Bà Bầu Mất Ngủ 3 Tháng Cuối Làm Sao Để Khắc Phục?
Bà bầu mất ngủ 3 tháng cuối khiến thai phụ có cảm giác mệt mỏi, lo lắng và không biết tình trạng này có nguy hiểm đến thai nhi không, làm sao để khắc phục an toàn, hiệu quả. Nếu bạn cũng đang quan tâm về vấn đề này, có thể tham khảo ngay bài viết dưới đây để được giải đáp chi tiết.
Nguyên nhân bà bầu mất ngủ 3 tháng cuối
Mẹ bầu mất ngủ 3 tháng cuối là tình trạng không hiếm gặp, bởi đây là giai đoạn cuối của thai kỳ cùng thời thời điểm thai nhi phát triển nhanh. Vậy nên lúc này mẹ bầu rất dễ bị khó ngủ, mất ngủ, ngủ không sâu giấc, hay tỉnh giấc giữa đêm, dậy sớm, cơ thể uể oải, mệt mỏi và luôn trong trạng thái buồn ngủ,… Vậy cụ thể mất ngủ khi mang thai 3 tháng cuối do đâu?
Theo đó, bà bầu 3 tháng cuối bị mất ngủ thường do những nguyên nhân sau:
- Khi mang thai ở những tháng cuối, cân nặng của mẹ bầu tăng nhiều gây áp lực lên cơ bắp ở chân và đùi. Thậm chí có những mẹ tăng tới 15 – 20 cân khiến cơ thể mệt mỏi, chân tay đau nhức. Những cơn đau có xu hướng xuất hiện về đêm sẽ là nguyên nhân gây ra tình trạng khó ngủ khi mang thai tháng cuối.
- Bà bầu mất ngủ 3 tháng cuối do tâm trạng lo lắng không biết con sẽ chào đời thế nào, có khỏe mạnh, thuận lợi hay không,… Cũng bởi những lo lắng và sự háo hức này, mẹ bầu dễ bị mất ngủ khi mang thai tháng cuối.
- Ở giai đoạn này, thai nhi phát triển khá nhanh, từ đó làm ảnh hưởng tới cơ hoành, khiến mẹ bầu cử động khó khăn hơn. Dù nằm ở tư thế nào mẹ cũng có cảm giác bất an, khó chịu dẫn tới trằn trọc, ngủ không ngon giấc. Cộng thêm việc em bé thường đạp, xoay chuyển trong bụng nên không tránh khỏi việc bị khó ngủ, mất ngủ.
- Bàng quang của thai phụ bị tử cung chèn ép làm giảm khả năng chứa nước tiểu. Vì thế, mẹ bầu hay có cảm giác buồn tiểu, gây ảnh hưởng tới giấc ngủ.
- Mẹ bầu dễ bị ợ hơi, táo bón, nhịp tim tăng nhanh khi mang thai 3 tháng cuối.
Ngoài ra, mất ngủ ở bà bầu 3 tháng cuối còn do mẹ bị chuột rút, mẹ bị đói, cơ thể không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, cơ thể đau nhức khi mang thai, hệ tiêu hóa hoạt động kém hiệu quả,…
Triệu chứng khó ngủ khi mang thai 3 tháng cuối
Mất ngủ, khó ngủ là tình trạng chung của những bà bầu mang thai 3 tháng đầu và 3 tháng cuối. Nghiêm trọng hơn, có những trường hợp bị mất ngủ liên tục trong 9 tháng thai kỳ. Tùy theo mức độ của từng thai phụ, bà bầu bị mất ngủ 3 tháng cuối sẽ có những triệu chứng nhận biết như sau:
- Thường xuyên trằn trọc, khó ngủ vào ban đêm.
- Giấc ngủ thường khá ngắn, ngủ chập chờn, dễ bị giật mình.
- Giấc ngủ không sâu, mẹ dễ bị tỉnh giấc, khó ngủ lại tiếp sau đó.
- Cơ thể mệt mỏi, uể oải khi thức dậy, thèm ngủ tiếp.
- Ban ngày thường xuyên khó ngủ, hay ngủ gà ngủ gật nhưng lại khó ngủ về đêm.
Nhìn chung, bà bầu bị mất ngủ 3 tháng đầu hay 3 tháng cuối đều có những triệu chứng tương tự nhau và rất dễ nhận biết. Tuy nhiên, chị em cần nắm rõ tình trạng sức khỏe của bản thân để có những phương pháp cải thiện, điều chỉnh lại nhịp sinh học để có một thai kỳ khỏe mạnh.
