Nguyên Nhân Gây Mất Ngủ Khi Mang Thai Và Cách Khắc Phục
Mất ngủ khi mang thai không phải tình trạng hiếm gặp và có thể gây ra nhiều hệ lụy, đặc biệt là trong giai đoạn đầu – cuối thai kỳ. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ khiến thai phụ mệt mỏi, gây ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và sự phát triển của bé. Vậy nguyên nhân nào khiến mẹ bầu bị mất ngủ và làm cách nào để khắc phục hiệu quả mà không cần dùng thuốc? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Đông Trùng Vietfarm để có một thai kỳ khỏe mạnh.
Mất ngủ khi mang thai là gì?
Bị mất ngủ khi mang thai là dạng rối loạn giấc ngủ phổ biến. Theo nghiên cứu được thực hiện vào năm 1998, có tới 78% phụ nữ bị rối loạn giấc ngủ khi mang thai, trong đó 15% mắc hội chứng chân không trong 3 tháng đầu của thai kỳ.
Khi bị rối loạn giấc ngủ khi mang thai, các bạn sẽ gặp phải những triệu chứng như:
- Khó đi vào giấc ngủ.
- Tỉnh dậy nhiều lần trong giấc ngủ, tầm khoảng 30 phút – 60 phút/lần.
- Khó duy trì giấc ngủ và khó ngủ lại sau khi tỉnh giấc.
- Dậy sớm (tầm 4 – 5 giờ sáng).
- Cảm thấy ngủ không đủ, mệt mỏi, không tỉnh táo khi thức giấc. Cơ thể mệt mỏi, uể oải và thường buồn ngủ vào ban ngày.
Nhìn chung, phụ nữ thường bị mất ngủ khi mới mang thai hoặc khó ngủ khi mang thai tháng cuối. Tuy nhiên cũng có những trường hợp mẹ bầu bị mất ngủ trong suốt cả 9 tháng thai kỳ.
Nên xem: Bệnh mất ngủ là gì? Các cách cải thiện mất ngủ hiệu quả
Mất ngủ khi mang thai do đâu?
Mất ngủ khi mang thai tuần đầu thường do sự thay đổi trong cơ thể do bào thai hình thành. Ở các tuần tiếp theo, khi thai nhi lớn hơn, mẹ bầu bị mất ngủ, khó ngủ do không tìm được tư thế phù hợp. Ngoài ra, tình trạng mất ngủ ở phụ nữ có thai còn bắt nguồn từ những yếu tố như sau:
- Bị đau lưng, hông, chuột rút: Đây là tình trạng thường gặp ở những người đang mang thai. Các cơn chuột rút sẽ xảy ra đột ngột ở đùi, bắp chân và khiến bà bầu bị thức giấc, bị khó ngủ ở 3 tháng cuối thai kỳ. Thai nhi càng lớn, áp lực lên phần lưng, xương hông và chân cũng sẽ tăng nên chị em khó tránh khỏi tình trạng đau lưng, đau hông gây khó ngủ.
- Tiểu đêm nhiều lần: Càng về những tháng thai kỳ cuối, thai nhi càng to sẽ chèn ép lên bàng quang khiến mẹ bầu khó chịu, phải thức dậy đi tiểu đêm nhiều. Việc đi tiểu nhiều lần trong đêm sẽ gây ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ, làm mẹ bầu ngủ không ngon giấc.
- Sự thay đổi hormon: Ở 3 tháng đầu của thai kỳ, lượng hormone progesterone có thể khiến chị em cảm thấy buồn ngủ vào ban ngày. Kèm theo đó là triệu chứng giảm trương lực, có nguy cơ ngừng thở khi ngủ, ngáy nhiều gây gián đoạn giấc ngủ của thai phụ.
- Lo lắng, căng thẳng: Phụ nữ khi mang thai thường cảm thấy lo lắng cho sự phát triển của thai nhi trong bụng, quá trình sinh nở cũng như các vấn đề liên quan nên dễ gây mất ngủ.
- Ợ hơi, táo bón: Hệ tiêu hóa của mẹ bầu trong thời kỳ mang thai sẽ trở nên nhạy cảm và hoạt động kém hơn so với bình thường. Bên cạnh đó, lượng thức ăn lưu lại trong dạ dày cũng lâu nên dễ bị ợ hơi, khó tiêu, thậm chí là táo bón. Khi thai nhi phát triển càng lớn sẽ chèn ép lên dạ dày, đẩy thức ăn từ dạ dày lên thực quản và khiến bạn bị trào ngược, khó chịu và mất ngủ.
Đọc thêm: Bà bầu mất ngủ cả đêm phải làm sao?
Mất ngủ khi mang bầu có sao không?
