Mất Ngủ Uống Lá Gì Có Lại Giấc Ngủ Ngon? Cách Làm Đơn Giản

Mất Ngủ Uống Lá Gì Có Lại Giấc Ngủ Ngon? Cách Làm Đơn Giản

Thay vì điều trị mất ngủ bằng thuốc Tây y nhiều tác dụng phụ, nhiều người chuyển sang Đông y và các bài thuốc dân gian  từ lá cây lành tính. Nhưng không phải ai cũng biết mất ngủ uống lá gì để cải thiện tình trạng bệnh. Hãy cùng tham khảo 7 cây thuốc Nam điều trị mất ngủ đơn giản, dễ kiếm và hiệu quả dưới đây.

Ưu điểm sử dụng lá cây chữa mất ngủ

Bị mất ngủ, khó ngủ, giấc ngủ chập chờn, hay mộng mị tỉnh giấc nửa đêm, thức dậy từ rất sớm… là nỗi ám ảnh của nhiều người. Chất lượng giấc ngủ không đảm bảo khiến cơ thể cảm thấy mệt mỏi, suy nhược thần kinh, không tập trung, giảm trí nhớ…

Mất ngủ gây ảnh hưởng tới công việc và cuộc sống hàng ngày
Mất ngủ gây ảnh hưởng tới công việc và cuộc sống hàng ngày

Nhiều người tìm tới thuốc gây ngủ để lấy lại giấc ngủ tạm thời. Tuy nhiên thuốc ngủ rất khó mua và cần có sự tư vấn điều trị của bác sĩ chuyên khoa. Nếu lạm dụng thuốc Tây y trong thời gian dài, người bệnh thường bị nghiện thuốc, phụ thuộc vào thuốc, không thể ngủ nếu không có thuốc. Nghiêm trọng hơn, sử dụng không đúng liều lượng có thể gây tác dụng phụ: mất tập trung, giảm trí nhớ, suy nhược thần kinh, trầm cảm…

Vì vậy thay vì dùng thuốc, nhiều người đang dần ưu tiên phương pháp điều trị bằng các loại lá cây có tác dụng xoa dịu thần kinh, cải thiện giấc ngủ. Cách trị mất ngủ tại nhà sử dụng các loại lá cây được nhiều người lựa chọn với những ưu điểm sau đây:

  • Nguyên liệu dễ kiếm: Các vị thuốc sử dụng trong điều trị bệnh mất ngủ đa số đều rất phổ biến, có thể trồng tại vườn nhà. Ví dụ như: cây dâu tằm, cây đinh lăng, cây bạc hà, cây vông nem…
  • Cách thực hiện đơn giản: Phần lớn các bài thuốc này đều được truyền lại qua nhiều thế hệ với cách thức đơn giản, dễ áp dụng.
  • Tiết kiệm chi phí: Vì ưu tiên sử dụng các vị thuốc có sẵn trong tự nhiên, không cần qua các công đoạn chế biến phức tạp nên sử dụng lá cây trị mất ngủ không tốn kém chi phí.

Phần chia sẻ tiếp theo của bài viết, chúng tôi thông tin tới bạn đọc mất ngủ uống cây gì, sử dụng như thế nào để đạt hiệu quả.

Vậy mất ngủ uống lá cây gì để ngủ ngon hơn?

Theo Y học cổ truyền, rất nhiều cây thuốc Nam có tác dụng điều trị chứng mất ngủ, khó ngủ, ngủ không sâu giấc. Với những ai đang thắc mắc mất ngủ uống lá gì, tùy thuộc vào thể trạng sức khỏe của bản thân, người bệnh có thể tìm hiểu và áp dụng theo các bài thuốc dưới đây.

Lá vông (vông nem)

Lá vông, hay còn được gọi là lá vông nem là một loại cây mọc hoang, thường gặp ở nhiều miền quê. Đồng thời, đây cũng là một loại thảo dược quý theo y học cổ truyền, có công dụng hoạt huyết, ổn định thần kinh… Nhờ đó, các bài thuốc từ lá vông thường được dùng trong điều trị chứng mất ngủ, suy nhược thần kinh.

