Đau Vai Gáy Mất Ngủ Do Đâu, Khắc Phục Sao Cho Hiệu Quả?

Đau Vai Gáy Mất Ngủ Do Đâu, Khắc Phục Sao Cho Hiệu Quả?

Đau vai gáy có thể xuất hiện ở bất cứ độ tuổi nào, nhưng chủ yếu là ở người trung niên. Bệnh nhân bị đau vai gáy cũng thường xuyên bị mất ngủ, làm ảnh hưởng ít nhiều tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Vậy tại sao đau vai gáy mất ngủ, làm cách nào để khắc phục và phòng tránh tình trạng này hiệu quả. Nội dung bài viết dưới đây của Đông Trùng Vietfarm sẽ giúp bạn giải đáp chi tiết vấn đề này. 

Tại sao đau vai gáy gây mất ngủ?

Đau vai gáy là tình trạng phổ biến, có thể xảy ra với bất cứ ai và thường xuất hiện một cách đột ngột, có thể đau lan sang vùng cánh tay. Bệnh có thể hết sau vài ngày hoặc đau dai dẳng trong nhiều tuần làm ảnh hưởng tiêu cực tới đời sống sinh hoạt và công việc. Vậy đau vai gáy mất ngủ thường do những yếu tố nào? 

Vấn đề tuổi tác

Càng nhiều tuổi, nguy cơ bị loãng xương, đau nhức xương khớp, đau mỏi vai gáy kéo theo mất ngủ kéo dài càng cao. Tình trạng này có xu hướng trẻ hóa khi những người trong độ tuổi từ 25 – 40 tuổi mắc bệnh thoái hóa, lão hóa xương khớp sớm. Thông thường, bệnh đau xương khớp ở người trẻ thường do thói quen lười vận động hoặc do đặc thù công việc phải ngồi một chỗ nhiều. 

Đau vai gáy mất ngủ thường xuất hiện ở người lớn tuổi
Đau vai gáy mất ngủ thường xuất hiện ở người lớn tuổi

Do tư thế ngủ

Ngủ sai tư thế là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất dẫn tới tình trạng mất ngủ đau vai gáy. Không ít người có thói quen ngủ kê cao đầu làm ảnh hưởng tới vùng cổ, vai gáy cũng như cột sống. Khi gối quá cao, cơ thể không thể duỗi thẳng cũng như dễ làm cơ bị căng cứng, dẫn tới rách cơ, đau nhức cơ.

Mặt khác, nằm ngủ sai tư thế, kê gối quá cao còn gây cản trở quá trình lưu thông máu, khiến não bị thiếu oxy, chân tay tê mỏi, đau nhức cổ, vai, gáy,… Điều này khiến người bệnh cảm thấy khó ngủ, ngủ không ngon giấc, dễ bị chóng mặt, xây xẩm mặt mày khi hoạt động. 

Mắc bệnh xương khớp

Trường hợp đang bị bệnh xương khớp như vẹo cột sống, gai đốt sống, thoát vị đĩa đệm, dính khớp, loãng xương,… cũng khiến bạn dễ bị đau vai gáy. Đây là những căn bệnh cần được phát hiện và điều trị sớm để tránh gây biến chứng, ảnh hưởng tới khả năng vận động, sức khỏe của người bệnh. 

Nguyên nhân khác khiến đau vai gáy gây mất ngủ

Bên cạnh những nguyên nhân trên, tình trạng đau mỏi vai gáy mất ngủ còn có thể do thói quen lười vận động, ngồi hoặc đứng quá lâu. Hoặc những trường hợp thường xuyên phải làm việc trong môi trường có nhiệt độ thấp, làm công nhân bốc vác,… 

Ngoài ra, những trường hợp bị bệnh tim mạch, huyết áp, tiểu đường, thoái hóa khớp, viêm tiết niệu, người bị cảm lạnh, phụ nữ mang thai, phụ nữ sau sinh, tập luyện thể dục, thể thao sai tư thế,… cùng là nhóm đối tượng cao có nguy cơ bị mất ngủ do đau vai gáy. 