Mất ngủ nhiều ngày khi mang thai có thể tác động xấu tới cả mẹ bầu và thai nhi. Cho dù bạn có cung cấp một chế độ dinh dưỡng đảm bảo nhưng nếu ngủ không ngon giấc, mẹ bầu và thai nhi có thể gặp phải một số vấn đề nghiêm trọng như sau:
Ảnh hưởng tới mẹ
Đau đầu mất ngủ khi mang thai ảnh hưởng như thế nào tới người mẹ? Nếu trong thời kỳ mang thai, người bệnh bị mất ngủ lâu ngày có thể dẫn tới tình trạng sau:
- Tình trạng mất ngủ của bà bầu có thể khiến cơ thể thai phụ không tỉnh táo, kiệt sức, thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, uể oải.
- Mất ngủ thường xuyên khiến não bộ bị thiếu oxy và một số chất dẫn tới hiện tượng đau đầu, tăng huyết áp.
- Tăng nguy cơ khó sinh, phải sinh mổ.
- Nếu trong 3 tháng đầu của thai kỳ mà chị em bị mất ngủ nhiều có thể làm thời gian chuyển dạ kéo dài hơn bình thường.
- Thai phụ dễ cáu kỉnh, khó chịu, mất tập trung, ảnh hưởng tới sức khỏe, chất lượng cuộc sống, công việc hàng ngày.
- Da nhanh lão hóa, chảy xệ và khó phục hồi.
- Dễ bị căng thẳng, stress, trầm cảm, cáu gắt.
Khó ngủ khi mới mang thai ảnh hưởng tới thai nhi
Bất kỳ thay đổi nào trên cơ thể người mẹ cũng có thể làm ảnh hưởng tới sức khỏe – sự phát triển của thai nhi. Hiện tượng mất ngủ khi mang thai ở người mẹ có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực tới thai nhi như sau:
- Trẻ dễ bị thiếu máu: Như chúng ta đã biết, từ 23h đêm đến 3h sáng là khoảng thời gian cơ thể tạo ra hồng cầu. Nhưng nếu mẹ bầu bị mất ngủ sẽ ảnh hưởng tới quá trình tuần hoàn máu, khiến thai nhi và cả thai phụ đều bị thiếu máu.
- Trẻ chậm phát triển: Bắt đầu từ tuần thứ 24 trở đi, thai nhi sẽ phát triển mạnh về trí não và hoàn thiện đầy đủ các giác quan của cơ thể. Trường hợp không được cung cấp dinh dưỡng đầy đủ, mẹ không ngủ ngon, mất ngủ thường xuyên sẽ khiến quá trình trao đổi chất bị ảnh hưởng, gây rối loạn nội tiết tố. Từ đó ảnh hưởng gián tiếp tới em bé bên trong.
- Ảnh hưởng tới sinh hoạt của trẻ sau khi ra đời: Khi bé chào đời từ thai kỳ không ổn định sẽ khiến bé hay quấy khóc, thức đêm vì thói quen của mẹ ngay từ khi còn là bào thai.
Xem thêm thông tin chi tiết: Mất ngủ ở trẻ sơ sinh là gì? Cách xử lý tình trạng khó ngủ ở trẻ sơ sinh
Biện pháp khắc phục tình trạng mất ngủ khi mang thai
Phần lớn trong giai đoạn mang thai, mẹ bầu sẽ không được khuyến khích dùng các loại thuốc điều trị mất ngủ vì có thể ảnh hưởng tới em bé trong bụng. Vậy nên lúc này, bạn chỉ có thể áp dụng các biện pháp khắc phục một cách tự nhiên để hạn chế tình trạng mất ngủ khi mang thai như sau:
Chế độ ăn uống hạn chế mất ngủ khi có thai
Bà bầu mất ngủ nên ăn gì, kiêng gì? Với chế độ ăn uống, mẹ bầu cần cung cấp cho cơ thể nguồn dưỡng chất đa dạng, khoa học, lành mạnh. Đồng thời cần lưu ý thêm một số vấn đề như:
- Hãy chia nhỏ các bữa ăn trong ngày, ăn chậm, nhai kỹ để tránh gây áp lực cho hệ tiêu hóa, hạn chế nguy cơ bị đau dạ dày, trào ngược thực quản, ợ chua, ợ hơi khi nằm ngủ.
- Không ăn quá no hay để bụng quá đói, thời điểm ăn tối nên cách thời gian đi ngủ tối thiểu 2 – 3 tiếng để thức ăn có thể tiêu hóa hết.
- Tránh dùng trà, cà phê, socola hay các chất kích thích, đồ uống có cồn, nước ngọt có ga, nhất là vào buổi tối.
- Ăn ít đồ ngọt nhằm tránh nguy cơ bị bệnh tiểu đường thai kỳ.
- Không nên uống nhiều nước trước khi đi ngủ bởi vì có thể gây tiểu đêm.