Bài thuốc 1

  • Nguyên liệu: 15gr lá vông, 200ml nước
  • Cách làm: Lá vông rửa sạch, bắc lên bếp đun sôi cùng với 200ml nước ở lửa nhỏ. Chờ đến khi nồi nước lá vông cạn còn 50ml thì tắt bếp, chắt nước uống khi còn ấm nóng. Người bệnh nên uống vào buổi tối để cải thiện giấc ngủ.
Lá vông nem là vị thuốc quý trong trị bệnh mất ngủ
Lá vông nem là vị thuốc quý trong trị bệnh mất ngủ

Bài thuốc 2

  • Nguyên liệu: 200gr lá vông (bánh tẻ), 1 lít rượu trắng (40 độ), bình ngâm
  • Cách làm: Lá vông chọn loại bánh tẻ, rửa sạch và phơi khô ngoài ánh nắng mặt trời. Sau đó cho vào bình ngâm cùng rượu trắng (1 lít). Sau 20 ngày hoặc hơn (để càng lâu càng tốt), người bệnh có thể lấy rượu ngâm lá vông ra uống, mỗi ngày 20ml để trị bệnh mất ngủ.

Lá lạc tiên chữa mất ngủ

Theo Đông y, lạc tiên là vị thuốc quý, có tính hàn, tác dụng dưỡng tâm, cải thiện giấc ngủ. Ngoài ra, y học hiện đại cũng chứng minh được khả năng trị bệnh mất ngủ của cây lạc tiên, nhờ các hoạt chất an thần như: tetraphylline A, sulphate ester, passiflorin… Bạn có thể dễ dàng tìm kiếm loại cây dây leo này ở những vùng ven sông, suối, hay những nơi đất mềm.

Bài thuốc 1

  • Nguyên liệu: Lá cây lạc tiên (ưu tiên lá non), ngọn lạc tiên và nước
  • Cách làm: Rửa sạch lá cây lạc tiên cùng phần ngọn để loại bỏ bụi bẩn. Sau đó, đun sôi nước và thả lá lạc tiên vào luộc như nấu canh rau bình thường. Người bệnh có thể áp dụng phương pháp này hàng ngày, thay rau xanh.
Lá cây lạc tiên có thể chế biến như rau xanh ăn hàng ngày
Lá cây lạc tiên có thể chế biến như rau xanh ăn hàng ngày

Bài thuốc 2

  • Nguyên liệu: Lá lạc tiên, nước sạch
  • Cách làm: Lá lạc tiên rửa sạch sau đó phơi khô dưới ánh nắng mặt trời, có thể sao vàng để bảo quản được lâu. Mỗi ngày, dùng một ít lá lạc tiên đã phơi khô hãm cùng nước để uống thay trà vào buổi sáng và tối.

Tìm hiểu thêm: 5 cách chữa mất ngủ từ cây lạc tiên bạn nên biết

Lá dâu tằm

Với những ai đang thắc mắc mất ngủ uống lá gì thì dâu tằm chính là một gợi ý tuyệt vời và dễ kiếm ngay tại vườn nhà. Theo các tài liệu y học cổ truyền, lá dâu tằm không chỉ có công dụng thanh nhiệt, trừ phong, lọc máu, mà còn giúp giảm đau đầu và suy nhược cơ thể, điều trị mất ngủ hiệu quả. Để chữa bệnh mất ngủ bằng lá dâu tằm, bạn có thể áp dụng theo bài thuốc dưới đây.

Dâu tằm có tác dụng thanh nhiệt, giảm đau, cải thiện giấc ngủ
Dâu tằm có tác dụng thanh nhiệt, giảm đau, cải thiện giấc ngủ
  • Nguyên liệu: 10 lá dâu tằm, nước sạch
  • Cách làm: Lá dâu tằm rửa sạch để loại bỏ bụi bẩn. Sau đó cho lá dâu tằm cùng với nước (ước lượng vừa đủ) vào ấm để sắc trên lửa nhỏ khoảng 20 phút. Chắt nước lá dâu tằm uống trong ngày, áp dụng ít nhất 2 tuần để thấy rõ hiệu quả cải thiện giấc ngủ.