Phụ nữ mang thai cũng là nhóm đối tượng dễ bị mất ngủ do đau vai gáy
Phụ nữ mang thai cũng là nhóm đối tượng dễ bị mất ngủ do đau vai gáy

Có thể bạn quan tâm: Mất ngủ là dấu hiệu của bệnh gì? Nguyên nhân, cách chữa và thuốc chữa hiệu quả

Dấu hiệu nhận biết tình trạng mất ngủ do đau vai gáy

Mất ngủ do đau vai gáy ở giai đoạn đầu thường không rõ nét, các triệu chứng thường xuất hiện đột ngột, ngắn quãng. Cụ thể như sau:

  • Người bệnh cảm thấy đau ở vùng cổ, gáy, bả vai, tần suất đau tăng dần và trở nên nặng hơn khi ngồi làm việc. 
  • Có cảm giác hạn chế về khả năng vận động, gặp khó khăn khi vươn vai, bê vác vật nặng. 
  • Bị đau âm ỉ lan ra vùng bàn tay, thắt lưng gây tê buốt tay chân,… 
  • Do cơ thể bị nhức mỏi nên người bệnh dễ bị mất ngủ, khó ngủ, ngủ không ngon giấc về đêm. 
  • Cảm thấy mệt mỏi, thiếu tập trung, vận động kém linh hoạt và làm việc không đạt được hiệu quả cao.

Bị đau vai gáy mất ngủ có nguy hiểm không?

Đau vai gáy chính là nỗi ám ảnh của nhiều người, bởi sau một ngày dài học tập, làm việc, một giấc ngủ ngon sẽ giúp cơ thể được nghỉ ngơi, phục hồi sức lực. Đồng thời hỗ trợ kích thích sản sinh tế bào, giúp cơ thể tái tạo năng lượng để đảm bảo cho các hoạt động của ngày hôm sau. Tuy nhiên, với những trường hợp bị đau vai gáy mất ngủ thì điều này hoàn toàn ngược lại. 

Do bị khó ngủ, ngủ không ngon giấc trong nhiều ngày sẽ dẫn tới tình trạng suy nhược thần kinh, mệt mỏi, luôn khó chịu, dễ cáu gắt và khó tập trung. Trường hợp không được can thiệp, điều trị sớm, mất ngủ kéo dài do đau vai gáy có thể gây rối loạn nhịp sinh học của cơ thể, ảnh hưởng tới hiệu suất công việc. Làm giảm chất lượng cuộc sống cũng như làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm khác. 

Xem thêm: Mất ngủ mắt thâm quầng là gì

Cách điều trị đau vai gáy mất ngủ hiệu quả

Có rất nhiều cách chữa mất ngủ do đau vai gáy như áp dụng mẹo dân gian, dùng thuốc Tây, Đông y hoặc massage, bấm huyệt trị liệu. Để điều trị bệnh dứt điểm, tránh nguy cơ tái phát hoặc tiến triển nghiêm trọng hơn, tốt nhất bạn nên tới bệnh viện kiểm tra. Sau khi có kết quả cụ thể, biết chính xác nguyên nhân, bác sĩ sẽ lên phác đồ chữa trị cụ thể cho từng cá nhân. Chi tiết như sau:

Chữa đau vai gáy mất ngủ bằng mẹo dân gian

Trong dân gian có nhiều loại thảo dược có công dụng tốt trong việc làm giảm đau, cải thiện chất lượng giấc ngủ hiệu quả. Cách mẹo chữa này do tận dụng các nguyên – dược liệu tự nhiên nên rất an toàn, ít tác dụng phụ. 