Mất ngủ kéo dài ảnh hưởng như thế nào tới bà bầu và thai nhi
Các chuyên gia cho hay, giấc ngủ của thai nhi hoàn toàn độc lập với giấc ngủ của thai phụ. Do đó, khi bà bầu 3 tháng cuối bị mất ngủ thì em bé vẫn có thể ngủ bình thường. Song, tình trạng mất ngủ kéo dài sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ bầu và làm giảm các chức năng của cơ thể. Từ đó khiến sức khỏe mẹ bầu bị giảm sút và gián tiếp ảnh hưởng xấu tới sự phát triển của thai nhi.
Ảnh hưởng đối với mẹ
Dưới đây là những ảnh hưởng mà mẹ bầu có thể gặp phải khi bị mất ngủ nhiều vào 3 tháng cuối:
- Có cảm giác mệt mỏi, thiếu tỉnh táo, mất tập trung thường xuyên.
- Dễ gặp các vấn đề tâm lý như trầm cảm trước và sau sinh. Bởi giấc ngủ có ảnh hưởng nhiều tới cảm xúc của mẹ cũng như sự gắn kết giữa mẹ và thai nhi. Nếu mẹ không ngủ đủ giấc cơ thể sẽ mệt mỏi, tâm lý dễ bị ảnh hưởng tới các tác động xung quanh. Từ đó sinh ra tính khí nóng nảy, dễ cáu gắt, nghiêm trọng có thể gây trầm cảm.
- Mất ngủ kéo dài còn dễ gây khó sinh, tăng nguy cơ phải sinh mổ.
Ảnh hưởng đối với thai nhi
Trường hợp bà bầu mất ngủ 3 tháng cuối thường xuyên có thể mang tới nhiều tác động xấu tới thai nhi như:
- Bé bị thiếu máu: Theo nghiên cứu, lúc mẹ ngủ là thời gian quá trình tạo máu cho thai nhi được diễn ra một cách mạnh mẽ nhất. Tuy nhiên, nếu mẹ bị mất ngủ, ngủ không ngon giấc sẽ khiến quá trình tạo máu diễn ra kém hiệu quả, dễ khiến trẻ bị thiếu máu.
- Bé chậm phát triển về trí não, thể chất: Mẹ thức khuya nhiều sẽ khiến cơ thể gia tăng hormone thùy trước tuyến yên, gây ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi. Nếu tình trạng mất ngủ diễn ra thường xuyên, bé sinh ra sẽ có nguy cơ cao bị nhẹ cân, chậm phát triển cả về mặt thể chất lẫn trí não.
- Bé sinh ra thường thức đêm, quấy khóc: Chế độ sinh hoạt của mẹ khi mang thai ảnh hưởng rất nhiều tới đồng hồ sinh học của bé khi chào đời. Trường hợp mẹ bị khó ngủ vào ban đêm có thể khiến bé sau khi sinh có thói quen thức khuya, quấy khóc nhiều. Do phải dỗ dành bé khiến cơ thể mẹ bỉm càng thêm mệt mỏi, kiệt quệ.
Hiện tượng mất ngủ 3 tháng cuối ở bà bầu sẽ làm ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe của mẹ và sự phát triển của bé. Vì thế, mẹ bầu nên cố gắng chăm lo cho giấc ngủ của bản thân để cải thiện tình trạng khó ngủ, mất ngủ kéo dài.
Đọc thêm: Bầu Mất Ngủ Cả Đêm Nên Điều Trị Thế Nào Mới Hiệu Quả?
Biện pháp cải thiện giấc ngủ cho bà bầu mất ngủ 3 tháng cuối
Việc bà bầu mất ngủ 3 tháng cuối là vấn đề bình thường, tuy nhiên nếu không được quan tâm, cải thiện đúng cách sẽ gây ra những tác động xấu tới sức khỏe của cả mẹ và bé. Do đó, để giúp mẹ bầu có những giấc ngủ trọn vẹn hơn, các bạn có thể tham khảo các biện pháp hỗ trợ điều trị sau đây:
Ngâm chân với nước ấm
Ngâm chân với nước ấm kết hợp với các động tác massage nhẹ nhàng trước khi ngủ cũng là phương pháp chữa mất ngủ được nhiều mẹ bầu áp dụng. Việc ngâm chân thường xuyên sẽ giúp làm giảm cảm giác đau nhức, sưng phù chân từ đó giúp bạn dễ đi vào giấc ngủ và ngủ ngon giấc hơn. Ngâm chân cũng là cách giúp mẹ bầu giảm căng thẳng, nâng cao chất lượng giấc ngủ mỗi ngày.
