thân nhiệt thấp. 

Biện pháp cải thiện giấc ngủ, ngăn ngừa tình trạng đau đầu

Để làm giảm triệu chứng đau đầu, cải thiện tình trạng mất ngủ kinh niên, kéo dài, các bạn có thể tham khảo một số biện pháp phòng ngừa sau đây:

  • Mỗi ngày cố gắng ngủ đủ 8 tiếng, đồng thời nên duy trì thói quen ngủ trước 23h và thức dậy khoảng 6 – 7 giờ sáng một cách đều đặn. 
  • Tránh suy nghĩ về công việc hay những vấn đề khúc mắc khi nằm lên giường. Nếu có thể hãy nghĩ về những điều làm bạn vui để làm chậm sóng não, hỗ trợ ngủ ngon hơn.
  • Không xem điện thoại, tivi hay các thiết bị điện tử khác trước khi đi ngủ. 
  • Quan tâm nhiều hơn tới chế độ ăn uống hàng ngày, nên ăn nhiều thực phẩm có chứa vitamin, khoáng chất, omega 3,… Hạn chế dung nạp thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ, rượu bia, thuốc lá, nước tăng lực vì chúng có thể khiến tình trạng mất ngủ, nhức đầu trở nên nghiêm trọng hơn. 
  • Ăn tối trước 8 giờ và không nên uống quá nhiều nước trước khi đi ngủ, đặc biệt là cà phê, trà đặc, rượu bia, nước ngọt có ga, nước tăng lực,… 
  • Đảm bảo không gian phòng ngủ đủ yên tĩnh, không quá sáng, mát mẻ, thông thoáng và sạch sẽ. 
  • Khi bị đau đầu, mọi người có thể chườm ấm hoặc lạnh để làm giảm đau, tránh lạm dụng thuốc. 
  • Trường hợp đang sử dụng thuốc điều trị, bạn cần hỏi bác sĩ về những tác dụng phụ có thể gặp phải để có biện pháp cải thiện hiệu quả, hạn chế làm ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ vào ban đêm. 
  • Dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý sau những giờ làm việc, học tập căng thẳng, mệt mỏi. 
  • Tránh lạm dụng thuốc trị đau đầu, mất ngủ vì những loại thuốc này có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm. 
  • Thăm khám sức khỏe thường xuyên theo khuyến cáo 6 tháng 1 lần hoặc ngay khi có các biểu hiện bất thường khác. Vậy chữa bệnh đau đầu mất ngủ ở đâu? Mọi người nên tìm tới những bệnh viện lớn hoặc những cơ sở y tế uy tín – nơi có đội ngũ y bác sĩ chuyên môn giỏi để chẩn đoán đúng và điều trị bệnh hiệu quả. 
  • Tập thể dục đều đặn cũng là một trong những cách giúp nâng cao sức khỏe, sức đề kháng và phòng tránh nguy cơ bị nhức đầu, mất ngủ hiệu quả. 
Rèn luyện thể dục, thể thao mỗi ngày để nâng cao sức khỏe
Rèn luyện thể dục, thể thao mỗi ngày để nâng cao sức khỏe

Có thể đau đầu mất ngủ kéo dài là những dấu hiệu quan trọng giúp cảnh báo điều bất ổn trong cơ thể và cần được điều trị. Bởi nếu chủ quan, điều trị muộn hoặc sai cách có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe người bệnh. Do đó, nếu nhận thấy những dấu hiệu bất thường liên quan tới chất lượng giấc ngủ, hệ thần kinh, các bạn nên tới bệnh viện thăm khám, chẩn đoán và điều trị sớm. 

Xem thêm:

Ngày cập nhật:04:12 chiều
Array
Bài viết khác
Bệnh liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Nhận tư vấn từ hội động chuyên môn của Đông Trùng Hạ Thảo VietFarm

  • Đặt lịch nhanh chóng
  • Tư vấn miễn phí
  • Nhận quà tặng hấp dẫn