Lá đinh lăng – Lá cây trị mất ngủ quen thuộc

Theo Đông y, đinh lăng là vị thuốc có tính hàn, vị đắng, dùng trong điều trị giảm đau, hoạt huyết, bồi bổ cơ thể và khắc phục tình trạng khó ngủ, ngủ không sâu giấc. Ngày nay, y học hiện đại cũng đã nghiên cứu và chứng minh dịch chiết của đinh lăng có hoạt chất ức chế men Monoamine oxidase, dẫn truyền xung đột thần kinh. Từ đó, áp dụng các bài thuốc từ đinh lăng có tác dụng tăng cường đề kháng và trị mất ngủ (đặc biệt là những người mất ngủ do thiếu máu, mất ngủ ở người già).

Bài thuốc 1

  • Nguyên liệu: Lá đinh lăng, nước
  • Cách làm: Lá đinh lăng rửa sạch, phơi khô và sao vàng để bảo quản trong bình, dùng dần. Lấy lá đinh lăng khô hãm cùng nước sôi như pha trà, sử dụng hàng ngày vào buổi sáng và tối trong liên tục một tuần.
Cây đinh lăng có tính hàn, dùng trong các bài thuốc hoạt huyết
Cây đinh lăng có tính hàn, dùng trong các bài thuốc hoạt huyết

Bài thuốc 2

  • Nguyên liệu: lá đinh lăng, lá vông nem, tam diệp, rau má, nước sạch
  • Cách làm: Rửa sạch tất cả các vị thuốc, sau đó sắc lấy nước uống theo tỷ lệ 100gr lá đinh lăng, 20gr lá vông nem, 20gr tam diệp, 20gr rau má cùng 700ml nước. Có thể uống thành nhiều lần trong ngày để tăng hiệu quả.

Lá cây trinh nữ

Cây trinh nữ (cây xấu hổ) là một loại dược liệu tính hàn, được dùng nhiều trong các bài thuốc Đông y trị mất ngủ. Ngoài ra, loài cây phổ biến mọc hoang ven đường này còn có tác dụng trị đau đầu và suy nhược cơ thể hiệu quả nhờ công dụng an thần, giảm căng thẳng. Người bệnh có thể áp dụng các bài thuốc dưới đây từ lá cây trinh nữ.

Bài thuốc 1

  • Nguyên liệu: 20 lá cây trinh nữ, 100ml nước
  • Cách làm: Lá cây trinh nữ tươi rửa sạch, loại bỏ bụi bẩn. Đun sôi lá cây trinh nữ cùng với 100ml nước ở lửa nhỏ khoảng 10 phút để các chất trong lá hòa tan ra nước, sau đó lọc loại bỏ phần bã. Dùng làm nước uống hàng ngày.
Cây trinh nữ rất dễ kiếm, mọc nhiều ở ven đường
Cây trinh nữ rất dễ kiếm, mọc nhiều ở ven đường

Bài thuốc 2

  • Nguyên liệu: 20gr lá cây trinh nữ khô, 500ml nước
  • Cách làm: Lấy lá cây trinh nữ phơi khô cùng cành cây (cắt từng đoạn nhỏ) cho vào nồi đun sôi với 500ml nước sạch trong khoảng 20 phút. Chờ nồi nước sôi thì tắt bếp, lọc lấy nước uống vào buổi tối trước khi đi ngủ khoảng 1 tiếng.

Lá cây nữ lang

Cây nữ lang là vị thuốc quý trong Đông y nhờ tác dụng xoa dịu thần kinh, thư giãn cơ thể, giải tỏa căng thẳng và điều trị mất ngủ. Đặc biệt, y học hiện đại cũng đã công nhận cây nữ lang dưới tên khoa học là valeriana officinalis, chứa nhiều hàm lượng valepotriate và axit valerenic, giúp chống căng thẳng, giảm stress. Do đó, bài thuốc từ cây nữ lang là gợi ý phù hợp dành cho những ai đang thắc mắc uống lá gì chữa mất ngủ.