Hơn nữa biện pháp này còn rất đơn giản, bạn chỉ cần chuẩn bị một chậu nước ấm với nhiệt độ lý tưởng khoảng 40 – 45 độ C. Bỏ thêm vào chậu nước một ít muối hạt, khuấy đều và cho chân vào ngâm trong 10 phút. Tới khi nước nguội dần thì lau khô chân, massage nhẹ nhàng bàn chân, bắp chân để giúp máu lưu thông, dễ chìm vào giấc ngủ hơn.
Thai phụ hạn chế uống nhiều nước vào buổi tối
Mẹ bầu thường được khuyên nên uống nhiều nước, tuy nhiên bạn nên hạn chế uống nhiều nước vào buổi tối, đặc biệt là trước khi đi ngủ 1 tiếng. Bởi những tháng cuối thai kỳ, thai nhi phát triển lớn sẽ gây chèn ép lên bàng quang, khiến mẹ luôn có cảm giác buồn đi tiểu và đi tiểu nhiều trong đêm. Điều này khiến giấc ngủ của mẹ bị chập chờn, khi tỉnh giấc rất khó ngủ lại.
Xây dựng chế độ ăn hợp lý cho bà bầu mất ngủ 3 tháng cuối
Không riêng gì ở giai đoạn 3 tháng cuối, phụ nữ mang thai ở bất cứ giai đoạn nào cũng cần đảm bảo chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh và đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng. Chế độ ăn uống hợp lý không chỉ giúp mẹ và thai nhi khỏe mạnh mà còn góp phần cải thiện đáng kể tình trạng mất ngủ, khó ngủ.
Theo đó, để có một giấc ngủ dài, sâu giấc từ đêm tới sáng, mẹ bầu có thể tham khảo chế độ ăn uống sau đây:
- Nên tăng cường bổ sung những loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, có khả năng an thần tốt như đậu xanh, hạt sen, các loại rau củ quả tươi, khoai tây, khoai lang, ngũ cốc, hạt sen,…
- Tránh dùng đồ ăn – thực phẩm chứa nhiều đường như nước ngọt có ga, bánh kẹo, bánh ngọt, socola,…
- Nói không với các loại đồ uống có chứa nhiều hóa chất, chất kích thích như rượu bia, cà phê, nước tăng lực,…
- Không ăn đồ cay nóng, đồ ăn nhiều dầu mỡ, chiên rán nhiều lần vì chúng có thể gây tác động xấu tới hệ tiêu hóa, làm ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ của mẹ bầu.
Tìm hiểu ngay: Bà Bầu Mất Ngủ Nên Ăn Gì, Kiêng Gì Tốt Và An Toàn Nhất?
Bà bầu mất ngủ 3 tháng cuối nên chọn gối ngủ phù hợp
Để giúp mẹ bầu có một giấc ngủ tốt hơn, các bạn có thể tìm mua những loại gối ngủ chuyên dụng dành riêng cho mẹ bầu. Ngoài ra, mẹ có thể dùng thêm gối kê người, gối ôm hay gối toàn thân để có cảm giác an tâm và dễ chịu hơn khi ngủ.
Trường hợp chọn sử dụng gối thường, thai phụ nên ưu tiên những loại gối có ruột mềm, có tính đàn hồi và thoáng khí. Bởi những loại gối này có khả năng giúp đầu, cổ được nâng đỡ tốt, tránh tình trạng mỏi, đau nhức vùng cổ, gáy.
Nằm nghiêng người về bên trái
Bầu 3 tháng cuối sẽ khiến thai phụ gặp khó khăn trong việc tìm tư thế ngủ hợp lý, dễ chịu. Với những bà bầu tháng thứ 8 bị mất ngủ hay khó ngủ khi mang thai tháng thứ 7 thì có thể chọn tư thế nằm nghiêng người qua trái. Bởi tư thế này giúp mẹ bầu dễ thở, giúp quá trình lưu thông máu diễn ra ổn định. Đồng thời tránh làm ảnh hưởng tới hoạt động của những cơ quan khác. Lúc này, mẹ bầu có thể kê một chiếc gối mỏng, mềm phía trước và sau để làm giảm trọng lượng của bụng, tạo cảm giác thoải mái khi ngủ.
Một số mẹo dân gian chữa mất ngủ ở bà bầu tháng cuối
Nếu đang bị mất ngủ khi mang thai 3 tháng cuối, bạn có thể tham khảo áp dụng những mẹo dân gian hỗ trợ cải thiện giấc ngủ an toàn sau đây:
Làm gối ngủ từ cây đinh lăng
Đinh lăng là loại dược liệu đã được nghiên cứu lâm sàng về công dụng chữa mất ngủ. Do đó, mẹ bầu có thể dùng lá cây này để bỏ vào gối ngủ theo các bước làm như sau:
- Hái 1 nắm lá đinh lăng lớn, phơi cho khô đến khi lá chuyển qua màu đen nhạt là được. Tốt nhất nên chọn những lá đinh lăng có tuổi thọ trên 5 năm trở lên. Lấy những lá đã trưởng thành và không bị sâu bệnh sẽ cho hiệu quả tốt hơn.