Chữa đau vai gáy mất ngủ bằng mẹo dân gian rất an toàn
Chữa đau vai gáy mất ngủ bằng mẹo dân gian rất an toàn

Mẹo chữa đau vai gáy mất ngủ bằng mẹo dân gian thường được áp dụng theo những cách sau đây:

  • Chườm lạnh: Trong trường hợp bị đau vai gáy có dấu hiệu căng cơ, sưng mô mềm do chấn thương hoặc viêm thì bạn có thể chườm lạnh. Việc chườm lạnh nên áp dụng với tần suất từ 2 – 3 lần/ngày và mỗi lần thực hiện không quá 20 phút. 
  • Chườm nóng: Thực hiện chườm nóng trong trường hợp cần nới lỏng các cơ đang bị căng, thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu. Đồng thời làm giảm chứng đau mỏi vai gáy, giúp người bệnh cảm thấy thoải mái và dễ chìm vào giấc ngủ hơn. 
  • Dùng lá kinh giới: Đây là loại dược liệu được sử dụng nhiều trong các bài thuốc trị đau mỏi, an thần và hỗ trợ giấc ngủ. Người bệnh bị mất ngủ do đau mỏi vai gáy có thể thêm loại rau này vào chế độ ăn uống hàng ngày bằng cách ăn kèm với các món ăn khác. Mọi người cũng có thể sử dụng kinh giới khô bỏ vào ruột gối khi đi ngủ để giúp xoa dịu căng thẳng, dễ đi vào giấc ngủ một cách tự nhiên hơn. 
  • Dùng gừng: Nhờ có hoạt chất zingibain trong gừng mà nguyên liệu này có thể làm giảm đau, kháng viêm, thư giãn cơ bắp và hỗ trợ cải thiện chứng khó ngủ do đau mỏi vai gáy tốt. Theo đó, bạn có thể giã nát gừng sao nóng, trộn cùng ít hành tím và bột mì đắp lên vùng vai gáy bị đau. Đơn giản hơn là dùng gừng hãm thành trà uống tuần 2 – 3 lần để cải thiện tình trạng. 
  • Mẹo dùng cây trinh nữ: Ngoài tác dụng an thần, cây trinh nữ còn giúp giảm đau, kháng viêm, ức chế hoạt động của dây thần kinh. Vì lẽ đó, dân gian thường dùng loại cây này để trị đau mỏi vai gáy, mất ngủ bằng cách hãm trà uống hàng ngày. Theo đó bạn dùng 30gr rễ cây trinh nữ đã sao vàng sắc cùng 500ml nước để uống khi còn ấm. 
  • Chữa bằng ngải cứu, lá lốt, muối hạt: Ở cách làm này, bạn cần chuẩn bị 100g lá lốt, 100g ngải cứu, ½ kg muối hạt. Phần ngải cứu, lá lốt mang rửa sạch, để ráo nước rồi cho vào chảo cùng ít muối hạt. Sao tất cả nguyên liệu cho nóng rồi cho vào túi vải để chườm lên vùng gáy bị đau nhức. Làm liên tục 2 – 3 lần/ngày như vậy cho tới khi tình trạng đau mỏi vai gáy được thuyên giảm. 

Đọc thêm: 6 Cách trị mất ngủ bằng tâm sen hiệu quả

Sử dụng thuốc Tây

Khi bị đau vai gáy gây mất ngủ, mọi người thường tìm tới các loại thuốc tân dược với mong muốn loại bỏ triệu chứng nhanh chóng. Các loại thuốc Tây sẽ được kê đơn khi bạn tới bệnh viện thăm khám, kiểm tra. Mặc dù mang tới hiệu quả nhanh chóng, tiện lợi và dê sử dụng nhưng đây là loại thuốc dễ gây ra các tác dụng phụ nguy hiểm. 

Vậy nên, nếu không có sự chỉ định của bác sĩ, bệnh nhân không được tự ý mua và sử dụng thuốc. Được biết, những loại thuốc chữa mất ngủ thường được dùng trong chữa đau mỏi gáy hiện nay gồm có:

  • Thuốc giảm đau: Làm giảm nhanh chóng các cơn đau vai gáy tạm thời để giúp người bệnh cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn. Đồng thời hạn chế tình trạng đau dẫn tới mất ngủ, khó ngủ. Theo đó, Ibuprofen, aspirin là những loại thuốc giảm đau được dùng phổ biến nhất. 
Dùng thuốc giảm đau Ibuprofen theo chỉ định từ bác sĩ
Dùng thuốc giảm đau Ibuprofen theo chỉ định từ bác sĩ
  • Thuốc kháng viêm: Thông thường là Celecoxib, Meloxicam và được dùng với liều thấp. 
  • Thuốc giãn cơ: Neostigmin, Pipecuronium,… giúp cơ bắp thả lỏng, giảm đau và hạn chế nguy cơ bị mất ngủ, khó ngủ.
  • Thuốc an thần, chống suy nhược: Nhóm thuốc này gồm có Quetiapine, Olanzapine,… nhằm tăng cường sức khỏe thần kinh, giảm đau nhức vai gáy hiệu quả. 