  • Nguyên liệu: 15gr lá, thân và rễ cây nữ lang cùng nước sạch.
  • Cách làm: Rửa sạch phần thân, rễ cùng lá cây nữ lang. Sau đó, cho tất cả vào nồi nước đun sôi để uống thay trà mỗi ngày. Bạn có thể uống hàng ngày mà không lo tác dụng phụ.

Nên xem: 5 cách điều trị mất ngủ bằng gừng ai cũng biết

Lá cây bạc hà

Không chỉ có tác dụng như một loại rau sống, thêm mùi vị cho các món ăn, cây bạc hà chanh còn được dùng như một vị thuốc. Nhờ tính hàn, mùi the mát dễ chịu, sử dụng lá cây bạc hà chanh giúp giải tỏa stress, trị chứng trằn trọc, khó ngủ. Bên cạnh tinh dầu bạc hà, người bệnh đang phân vân mất ngủ uống lá gì có thể áp dụng bài thuốc sau.

Lá bạc hà có vị the mát nên rất dễ uống
Lá bạc hà có vị the mát nên rất dễ uống
  • Nguyên liệu: Lá cây bạc hà chanh, nước sạch
  • Cách làm: Lá cây bạc hà chanh rửa sạch, loại bỏ bụi bẩn và cho vào một cốc thủy tinh. Đổ nước sôi vào cốc cùng một ít mật ong và chờ các chất trong lá bạc hà hòa tan. Bạn có thể uống nước bạc hà ấm nóng thay trà vào buổi tối, trước khi ngủ khoảng 1 tiếng.

Lưu ý khi trị mất ngủ bằng lá cây thuốc

Bên cạnh việc thay đổi thói quen sinh hoạt lành mạnh, cùng chế độ dinh dưỡng khoa học, nhằm tăng hiệu quả điều trị bệnh, khi chữa mất ngủ bằng các loại lá cây thuốc Nam, người bệnh nên lưu ý những điều dưới đây.

  • Hiệu quả chữa bệnh của thuốc Nam thường chậm nên bạn cần kiên trì áp dụng phương pháp này trong khoảng từ 1 – 2 tháng, tránh nóng vội, tự ý tăng liều lượng.
  • Mỗi loại cây thuốc Nam có cách điều chế và thành phần dược tính khác nhau. Tốt nhất, người bệnh nên thăm khám bác sĩ Đông y để có thể điều chỉnh liều lượng phù hợp với thể trạng bản thân, tăng hiệu quả chữa trị.
  • Có thể áp dụng thử nghiệm trong thời gian ngắn để xem phản ứng với bài thuốc. Không sử dụng những vị thuốc bị dị ứng, mẫn cảm.
  • Chú ý các nhóm đối tượng chống chỉ định, đặc biệt là những người bị rối loạn huyết áp khi dùng lá cây trị mất ngủ. Bởi một số loại lá cây có tác dụng giảm hoặc tăng huyết áp.

Hy vọng với bài viết trên đây, những ai đang thắc mắc mất ngủ uống lá gì có thể tìm được cho mình giải pháp phù hợp nhất. Tuy nhiên để đảm bảo hiệu quả chữa bệnh triệt để, người bệnh nên kết hợp thay đổi thói quen sinh hoạt, chế độ dinh dưỡng và có thể thăm khám bác sĩ định kỳ để được hướng dẫn.

Xem thêm: 

Ngày cập nhật:04:12 chiều
Array
Bài viết khác
Bệnh liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Nhận tư vấn từ hội động chuyên môn của Đông Trùng Hạ Thảo VietFarm

  • Đặt lịch nhanh chóng
  • Tư vấn miễn phí
  • Nhận quà tặng hấp dẫn