- Ưu tiên các loại thực phẩm lành mạnh như rau xanh, trái cây, vitamin B có trong ngũ cốc, các thành phần dinh dưỡng có trong cá béo, thịt nạc,…
- Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày, có thể kết hợp với các loại nước ép hoa quả phù hợp.
Thói quen sinh hoạt
Mất ngủ khi có bầu còn có thể tới từ những thói quen sinh hoạt xấu như xem lướt điện thoại trước khi ngủ, nghỉ ngơi không hợp lý, làm việc quá sức,… Do đó, để có một giấc ngủ ngon, đảm bảo sự phát triển ổn định cho thai nhi, mẹ bầu cần:
- Đảm bảo không gian sống sạch sẽ, đặc biệt là phòng ngủ, chăn ga – gối phải được giặt thường xuyên, không có mùi hôi để tạo cảm giác thoải mái, thư giãn khi ngủ.
- Mẹ nên nằm nghiêng về bên trái, chân gác lên cao, uốn cong đầu gối để làm giảm áp lực lên tĩnh mạch chân. Đồng thời giúp tăng lượng máu cung cấp cho tim, hạn chế nguy cơ bị huyết áp thấp, phù hợp, tốt cho hệ tuần hoàn máu của nhau thai.
- Không nên lướt điện thoại, xem ipad, tivi hoặc các thiết bị điện tử khác trước khi ngủ 1 tiếng.
- Nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm việc quá sức và nên dành ra khoảng 30 – 60 phút ngủ trưa để giúp tinh thần tỉnh táo, đảm bảo sức lực. Tuy nhiên không nên ngủ quá nhiều vào ban ngày vì như vậy sẽ gây mất ngủ vào ban đêm. Tốt nhất hãy tập thói quen ngủ và thức dậy vào một giờ cố định (ngủ trước 23h và thức dậy vào 6 -7h sáng hôm sau).
- Trước khi ngủ, mẹ có thể ngâm chân với nước ấm pha cùng gừng, muối hoặc tinh dầu. Hoặc uống ngày 1 cốc sữa ấm trước khi ngủ để giúp máu lưu thông, dễ đi vào giấc ngủ cũng như tránh tình trạng bị đói, thèm ăn giữa đêm.
- Cố gắng duy trì vận động, tập thể dục với những bài tập nhẹ nhàng, phù hợp để giúp cơ thể trở nên dẻo dai, khí huyết lưu thông ổn định. Các bài tập nhẹ nhàng như yoga, đi bộ sẽ giúp giảm hiện tượng chuột rút, tránh căng thẳng và hạn chế nguy cơ bị mất ngủ, khó ngủ về đêm.
- Trường hợp thường xuyên bị chuột rút, thai phụ có thể áp dụng động tác uốn cong người rồi gập mạnh bàn chân xuống dưới gót chân. Nếu không tự thực hiện được bạn có thể nhờ chồng giúp và massage cơ thể để cảm thấy thư giãn hơn.
Ngoài ra, sau khi sinh mẹ nên tranh thủ thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn. Nếu bé ngủ, bạn cũng nên ngủ cùng bé để tránh hiện tượng bị thiếu ngủ dẫn tới tinh thần mệt mỏi, ảnh hưởng tới khả năng chăm sóc bé. Đồng thời có thể làm tăng nguy cơ bị trầm cảm sau sinh, có những hành động thiếu kiểm soát.
Bạn cũng có thể nhờ người thân giúp đỡ, phụ giúp công việc nhà, chăm sóc bé vào ban đêm. Bên cạnh đó hãy tạo dựng một nếp sống sinh hoạt khoa học cho cả mẹ và bé để giúp quá trình chăm sóc con nhỏ diễn ra thuận lợi, khỏe mẹ, tốt cho con.
Vừa rồi là những nội dung liên quan tới tình trạng mất ngủ khi mang thai và những biện pháp khắc phục cụ thể. Mặc dù đây là hiện tượng khó tránh khỏi, tuy nhiên mẹ bầu nên chuẩn bị cho mình các kiến thức hữu ích để trải qua thai kỳ an toàn, đảm bảo sức khỏe. Hãy tới bệnh viện thăm khám thường xuyên và nên nhờ bác sĩ tư vấn về những vấn đề bản thân đang gặp phải để có hướng xử lý phù hợp.
Xem thêm:
- Bà bầu mất ngủ nên uống gì? Top các loại thuốc an toàn cho cả mẹ và thai nhi
- 16 mẹo vặt chữa mất ngủ được nhiều người áp dụng
Nhận tư vấn từ hội động chuyên môn của Đông Trùng Hạ Thảo VietFarm
- Đặt lịch nhanh chóng
- Tư vấn miễn phí
- Nhận quà tặng hấp dẫn
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!