- Đem lá đinh lăng khô đã chuẩn bị ở trên trộn với bông theo tỷ lệ thích hợp để làm ruột gối kê đầu khi ngủ.
Uống nước cây xấu hổ
Tuy chỉ là loại cây mọc dại nhưng dân gian lại sử dụng chúng như một thảo dược quý để chữa bệnh mất ngủ. Theo đó, bạn có thể lấy một cành cây xấu hổ, cắt thành từng khúc nhỏ rồi mang phơi khô. Cành xấu hổ phơi khô bỏ vào túi nilon buộc kín, bảo quản nơi khô thoáng.
Mỗi lần dùng khoảng 15g xấu hổ rửa sạch, bỏ vào ấm đun sôi với 500ml nước và chia thành 1 – 2 lần uống, ngày thực hiện 1 lần.
Ăn cháo hạt sen
Hạt sen vốn nổi tiếng với tác dụng an thần và hỗ trợ cải thiện chất lượng giấc ngủ cực tốt. Việc ăn cháo hạt sen hoặc uống trà sen mỗi ngày có thể giúp mẹ bầu dễ ngủ, ngủ ngon giấc hơn.
Để thực hiện, bạn cần cho ½ bát gạo đem ninh cháo nhừ cùng 1 ít hạt sen. Dựa theo sở thích hoặc nhu cầu có thể cho thêm chim bồ câu hoặc các thực phẩm dinh dưỡng khác để ninh cùng. Nên ăn cháo khi còn ấm, tốt nhất nên ăn vào buổi sáng hoặc chiều. Còn với trà sen, bạn chỉ cần cho 1 nhúm tim sen khô vào ấm nước nóng, ủ trong khoảng 10 phút là có thể thưởng thức.
Lời khuyên giúp bà bầu 3 tháng cuối ngủ ngon hơn
Bên cạnh những cách cải thiện giấc ngủ cho bà bầu mang thai 3 tháng cuối như đã nêu trên. Mẹ bầu mất ngủ 3 tháng cuối cũng nên trang bị thêm cho mình những kiến thức bổ ích như sau:
- Hãy ngủ cố định vào một khung giờ và thực hiện điều này một cách nghiêm túc. Thời gian tốt nhất để làm việc này là từ 9 – 10h tối.
- Giữ tinh thần thoải mái, tránh lo nghĩ và không xem các thiết bị điện tử, đặc biệt là điện thoại trước khi ngủ.
- Không ăn quá nhiều vào một bữa, thay vào đó hãy chia thành nhiều bữa để giúp dạ dày hoạt động hiệu quả, hấp thu thức ăn tốt hơn. Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng không nên ăn quá nhiều đồ tẩm bổ vì điều này dễ khiến mẹ bầu bị tăng cân mất kiểm soát, từ đó kéo theo nhiều hệ lụy về sức khỏe.
- Chăm chỉ vận động nhẹ nhàng như đi bộ, ngồi thiền hoặc có thể tập yoga với những bài tập hỗ trợ cho quá trình sinh nở diễn ra thuận lợi.
- Đảm bảo không gian sống luôn sạch sẽ, thoáng mát, phòng ngủ yên tĩnh để giúp mẹ bầu dễ ngủ, ngủ ngon giấc hơn.
- Mặc đồ ngủ thoải mái, ưu tiên chọn những loại được làm từ chất liệu vải cotton để bớt nóng, đổ mồ hôi.
- Thăm khám thai định kỳ để sớm phát hiện những dấu hiệu bất thường. Đồng thời bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về những triệu chứng mất ngủ gần đây để được bác sĩ tư vấn hướng giải quyết phù hợp.
Trên đây là những nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết bà bầu mất ngủ 3 tháng cuối và cách cải thiện phù hợp, an toàn. Nếu tình trạng mất ngủ, khó ngủ kéo dài sẽ làm ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ, làm cản trở quá trình phát triển của bé. Vậy nên, để có một thai kỳ thuận lợi, mẹ bầu nên chú ý xây dựng thói quen sinh hoạt, ăn uống lành mạnh và khoa học hơn.
Xem thêm: Bà Bầu Mất Ngủ Uống Thuốc Gì An Toàn Cho Cả Mẹ Và Thai Nhi?
Nhận tư vấn từ hội động chuyên môn của Đông Trùng Hạ Thảo VietFarm
- Đặt lịch nhanh chóng
- Tư vấn miễn phí
- Nhận quà tặng hấp dẫn
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!