Trong quá trình sử dụng các loại thuốc nêu trên, người bệnh có thể bị chóng mặt, buồn nôn,… Do đó, để tránh làm các tác dụng phụ trở nên nghiêm trọng hơn, mọi người nên dùng theo đúng liều lượng được kê đơn. Nếu cảm thấy các tác dụng phụ ngày càng trở nên nghiêm trọng hoặc gặp các triệu chứng bất thường khác, bạn nên thông báo với bác sĩ để được hướng dẫn xử lý. 

Có thể bạn quan tâm: Top 9 Thuốc Chữa Mất Ngủ Bằng Thảo Dược An Toàn Nhất

Dùng thuốc Đông y

Các bài thuốc Đông y thường chú trọng vào việc loại bỏ nguyên nhân gây bệnh đau vai gáy mất ngủ. Song song với đó còn giúp kích thích lưu thông khí huyết nhằm khắc phục triệt để tình trạng đau mỏi vai gáy mất ngủ, giúp gân cốt thư giãn, dẻo dai hơn. Dưới đây là một số bài thuốc Đông y được dùng phổ biến nhất hiện nay mà bạn có thể tham khảo sử dụng. 

Lưu ý, việc dùng thuốc Đông y cần được kê đơn, bốc thuốc theo hướng dẫn từ thầy thuốc, lang y. 

Bài thuốc hỗ trợ khu phong, tán hàn

  • Đầu tiên các bạn cần chuẩn bị các nguyên liệu như 8gr quế chi, 10gr bạch linh, 12gr cam thảo, 12gr trần bì, 12gr ngưu tất, 16gr cát căn, 16gr ngải diệp, 16gr kê huyết đằng, 16gr cà gai leo, 16gr ngũ gia bì, 16gr đinh lăng, 16gr hà thủ ô, 16gr đương quy, 16gr thạch xương bồ và 16gr nam tục hoàn.
  • Cho tất cả vị thuốc trên vào ấm rồi sắc với lửa nhỏ để loại bỏ phần bã thuốc. Kiên trì áp dụng bài thuốc khu phong, tán hàn này ngày 3 lần trong khoảng 10 ngày để cảm nhận hiệu quả cải thiện.

Bài thuốc giúp thông kinh, trừ hàn

  • Nguyên liệu cần chuẩn bị gồm có 10gr thiên niên kiện, 12gr cam thảo, 8gr quế chi, 10gr đỗ trọng, 10gr tân giao, 12gr củ đợi, 12gr tang chi, 16gr tang ký sinh, 16gr lá lốt, 16gr phòng phong, 12gr cẩu tích, 16gr huyết đằng, 16gr trinh nữ, 16gr kinh giới, 16gr đại hoàng, 16gr độc hoạt và 16gr cát căn.
  • Khi đã chuẩn bị xong tất cả các nguyên liệu trên, bạn cho sắc thành thuốc uống đều đặn ngày 3 lần cho tới khi tình trạng được cải thiện. 

Nên xem: 3 Bài thuốc đông y chữa mất ngủ cực kỳ hiệu quả

Các bài thuốc Đông y trị đau mỏi vai gáy mất ngủ được dùng khá phổ biến
Các bài thuốc Đông y trị đau mỏi vai gáy mất ngủ được dùng khá phổ biến

Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu giảm đau vai gáy mất ngủ là phương pháp được áp dụng khá rộng rãi trong thời gian gần đây. Phương pháp này không chỉ giúp giảm đau bằng cách nhẹ nhàng kéo giãn một số mô mềm xung quanh khớp thông qua các bài tập giãn cơ, duỗi vai – ngực – lưng. Đồng thời còn giúp cải thiện tinh thần, giúp người bệnh cảm thấy thoải mái, thư giãn và ngủ ngon giấc hơn. 

Tuy nhiên, trước khi tập vật lý trị liệu tại nhà, bệnh nhân cần tham vấn ý kiến của bác sĩ chuyên khoa. Vì nếu luyện tập sai cách có thể khiến tình trạng đau vai gáy, mất ngủ trở nên nghiêm trọng hơn. Bên cạnh đó, mọi người cũng nên lựa chọn những liệu trình điều trị phù hợp, uy tín và có chuyên viên hướng dẫn để tránh xảy ra sai sót. 

Biện pháp phòng ngừa mất ngủ đau mỏi vai gáy

Để ngăn chặn tình trạng đau vai gáy dẫn tới mất ngủ, khó ngủ, ngủ không ngon giấc ảnh hưởng tới công việc, chất lượng cuộc sống, các bạn cần lưu ý:

  • Mọi người cần điều chỉnh tư thế nằm phù hợp, nên nằm đệm, gối ngủ mềm mại với độ cao phù hợp. Phần vai nên đặt ở gối để tạo ra độ cong sinh lý, tránh để cơ bắp – cột sống bị kéo dãn quá mức. 
  • Sắp xếp thời gian nghỉ ngơi, thư giãn hợp lý, tránh làm việc quá khuya, làm quá sức. Tốt nhất, mỗi ngày bạn nên ngủ trước 11 giờ tối và thức dậy vào 6 – 7 giờ sáng hôm sau. 
  • Tập thể dục, thể thao hàng ngày, ưu tiên những bài tập nhẹ nhàng, giúp cơ thể thêm phần dẻo dai như đi bộ, tập yoga, bơi lội,… Việc tập thể dục không chỉ giúp tăng cường sức khỏe, tăng sức đề kháng mà còn phòng ngừa tình trạng bị đau mỏi xương khớp, mất ngủ kéo dài.
  • Không mang vác đồ vật quá nặng, ngồi làm việc đúng tư thế và không ngồi – đứng quá lâu một chỗ. 
  • Hãy duy trì thói quen ăn uống khoa học, đủ chất dinh dưỡng bằng cách đa dạng các món ăn, đặc biệt là những thực phẩm giàu canxi, kẽm, sắt và vitamin. Nhóm dưỡng chất này sẽ giúp duy trì các hoạt động của cơ thể, phòng ngừa tốt tình trạng mất ngủ hay bị đau nhức xương khớp. Bên cạnh đó, mọi người cũng tránh ăn quá nhiều thực phẩm muối lên men, đồ cay nóng, đồ ăn nhiều dầu mỡ, nhiều chất bảo quản,…
  • Dành thời gian ngâm chân, massage nhẹ nhàng vai gáy, thái dương trước khi ngủ. Mặt khác cần tránh dùng điện thoại, các thiết bị điện tử hoặc vận động quá sức trước giờ đi ngủ. 
  • Thăm khám bác sĩ ngay nếu tình trạng đau mỏi vai gáy gây mất ngủ diễn ra trong thời gian dài mà không được cải thiện dù đã tiến hành điều trị. 

Trên đây là những thông tin về hiện tượng đau vai gáy mất ngủ và những biện pháp điều trị, phòng tránh cụ thể. Mặc dù là bệnh lý không quá nguy hiểm và có thể điều trị khỏi sau vài ngày hoặc vài tuần. Tuy nhiên mọi người không nên chủ quan, hãy theo dõi sát sao tình trạng và chủ động phòng tránh bệnh bằng cách nâng cao đời sống sinh hoạt, chế độ ăn uống. 

Xem thêm:

Ngày cập nhật:04:12 chiều
Array
Bài viết khác
Bệnh liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Nhận tư vấn từ hội động chuyên môn của Đông Trùng Hạ Thảo VietFarm

  • Đặt lịch nhanh chóng
  • Tư vấn miễn phí
  • Nhận quà tặng hấp dẫn